5. Hướng dẫn đi Cực Tây A Pa Chải
A Pa Chải, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam. Cách Điện Biên Phủ huyền thoại 250 km, địa danh này dang ngày càng thu hút đông đảo các bạn trẻ tuổi có đam mê chinh phục và khám phá các vùng miền của Tổ Quốc.
Trong các điểm cực của tổ quốc ta, A Pa Chải là cung đường khó khăn nhất, phải vượt qua nhiều địa hình phức tạp. Vì vậy, tay lái của các xế cũng phải rất điêu luyện và kinh nghiệm. Bạn có thể phượt với chiếc xe máy từ Hà Nội hoặc gửi xe lên tàu Lào Cai rồi từ Lào Cai mới bắt đầu trải nghiệm bằng xe máy để tiết kiệm sức lực. Hoặc đi xe Khách đến Điện Biên và bắt đầu thuê xe máy để đến Mường Nhé. Là nơi tiếp giáp biên giới Việt, Lào, Trung Quốc, A Pa Chải được mệnh danh là nơi “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”.
Hành trình khám phá cột mốc
Thời gian: 2 tiếng lên + 1,5 tiếng xuống.
Thủ tục: Trước đây, lên A Pa Chải cần có giấy xin phép của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên. Hiện nay, Thủ tục đăng ký với đồn biên phòng rất đơn giản, đi vào cửa gửi xe gặp trực ban trình bày nguyện vọng đi thăm cột mốc số 0, các anh sẽ thu chứng minh thư hoặc hộ chiếu hoặc bằng lái xe. Nếu đi theo đoàn đông, bạn nên cẩn thận xin giấy giới thiệu từ công ty. Các bạn lưu ý thời gian làm việc của đồn 317 là 8h sáng nhé.
Chi phí dẫn đoàn: 400k
Hành trình: Đồn biên phòng 317 cách chân núi để leo lên cộc mốc 0 khoảng 8-9 km, bạn có thể đi xe máy vào để tiết kiệm thời gian leo. Tới nơi bạn để xe máy dưới chân núi, bắt đầu chinh phục Apachai.
- Từ Đồn Biên phòng 317, để lên được ngã ba biên giới, ngoài trang bị những vật dụng và đồ dùng cần thiết, bạn cần phải được sự đồng ý và cấp giấy phép của bộ chỉ huy biên phòng Điện Biên. Mất khoảng 1 tiếng làm thủ tục. Thời gian bắt đầu làm việc của Bộ chỉ huy biên phòng tại Điện Biên là 8h sáng. Điều thú vị khi chinh phục cực Tây Tổ quốc là thay vì bạn phải thuê người bản địa dẫn đường như khi leo lên đỉnh nóc nhà Đông Dương, thì sẽ được các chiến sĩ của đồn biên phòng 317 làm hoa tiêu chỉ lối.
- Đường leo bộ lên cột mốc số 0 cũng khá vất vả, gập ghềnh và cần hết sức tập trung chú ý. Tuy nhiên, cảnh quan hai bên đường khá đẹp và phần thưởng cho những bạn trẻ thích mạo hiểm là khi đến được cột mốc số 0. Cột bằng đá granit, có 3 mặt quay về 3 hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy của mỗi nước.
- Từ đồn 317 đến cột mốc số 0 cao 1.864m khoảng 15 km với khoảng 3-4 tiếng băng rừng để đến được cột mốc. Vào mùa khô đường lên A Pa Chải có phần dễ đi hơn, bởi mùa mưa con đường sẽ nhanh chóng trở nên trơn trượt. Tuy nhiên mùa mưa mây mù ngập lối, luôn thường trực là cảm giác âm u, ẩm ướt của cánh rừng già. Dù không vào mùa mưa nhưng con đường lên cột mốc nhỏ hẹp, khúc khuỷu, gập ghềnh lên cột mốc số 0 trở thành thử thách đáng gờm của bất kỳ ai mê chinh phục. Với độ dốc lớn, bạn phải đi thẳng một mạch chứ không thể vừa đi vừa nghỉ, đôi khi phải nhặt cây làm gậy, bám dây leo để đu lên.
Đi A Pa Chải cần bao nhiêu ngày?
- Nếu các bạn dư dả thời gian, có thể đi thẳng xe máy từ HN lên A Pa Chải, tổng hành trình sẽ khoảng 6-7 ngày cả đi cả về. Còn nếu bạn ko có nhiều thời gian thì nên gửi xe máy và đi xe giường nằm lên thẳng Điện Biên. Đi như thế này sẽ đỡ mệt cho bạn hơn rất nhiều, hành trình có thể rút ngắn còn 3,4 ngày.