Khu di tích Nhà đày nằm trên số 18 Đường Tán Thuật – Phường Tự An – Thành phố Buôn Ma Thuột. Cách trung tâm thành phố khoảng 1km về phía Đông Nam. Được bao bọc bởi 2 con đường là Tán Thuật và Phạm Hồng Thái.
Tại Trung Kỳ, Cao nguyên Đắk Lắk bấy giờ bị bao vây giữa bốn bề núi rừng trùng điệp, rậm rạp, nhiều thú dữ. Khí hậu khắc nghiệt, độc địa nóng lạnh thất thường, độ ẩm cao nhiều mầm bệnh nguy hiểm như sốt rét, kiết lỵ, thổ tả dễ phát sinh. Với địa hình cao nguyên rộng, xen kẽ nhiều rừng rậm bao bọc bởi nhiều núi cao, một phía là biên giới với nước ngoài, lại bị chia cắt bởi nhiều thung lũng, sông suối, ít có đường xá, cầu cống. Vào khoảng năm 1900, một nhà lao đã được người Pháp đã xây dựng lên dùng để giam tù chính trị. Tại đây, vùng đất hoang vu, khí hậu độc địa, ít người lui tới, sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa với người dân tộc Ê Đê, hình thành nhà lao giam giữ thì tù nhân khó bề trốn thoát.
Cuối thập niên 1920 đầu 1930, phong trào chống thực dân tại Đông Dương tăng cao khi những người bản xứ tiếp thu các tư tưởng cách mạng phương Tây. Số lượng tù nhân chính trị ngày càng tăng cao. Chính quyền liên tục phải mở rộng và xây mới các nhà tù và nhà đày làm nơi lưu đày biệt xứ và giam giữ những nhà cách mạng dân tộc bản xứ bị xử án nặng trên lãnh thổ Đông Dương.
Ban đầu Khâm sứ Trung Kỳ chọn xây dựng nhà đày tại huyện Lăk, cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 50km. Tuy nhiên, tỉnh trưởng Đắk Lắk bấy giờ đã đề nghị nên xây dựng nhà đày ngay tại thị xã Buôn Ma Thuột trên cơ sở mở rộng nhà lao cũ, với lý do việc xây dựng nhà đày mới đòi hỏi một chi phí lớn trong khi thời đó nước Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929; đồng thời, nếu xây dựng ở Lăk thì việc giải tù nhân đi rất xa, tốn kém nhiều thời gian. Từ những lý do đó, Khâm sứ Trung Kỳ quyết định chọn thị xã Buôn Ma Thuột là nơi xây dựng nhà đày.
Nhà đày Buôn Ma Thuột do thực dân Pháp thiết lập trong thời kỳ 1930 – 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Một điểm đặc biệt khác với các nhà tù, nhà đày khác là tù nhân phải tự làm nhà tù để giam giữ chính họ đó là cách nổi bật nhất mà thực dân Pháp tiến hành ở nhà đày Buôn Ma Thuột.
Nhà đày toạ lạc trên một khuôn viên rộng gần 2 ha vị trí này gần toà công sứ, trại lính khố xanh, nhà lao tỉnh. Đây là một đồi ít cây lớn, cho phép những xe tải dễ lui tới vận chuyển nguyên vật liệu.
Bản thiết kế và kế hoạch do kỹ sư trưởng, giám đốc công chính Trung kỳ soạn thảo.
Mô típ mà Thực Dân Pháp xây dựng Nhà đày là theo mô típ hình chữ U, không có điểm nào kết thúc bằng chữ T hoặc rời rac nhau.
Từ năm 1930 Nhà đày Buôn Ma Thuột đã giam giữ những người hoạt động như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Độ...
Khu di tích Nhà đày nằm trên số 18 Đường Tán Thuật – Phường Tự An – Thành phố Buôn Ma Thuột. Cách trung tâm thành phố khoảng 1km về phía Đông Nam. Được bao bọc bởi 2 con đường là Tán Thuật và Phạm Hồng Thái.
Tại Trung Kỳ, Cao nguyên Đắk Lắk bấy giờ bị bao vây giữa bốn bề núi rừng trùng điệp, rậm rạp, nhiều thú dữ. Khí hậu khắc nghiệt, độc địa nóng lạnh thất thường, độ ẩm cao nhiều mầm bệnh nguy hiểm như sốt rét, kiết lỵ, thổ tả dễ phát sinh. Với địa hình cao nguyên rộng, xen kẽ nhiều rừng rậm bao bọc bởi nhiều núi cao, một phía là biên giới với nước ngoài, lại bị chia cắt bởi nhiều thung lũng, sông suối, ít có đường xá, cầu cống. Vào khoảng năm 1900, một nhà lao đã được người Pháp đã xây dựng lên dùng để giam tù chính trị. Tại đây, vùng đất hoang vu, khí hậu độc địa, ít người lui tới, sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa với người dân tộc Ê Đê, hình thành nhà lao giam giữ thì tù nhân khó bề trốn thoát.
Cuối thập niên 1920 đầu 1930, phong trào chống thực dân tại Đông Dương tăng cao khi những người bản xứ tiếp thu các tư tưởng cách mạng phương Tây. Số lượng tù nhân chính trị ngày càng tăng cao. Chính quyền liên tục phải mở rộng và xây mới các nhà tù và nhà đày làm nơi lưu đày biệt xứ và giam giữ những nhà cách mạng dân tộc bản xứ bị xử án nặng trên lãnh thổ Đông Dương.
Ban đầu Khâm sứ Trung Kỳ chọn xây dựng nhà đày tại huyện Lăk, cách thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 50km. Tuy nhiên, tỉnh trưởng Đắk Lắk bấy giờ đã đề nghị nên xây dựng nhà đày ngay tại thị xã Buôn Ma Thuột trên cơ sở mở rộng nhà lao cũ, với lý do việc xây dựng nhà đày mới đòi hỏi một chi phí lớn trong khi thời đó nước Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929; đồng thời, nếu xây dựng ở Lăk thì việc giải tù nhân đi rất xa, tốn kém nhiều thời gian. Từ những lý do đó, Khâm sứ Trung Kỳ quyết định chọn thị xã Buôn Ma Thuột là nơi xây dựng nhà đày.
Nhà đày Buôn Ma Thuột do thực dân Pháp thiết lập trong thời kỳ 1930 – 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những đảng viên cộng sản bị bắt, bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Một điểm đặc biệt khác với các nhà tù, nhà đày khác là tù nhân phải tự làm nhà tù để giam giữ chính họ đó là cách nổi bật nhất mà thực dân Pháp tiến hành ở nhà đày Buôn Ma Thuột.
Nhà đày toạ lạc trên một khuôn viên rộng gần 2 ha vị trí này gần toà công sứ, trại lính khố xanh, nhà lao tỉnh. Đây là một đồi ít cây lớn, cho phép những xe tải dễ lui tới vận chuyển nguyên vật liệu.
Bản thiết kế và kế hoạch do kỹ sư trưởng, giám đốc công chính Trung kỳ soạn thảo.
Mô típ mà Thực Dân Pháp xây dựng Nhà đày là theo mô típ hình chữ U, không có điểm nào kết thúc bằng chữ T hoặc rời rac nhau.
Từ năm 1930 Nhà đày Buôn Ma Thuột đã giam giữ những người hoạt động như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Độ...