Những địa điểm du lịch ở An Giang

Búng Bình Thiên
Nằm đầu nguồn sông Mekong, giáp biên nước bạn Campuchia, An Giang mang vẻ đẹp đặc trưng nhất của miền Tây sông nước. Trong đó, Búng Bình Thiên là địa danh những năm gần đây hút nhiều khách du lịch nhất bởi vẻ đẹp đặc biệt của cảnh quan, con người nơi đây.

Búng theo tiếng địa phương nghĩa là hồ cùng với mặt nước luôn trong xanh phẳng lặng như gương. Vì vậy, Búng Bình Thiên còn tên gọi khác là "Hồ gương trời". Nằm cặp với sông Bình Di - một nhánh của sông Hậu thuộc xã An Phú - Búng Bình Thiên được ghi nhận vào danh sách những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ.

Xung quanh hồ có 4 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi (Chăm Islam) có nhiều nét riêng độc đáo nhất khi vẫn giữ nguyên bản sắc, nếp sống văn hóa của mình. Không khó để bắt gặp những hình ảnh cụ già người Chăm ngồi lặng lẽ bên cầu thang nhà sàn...hay những thiếu phụ Chăm trong trang phục truyền thống.

Đến Búng Bình Thiên mùa nước nổi (tháng 7 đến tháng 10 âm lịch), du khách còn có cơ hội thưởng thức canh cá linh, cá lóc, bông điên điển. Đây là món ăn từng đi vào thơ ca, tiềm thức của người miền Tây.
Nằm đầu nguồn sông Mekong, giáp biên nước bạn Campuchia, An Giang mang vẻ đẹp đặc trưng nhất của miền Tây sông nước. Trong đó, Búng Bình Thiên là địa danh những năm gần đây hút nhiều khách du lịch nhất bởi vẻ đẹp đặc biệt của cảnh quan, con người nơi đây.

Búng theo tiếng địa phương nghĩa là hồ cùng với mặt nước luôn trong xanh phẳng lặng như gương. Vì vậy, Búng Bình Thiên còn tên gọi khác là "Hồ gương trời". Nằm cặp với sông Bình Di - một nhánh của sông Hậu thuộc xã An Phú - Búng Bình Thiên được ghi nhận vào danh sách những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ.

Xung quanh hồ có 4 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi (Chăm Islam) có nhiều nét riêng độc đáo nhất khi vẫn giữ nguyên bản sắc, nếp sống văn hóa của mình. Không khó để bắt gặp những hình ảnh cụ già người Chăm ngồi lặng lẽ bên cầu thang nhà sàn...hay những thiếu phụ Chăm trong trang phục truyền thống.

Đến Búng Bình Thiên mùa nước nổi (tháng 7 đến tháng 10 âm lịch), du khách còn có cơ hội thưởng thức canh cá linh, cá lóc, bông điên điển. Đây là món ăn từng đi vào thơ ca, tiềm thức của người miền Tây.

Địa chỉ Búng Bình Thiên

Chợ Châu Đốc
Chợ Châu Đốc: Thiên đường quà vặt, vương quốc mắm.

Chợ Châu Đốc chia thành nhiều khu tách biệt nhưng nổi bật là khu bán mắm bởi mùi thơm quyến rũ của cả trăm vị mắm khác nhau cùng màu sắc bắt mắt của các sạp hàng. Chợ dành một nửa cho mắm. Các sạp hàng được sắp xếp trên cao, sạch sẽ và bài trí gọn gàng. Có khoảng 30 loại mắm được bày trên quầy, những chậu mắm có ngọn với những sắc màu óng ánh.
Chợ Châu Đốc: Thiên đường quà vặt, vương quốc mắm.

Chợ Châu Đốc chia thành nhiều khu tách biệt nhưng nổi bật là khu bán mắm bởi mùi thơm quyến rũ của cả trăm vị mắm khác nhau cùng màu sắc bắt mắt của các sạp hàng. Chợ dành một nửa cho mắm. Các sạp hàng được sắp xếp trên cao, sạch sẽ và bài trí gọn gàng. Có khoảng 30 loại mắm được bày trên quầy, những chậu mắm có ngọn với những sắc màu óng ánh.

Địa chỉ Chợ Châu Đốc

Chợ nổi Long Xuyên
Chợ nổi Long Xuyên nằm trên sông Hậu rất gần với thành phố Long Xuyên, An Giang, đây là một trong những chợ nổi hiếm hoi ở miền nam còn giữ được những nét sinh hoạt rất nguyên sơ của miền tây sông nước.

Mặc dù chợ nổi Long Xuyên không quá lớn như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, tuy nhiên khi đến với chợ nổi Long Xuyên du khách sẽ cảm thấy như đang hòa mình vào nét sinh hoạt bình dị của người dân ở đây.

Một điểm đặc trưng khác là chợ nổi Long Xuyên vẫn còn ít du khách ghé thăm, chính điều này làm chợ nổi Long Xuyên không bị du lịch làm thương mại hóa, rất phù hợp cho những du khách thích khám phá những điều thú vị mới mà không bị nhàm chán.
Chợ nổi Long Xuyên nằm trên sông Hậu rất gần với thành phố Long Xuyên, An Giang, đây là một trong những chợ nổi hiếm hoi ở miền nam còn giữ được những nét sinh hoạt rất nguyên sơ của miền tây sông nước.

Mặc dù chợ nổi Long Xuyên không quá lớn như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, tuy nhiên khi đến với chợ nổi Long Xuyên du khách sẽ cảm thấy như đang hòa mình vào nét sinh hoạt bình dị của người dân ở đây.

Một điểm đặc trưng khác là chợ nổi Long Xuyên vẫn còn ít du khách ghé thăm, chính điều này làm chợ nổi Long Xuyên không bị du lịch làm thương mại hóa, rất phù hợp cho những du khách thích khám phá những điều thú vị mới mà không bị nhàm chán.

Địa chỉ Chợ nổi Long Xuyên

Chợ Tịnh Biên
Tịnh Biên là một trong những cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia, thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Nơi đây có đưòng bộ, đường thuỷ qua nước láng giềng. Từ khá lâu, Tịnh Biên An Giang trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới tây nam.

Có khá nhiều người từ TPHCM và các tỉnh lân cận, sau khi tham gia những tour tham quan Châu Đốc, hành hương các chùa chiền, di tích ở nơi đó và các vùng quanh Thất Sơn đã dong xe lên mua sắm ở chợ Tịnh Biên và siêu thị cửa khẩu. Ở đây hàng hoá khá rẻ và có một số ít hàng được miễn thuế nhập khẩu. Có nhiều người dân đi mua hàng về bán lại.

Rời siêu thị cửa khẩu, khách thường ghé chợ Tịnh Biên để ăn uống và lại mua vài sản phẩm địa phương trước khi quay về. Chợ biên giới Tịnh Biên có bề ngoài cũng giống như những chợ trong nội địa nhưng hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Ở đây chuyên bán hàng khối cho những người buôn chuyến và cung cấp hàng hoá cho các đầu mối ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tịnh Biên là một trong những cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia, thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Nơi đây có đưòng bộ, đường thuỷ qua nước láng giềng. Từ khá lâu, Tịnh Biên An Giang trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quan trọng của vùng biên giới tây nam.

Có khá nhiều người từ TPHCM và các tỉnh lân cận, sau khi tham gia những tour tham quan Châu Đốc, hành hương các chùa chiền, di tích ở nơi đó và các vùng quanh Thất Sơn đã dong xe lên mua sắm ở chợ Tịnh Biên và siêu thị cửa khẩu. Ở đây hàng hoá khá rẻ và có một số ít hàng được miễn thuế nhập khẩu. Có nhiều người dân đi mua hàng về bán lại.

Rời siêu thị cửa khẩu, khách thường ghé chợ Tịnh Biên để ăn uống và lại mua vài sản phẩm địa phương trước khi quay về. Chợ biên giới Tịnh Biên có bề ngoài cũng giống như những chợ trong nội địa nhưng hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Ở đây chuyên bán hàng khối cho những người buôn chuyến và cung cấp hàng hoá cho các đầu mối ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Địa chỉ Chợ Tịnh Biên

Chùa Hang
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ…

Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.

Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.

Về TP. Châu Đốc từ buổi sớm mai, đến chùa Hang chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi Sam, đâu đó mùi trầm hương thơm ngát hòa cùng tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, du khách sẽ cảm nhận được không gian ở đây thư tịch, yên bình và tịnh tâm một cách lạ thường.
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ…

Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.

Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.

Về TP. Châu Đốc từ buổi sớm mai, đến chùa Hang chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi Sam, đâu đó mùi trầm hương thơm ngát hòa cùng tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, du khách sẽ cảm nhận được không gian ở đây thư tịch, yên bình và tịnh tâm một cách lạ thường.

Địa chỉ Chùa Hang

Chùa Linh Sơn Ba Thê
Chùa Linh Sơn (Ba Thê) còn được gọi là chùa Phật bốn tay núi Ba Thê, tọa lạc tại xã Vọng Thê (nay là thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích cấp quốc gia, và là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của tỉnh.

Chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913 (và được trùng tu mấy năm gần đây), cách chợ Vọng Thê khoảng 2 km về hướng đông. Ngôi chùa nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, nơi triền núi Ba Thê, cạnh khu Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,8 m, dày khoảng 0,22 m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy bèn góp công, góp của dựng lên một ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ.
Chùa Linh Sơn (Ba Thê) còn được gọi là chùa Phật bốn tay núi Ba Thê, tọa lạc tại xã Vọng Thê (nay là thị trấn Óc Eo), huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích cấp quốc gia, và là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của tỉnh.

Chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1913 (và được trùng tu mấy năm gần đây), cách chợ Vọng Thê khoảng 2 km về hướng đông. Ngôi chùa nằm trên nền một gò đất cao, bên những đại thụ râm mát, nơi triền núi Ba Thê, cạnh khu Di tích khảo cổ Nam Linh Sơn Tự thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Vào năm 1913, dân địa phương phát hiện một pho tượng Phật bốn tay ở tư thế đứng, cao 1,7 m, nằm sâu trong lòng đất khoảng hai mét, tại khu vực dân cư gần chợ Ba Thê. Trước đó, người dân cũng đã tìm thấy hai tấm bia được làm bằng đá bùn có chiều cao khoảng 1,8 m, dày khoảng 0,22 m, khắc chữ cổ mà nhiều nhà nghiên cứu nói có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam xưa. Vì vậy, dân quanh vùng khi ấy bèn góp công, góp của dựng lên một ngôi chùa đặt tên là Linh Sơn Tự để tôn thờ tượng Phật và gìn giữ bia cổ.

Địa chỉ Chùa Linh Sơn Ba Thê

Cù Lao Giêng
Cù lao Giêng là một cù lao nằm ở giữa sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô vàn chủng loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia.
Cù lao Giêng là một cù lao nằm ở giữa sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô vàn chủng loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia.

Địa chỉ Cù Lao Giêng

Di chỉ óc eo
Nền văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ, trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên, được khám phá dựa vào những di vật đầu tiên mà Louis Malleret khai quật được tại gò Óc Eo (xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) năm 1944, và dựa vào những di vật sưu tập được ở nhiều nơi trong lưu vực sông Tiền, sông Hậu của các nhà khảo cổ. Quả thật, căn cứ vào đặc điểm cuả hiện vật, cuả nghệ thuật điêu khắc, căn cứ vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, căn cứ vào sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam và nhất là vào kết quả các mẫu niên đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khảo cổ đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ th ứ VII. Giai đoạn “hậu Oc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII.
Nền văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ, trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên, được khám phá dựa vào những di vật đầu tiên mà Louis Malleret khai quật được tại gò Óc Eo (xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) năm 1944, và dựa vào những di vật sưu tập được ở nhiều nơi trong lưu vực sông Tiền, sông Hậu của các nhà khảo cổ. Quả thật, căn cứ vào đặc điểm cuả hiện vật, cuả nghệ thuật điêu khắc, căn cứ vào tài liệu cổ văn tự trên các tấm bia đá, căn cứ vào sử liệu ghi chép về quốc gia cổ Phù Nam và nhất là vào kết quả các mẫu niên đại C14 của các di tích khảo cổ, các nhà khảo cổ đã định niên đại cho nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ th ứ VII. Giai đoạn “hậu Oc Eo” từ thế kỷ VIII đến khoảng thế kỷ X – XII.

Địa chỉ Di chỉ óc eo

Đồi Tức Dụp
Tức Dụp - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm”. Tức Dụp có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.

Cổ tích Ðồi Tức Dụp
Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.
Tức Dụp - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm”. Tức Dụp có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.

Cổ tích Ðồi Tức Dụp
Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.

Địa chỉ Đồi Tức Dụp

Hồ Soài So
Soài So là một điểm tham quan du lịch vừa được tỉnh An Giang đưa vào khai thác trong những năm gần đây. Hồ Soài So thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, có diện tích khoảng 5 ha chứa khoảng 400.000m3 nước từ con suối Bạc đổ xuống. Khu du lịch nằm trong quần thể các khu du lịch nổi tiếng của Tri Tôn xưa và nay.

Trên đường đến khu du lịch này, từ xa du khách đã có thể nghe được tiếng nước chảy của con suối Bạc đổ xuống lòng hồ. Khi vào đến hồ, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước một vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi Tô và sự nên thơ của bờ hồ. Nước dưới hồ trong vắt, mặt nước phẳng lặng, thỉnh thoảng bị những cơn gió thổi lướt qua làm mặt hồ xao động. Ngọn núi Tô đứng sừng sững bên bờ hồ càng tô đậm thêm sự quyến rũ cho khu hồ này.

Vào đến nơi đây, du khách như lọt vào chốn “bồng lai tiên cảnh”. Không gian tĩnh lặng lạ thường, du khách có thể cảm nhận được từng chiếc lá khẽ rơi. Bốn bề gió lộng, xung quanh mát rượi bởi có nhiều tán cây lâu năm che nắng cho du khách. Lòng du khách cảm thấy thư thái lạ thường, quên đi bao nỗi mệt nhọc, sự bon chen giữa cuộc sống đời thường.
Soài So là một điểm tham quan du lịch vừa được tỉnh An Giang đưa vào khai thác trong những năm gần đây. Hồ Soài So thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, có diện tích khoảng 5 ha chứa khoảng 400.000m3 nước từ con suối Bạc đổ xuống. Khu du lịch nằm trong quần thể các khu du lịch nổi tiếng của Tri Tôn xưa và nay.

Trên đường đến khu du lịch này, từ xa du khách đã có thể nghe được tiếng nước chảy của con suối Bạc đổ xuống lòng hồ. Khi vào đến hồ, du khách sẽ không khỏi choáng ngợp trước một vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi Tô và sự nên thơ của bờ hồ. Nước dưới hồ trong vắt, mặt nước phẳng lặng, thỉnh thoảng bị những cơn gió thổi lướt qua làm mặt hồ xao động. Ngọn núi Tô đứng sừng sững bên bờ hồ càng tô đậm thêm sự quyến rũ cho khu hồ này.

Vào đến nơi đây, du khách như lọt vào chốn “bồng lai tiên cảnh”. Không gian tĩnh lặng lạ thường, du khách có thể cảm nhận được từng chiếc lá khẽ rơi. Bốn bề gió lộng, xung quanh mát rượi bởi có nhiều tán cây lâu năm che nắng cho du khách. Lòng du khách cảm thấy thư thái lạ thường, quên đi bao nỗi mệt nhọc, sự bon chen giữa cuộc sống đời thường.

Địa chỉ Hồ Soài So

Khu du lịch Núi Két
Núi Két có tên chữ là Anh Vũ Sơn, người hành hương thì gọi là núi Ông Két; là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Được gọi là núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó có hình dạng như đầu một con chim két (tức chim anh vũ).

Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là "mỏ ông Két" cùng với nhiều truyền thuyết dân gian...
Núi Két có tên chữ là Anh Vũ Sơn, người hành hương thì gọi là núi Ông Két; là một ngọn núi nhỏ trong Bảy Núi, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Được gọi là núi Két vì ở độ cao khoảng một trăm mét, tính từ chân núi, bên vách phía tây gần trên đỉnh có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra, theo sự mường tượng của nhiều người, nó có hình dạng như đầu một con chim két (tức chim anh vũ).

Đường lên đỉnh núi Két dài khoảng 600 mét, được xây bậc thang và đều có hành lang an toàn. Đi dần lên núi có các địa điểm đáng tham quan như: Sân Tiên, Giếng Tiên, điện Chư Thần, điện Phật Thầy, điện Phật Mẫu, điện Ngọc Hoàng, điện Huỳnh Long, điện Ba Cô, điện U Minh, điện Chư Vị Năm Non Bảy Núi và tiêu biểu nhất là "mỏ ông Két" cùng với nhiều truyền thuyết dân gian...

Địa chỉ Khu du lịch Núi Két

Khu du lịch Núi Sập
Núi Sập có tên chữ là Thoại Sơn, là trái núi lớn nhất nằm trong cụm núi Sập bao gồm bốn núi: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu, nằm trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Sập có độ cao 85m với chu vi 3.800m, cách thành phố Long Xuyên 29km theo đường tỉnh lộ 943.

Đến đây, bạn có thể bơi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm với những đàn cá lượn bơi. Ngoài ra, quanh hồ và các đảo nhỏ nhô lên mặt nước những tượng đá mang hình Nữ thần Siva, tháp Ponagar, hình tượng Linga, Yony… do những nghệ nhân vùng núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đẽo gọt.

Sự kết hợp hài hoà giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho núi Sập không cao nhưng rất đẹp và thơ. Đó là những sợi nắng vàng óng của bầu trời pha lẫn chút tím biếc của núi rừng cùng màu xanh của cây lá hoà quyện với màu lam nhạt cùa nước hồ bên dưới chân núi đã làm cho cảnh đẹp nơi đây thêm quyến luyến bước chân người.
Núi Sập có tên chữ là Thoại Sơn, là trái núi lớn nhất nằm trong cụm núi Sập bao gồm bốn núi: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu, nằm trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Sập có độ cao 85m với chu vi 3.800m, cách thành phố Long Xuyên 29km theo đường tỉnh lộ 943.

Đến đây, bạn có thể bơi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm với những đàn cá lượn bơi. Ngoài ra, quanh hồ và các đảo nhỏ nhô lên mặt nước những tượng đá mang hình Nữ thần Siva, tháp Ponagar, hình tượng Linga, Yony… do những nghệ nhân vùng núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đẽo gọt.

Sự kết hợp hài hoà giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho núi Sập không cao nhưng rất đẹp và thơ. Đó là những sợi nắng vàng óng của bầu trời pha lẫn chút tím biếc của núi rừng cùng màu xanh của cây lá hoà quyện với màu lam nhạt cùa nước hồ bên dưới chân núi đã làm cho cảnh đẹp nơi đây thêm quyến luyến bước chân người.

Địa chỉ Khu du lịch Núi Sập

Làng bè Châu Đốc
Đến ngã ba sông Châu Đốc, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những ngôi nhà liên tiếp nhau nổi bồng bềnh trên sông nước. Những ngôi nhà này thực ra là các trại nuôi cá basa và các loài cá khác. Khu vực khúc sông này có đến hàng trăm bè cá như vậy, hình thành nên những làng nổi trù phú, một nét đẹp văn hoá độc đáo, hấp dẫn du khách đến tham quan.

Mỗi chiếc bè như một căn hộ, kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Nếu lấy thị xã Châu Đốc làm tâm điểm, thì ngược lên đầu nguồn sông Hậu làng bè trải dài hơn 3 cây số, xuôi trở xuống thì làng bè cũng kéo dài hơn 3 cây số. Rẽ về hướng huyện Châu Phú, làng bè trải dài 4 - 5 cây số, sau đó thưa thớt dần, rồi lại quy tụ đông đúc và dày đặc hơn ở huyện Tân Châu với chiều dài 7 - 8 cây số.
Đến ngã ba sông Châu Đốc, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những ngôi nhà liên tiếp nhau nổi bồng bềnh trên sông nước. Những ngôi nhà này thực ra là các trại nuôi cá basa và các loài cá khác. Khu vực khúc sông này có đến hàng trăm bè cá như vậy, hình thành nên những làng nổi trù phú, một nét đẹp văn hoá độc đáo, hấp dẫn du khách đến tham quan.

Mỗi chiếc bè như một căn hộ, kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Nếu lấy thị xã Châu Đốc làm tâm điểm, thì ngược lên đầu nguồn sông Hậu làng bè trải dài hơn 3 cây số, xuôi trở xuống thì làng bè cũng kéo dài hơn 3 cây số. Rẽ về hướng huyện Châu Phú, làng bè trải dài 4 - 5 cây số, sau đó thưa thớt dần, rồi lại quy tụ đông đúc và dày đặc hơn ở huyện Tân Châu với chiều dài 7 - 8 cây số.

Địa chỉ Làng bè Châu Đốc

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang
Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón, áo khoác…

Thổ cẩm Châu Giang là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Dệt thổ cẩm là nghề mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khoảng 10- 12 tuổi, những thiếu nữ người Chăm đã được tập những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi, màu vải là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở An Giang. Đồng bào Chăm cũng khéo léo, sáng tạo đưa thổ cẩm lên thành sản phẩm trang trí nội thất rất đẹp. Nhiều khách sạn lớn ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang... sử dụng thổ cẩm treo ở vị trí trang trọng trên vách phòng lễ tân, nhà hàng, phòng nghỉ cao cấp.
Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón, áo khoác…

Thổ cẩm Châu Giang là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Dệt thổ cẩm là nghề mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khoảng 10- 12 tuổi, những thiếu nữ người Chăm đã được tập những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng là tơ công nghiệp và được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi, màu vải là bí quyết được lưu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng người Chăm ở An Giang. Đồng bào Chăm cũng khéo léo, sáng tạo đưa thổ cẩm lên thành sản phẩm trang trí nội thất rất đẹp. Nhiều khách sạn lớn ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang... sử dụng thổ cẩm treo ở vị trí trang trọng trên vách phòng lễ tân, nhà hàng, phòng nghỉ cao cấp.

Địa chỉ Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Làng người Chăm Châu Giang
Qua phà Châu Giang buổi sớm, gió sông mát rượi thổi vào mặt. Xa xa đã thấy những ngôi thánh đường trầm mặc, uy nghi với những ngọn tháp như chiếc bút chọc lên trời. Đã từ lâu, làng Chăm Châu Giang cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp độc đáo từ cuộc sống của đồng bào Chăm. Ngược dòng thời gian, vùng đất này đã chứng kiến cuộc “hội ngộ” của người Chăm với vùng đất mới bởi sự xô đẩy của lịch sử. Ông Mouhamach, Giáo cả Thánh đường Mubarak tại ấp Châu Giang, cho biết: “Người Chăm tại Châu Giang không xuất phát cùng một gốc tích. Cộng đồng chúng tôi gồm nhiều tộc người: Malaysia, Indonesia và Campuchia. Tuy nhiên, không ai phân biệt gốc tích, mà luôn chung sống thuận hòa mấy trăm năm nay”.
Qua phà Châu Giang buổi sớm, gió sông mát rượi thổi vào mặt. Xa xa đã thấy những ngôi thánh đường trầm mặc, uy nghi với những ngọn tháp như chiếc bút chọc lên trời. Đã từ lâu, làng Chăm Châu Giang cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp độc đáo từ cuộc sống của đồng bào Chăm. Ngược dòng thời gian, vùng đất này đã chứng kiến cuộc “hội ngộ” của người Chăm với vùng đất mới bởi sự xô đẩy của lịch sử. Ông Mouhamach, Giáo cả Thánh đường Mubarak tại ấp Châu Giang, cho biết: “Người Chăm tại Châu Giang không xuất phát cùng một gốc tích. Cộng đồng chúng tôi gồm nhiều tộc người: Malaysia, Indonesia và Campuchia. Tuy nhiên, không ai phân biệt gốc tích, mà luôn chung sống thuận hòa mấy trăm năm nay”.

Địa chỉ Làng người Chăm Châu Giang

Núi Ba Thê
Núi Ba Thê còn được gọi là núi Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn, đời vua Minh Mạng vì kỵ húy tên Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên đổi tên là Ba Thê Sơn (núi Ba Thê).

Đến núi Ba Thê, du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng cảnh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban cho. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm nhìn bao quát cả khu vực sẽ thấy quanh núi là những cánh đồng trải rộng, xa xa về hướng tây là vùng biển Rạch Giá, chênh chếch hướng tây nam là dãy Thất Sơn hùng vĩ án ngữ phía chân trời

Có một con đường nhỏ lát bê tông ngoằn ngoèo, uốn lượn, chạy quanh co lên đỉnh núi, chỉ dài chừng 2km. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Trên đỉnh núi có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát cao chừng 8m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, sừng sững trên đỉnh núi như nhìn bao quát khắp thế gian. Ở trên đỉnh núi mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn. Có nhiều tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người.

Đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, bạn sẽ thấy tâm hồn như lắng lại, lòng lâng lâng cảm giác thoát tục, giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.
Núi Ba Thê còn được gọi là núi Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn, đời vua Minh Mạng vì kỵ húy tên Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên đổi tên là Ba Thê Sơn (núi Ba Thê).

Đến núi Ba Thê, du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng cảnh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban cho. Đứng trên đỉnh núi phóng tầm nhìn bao quát cả khu vực sẽ thấy quanh núi là những cánh đồng trải rộng, xa xa về hướng tây là vùng biển Rạch Giá, chênh chếch hướng tây nam là dãy Thất Sơn hùng vĩ án ngữ phía chân trời

Có một con đường nhỏ lát bê tông ngoằn ngoèo, uốn lượn, chạy quanh co lên đỉnh núi, chỉ dài chừng 2km. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá và vực sâu thăm thẳm. Trên đỉnh núi có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm bồ tát cao chừng 8m, đứng trên tòa sen, khoác áo choàng đỏ, uy nghi, tự tại, sừng sững trên đỉnh núi như nhìn bao quát khắp thế gian. Ở trên đỉnh núi mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn. Có nhiều tiếng chim hót líu lo, ríu rít khắp nơi. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng làm bâng khuâng, xao xuyến lòng người.

Đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, bạn sẽ thấy tâm hồn như lắng lại, lòng lâng lâng cảm giác thoát tục, giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.

Địa chỉ Núi Ba Thê

Núi Cấm
Núi Cấm (Cấm Sơn) còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Ngay tại chân núi có một ngôi miếu thờ Sơn Thần mà ai qua đó cũng dừng lại thắp nhang. Hai bên đường lên núi là rừng cây rậm rạp. Vượt qua đoạn đường lên núi vất vả, đổi lại du khách được thấy một khung cảnh đẹp như tranh: dòng thác đổ từ trên cao xuống các tảng đá xếp chồng lên nhau làm bọt nước bắn tung tóe, tiếng thác đổ vang vọng trong gió núi, lúc xa lúc gần; những khối thạch nhũ lâu năm ở động Thuỷ Liêm tạo thành những hình thù làm cho người xem tha hồ tưởng tượng, những đám mây bay ngang che khuất ánh mặt trời tạo cảm giác những hình thù vừa thấy như biến mất... Tiếp tục cuộc hành trình du khách tới chùa Phật Lớn. Ngôi chùa nằm trong không gian tĩnh mịch, chìm đắm bên những gốc bồ đề cổ thụ nhuốm màu thời gian hơn một thế kỷ.

Gần đó là bức tượng Phật Di Lặc, trắng toát cao gần 34 mét, tư thế ngồi đang mỉm cười nhìn du khách. Cách đó khoảng 100 mét là chùa Vạn Linh với ngôi bảo tháp bề thế. Du khách có dịp trèo lên đỉnh tháp chùa Vạn Linh đắm mình với phong cảnh Núi Cấm.
Núi Cấm (Cấm Sơn) còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Ngay tại chân núi có một ngôi miếu thờ Sơn Thần mà ai qua đó cũng dừng lại thắp nhang. Hai bên đường lên núi là rừng cây rậm rạp. Vượt qua đoạn đường lên núi vất vả, đổi lại du khách được thấy một khung cảnh đẹp như tranh: dòng thác đổ từ trên cao xuống các tảng đá xếp chồng lên nhau làm bọt nước bắn tung tóe, tiếng thác đổ vang vọng trong gió núi, lúc xa lúc gần; những khối thạch nhũ lâu năm ở động Thuỷ Liêm tạo thành những hình thù làm cho người xem tha hồ tưởng tượng, những đám mây bay ngang che khuất ánh mặt trời tạo cảm giác những hình thù vừa thấy như biến mất... Tiếp tục cuộc hành trình du khách tới chùa Phật Lớn. Ngôi chùa nằm trong không gian tĩnh mịch, chìm đắm bên những gốc bồ đề cổ thụ nhuốm màu thời gian hơn một thế kỷ.

Gần đó là bức tượng Phật Di Lặc, trắng toát cao gần 34 mét, tư thế ngồi đang mỉm cười nhìn du khách. Cách đó khoảng 100 mét là chùa Vạn Linh với ngôi bảo tháp bề thế. Du khách có dịp trèo lên đỉnh tháp chùa Vạn Linh đắm mình với phong cảnh Núi Cấm.

Địa chỉ Núi Cấm

Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.

Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối ngày 25-05 tại Trung tâm thương mại núi Sam. Lễ khai mạc đã thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.
Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.

Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Lễ hội chính thức khai mạc vào tối ngày 25-05 tại Trung tâm thương mại núi Sam. Lễ khai mạc đã thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham dự. Dịp này, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã tiến hành nghi thức trao giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho đại diện Ban quản trị lăng miếu núi Sam.

Địa chỉ Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ

Rừng Tràm Trà Sư
Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Theo thông tin trên website Du lịch Việt Nam, thì ở đây hiện có:
- 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster)
-11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam.
-25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong.
-10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ

Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh, v.v…

Vé đi thuyền ở rừng tràm khá rẻ, một người đi thuyền có giá khoảng 70.000 cho 2 tiếng tham quan. Thuyền chạy máy rẽ nước đưa du khách vào sâu trong rừng tràm. Thi thoảng, khi bắt gặp những chú chim dạn dĩ đậu ngay thân cây, khóm hoa súng hay điên điển bên bờ, bạn cũng có thể yêu cầu lái thuyền dừng máy để thưởng thức không gian tĩnh lặng và ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Chiều càng xuống sâu, không gian càng bát ngát mênh mông. Tại những chiếc lán bên bìa rừng, du khách có thể vừa thưởng thức những món ăn đặc sản tươi ngon của vùng sông nước Nam Bộ như cá linh nướng, cá lóc hấp bầu, gà nướng muối ớt, cá lóc rừng cuốn lá sen nướng trui, cua đồng chấm mắm me, bông điên điển bóp giấm… trong một không gian mát rượi gió quê, vừa thả hồn theo tiếng ca vọng cổ ngọt lịm của những cô thôn nữ. Tất cả không gian ở đây, từ âm thanh, ánh nắng đến món ăn miệt vườn dân dã đều có những hương vị rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được.
Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Theo thông tin trên website Du lịch Việt Nam, thì ở đây hiện có:
- 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster)
-11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam.
-25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong.
-10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ

Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh, v.v…

Vé đi thuyền ở rừng tràm khá rẻ, một người đi thuyền có giá khoảng 70.000 cho 2 tiếng tham quan. Thuyền chạy máy rẽ nước đưa du khách vào sâu trong rừng tràm. Thi thoảng, khi bắt gặp những chú chim dạn dĩ đậu ngay thân cây, khóm hoa súng hay điên điển bên bờ, bạn cũng có thể yêu cầu lái thuyền dừng máy để thưởng thức không gian tĩnh lặng và ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên.

Chiều càng xuống sâu, không gian càng bát ngát mênh mông. Tại những chiếc lán bên bìa rừng, du khách có thể vừa thưởng thức những món ăn đặc sản tươi ngon của vùng sông nước Nam Bộ như cá linh nướng, cá lóc hấp bầu, gà nướng muối ớt, cá lóc rừng cuốn lá sen nướng trui, cua đồng chấm mắm me, bông điên điển bóp giấm… trong một không gian mát rượi gió quê, vừa thả hồn theo tiếng ca vọng cổ ngọt lịm của những cô thôn nữ. Tất cả không gian ở đây, từ âm thanh, ánh nắng đến món ăn miệt vườn dân dã đều có những hương vị rất riêng mà không phải nơi nào cũng có được.

Địa chỉ Rừng Tràm Trà Sư

Kinh nghiệm du lịch phượt An Giang
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt An Giang

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.