Những địa điểm du lịch ở Cao Bằng

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc Cao Bằng
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia.
Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Địa chỉ Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc Cao Bằng

Động Ngườm Ngao
Cách thác Bản Giốc 3km là động Ngườm Ngao với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, mang đậm màu sắc huyền ảo. Từng chùm thạch nhũ buông rủ, tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích sự tò mò nơi du khách. Khung cảnh rất sinh động, kỳ thú khiến ta phải thán phục.

Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Ngườm Ngao (tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá”) do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.

Vòm động khép lại rồi lại mở ra, tạo cho người xem một sự thích thú bất ngờ. Nhũ đá mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống, nhũ thẳng đứng, nhũ to, nhũ nhỏ...tất cả đan xen tạo thành một mê cung kỳ diệu.

Giá vé Động Ngườm Ngao: 30.000đ/ người lớn và 15.000đ/ trẻ em
Cách thác Bản Giốc 3km là động Ngườm Ngao với vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, mang đậm màu sắc huyền ảo. Từng chùm thạch nhũ buông rủ, tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích sự tò mò nơi du khách. Khung cảnh rất sinh động, kỳ thú khiến ta phải thán phục.

Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Ngườm Ngao (tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá”) do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.

Vòm động khép lại rồi lại mở ra, tạo cho người xem một sự thích thú bất ngờ. Nhũ đá mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống, nhũ thẳng đứng, nhũ to, nhũ nhỏ...tất cả đan xen tạo thành một mê cung kỳ diệu.

Giá vé Động Ngườm Ngao: 30.000đ/ người lớn và 15.000đ/ trẻ em

Địa chỉ Động Ngườm Ngao

Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh cách thành phố Cao Bằng khoảng 30 km theo tỉnh lộ 205. Quần thể hồ Thang Hen có 36 hồ tự nhiên, mỗi hồ cách xa nhau vài chục hoặc vài trăm mét. Các hồ đều có bờ ngăn riêng, tất cả đều thông nhau bởi các hang động ngầm dưới lòng đất. 36 hồ nước ngọt tự nhiên này nằm trong một thung lũng rộng lớn tiếp giáp giữa xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) và xã Ngũ Lão (Hòa An). Những tên hồ được đặt theo tiếng địa phương, như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loỏng, Thang Hoi... trong đó, Thang Hen là hồ lớn nhất, rộng khoảng gần 500 m, dài hơn 1.000 m.

Phía đầu nguồn của hồ có hang Thang Hen sâu 200m, rộng khoảng 5 - 6m, cao chừng 5m thông thẳng lên đỉnh núi. Mỗi ngày hồ Thang Hen có 2 đợt thủy triều lên và xuống. Đặc biệt vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 giai đoạn lập thu, trong một đêm, nước hồ Thang Hen bị rút cạn chỉ trong vài ba giờ đồng hồ. Không kể mùa lũ hoặc mùa khô, nước trong hồ Thang Hen quanh năm xanh ngắt. Khu vực hồ Thang Hen có bờ vực đá dựng đứng sâu từ 5m - 30m, trên núi đá có những loại cây gỗ quý hiếm như nghiến cổ thụ có tuổi thọ hằng trăm năm và nhiều giống hoa lan rừng, các loại thực vật đa dạng phong phú. Năm 2001, hồ Thang Hen được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa.

Hiện nay, hồ Thang Hen là điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch. Xung quanh hồ có khu nhà nghỉ, có tổ thuyền chèo đưa khách đi tham quan. Du khách đến đây còn được thưởng thức các món ăn dân tộc từ sản phẩm của hồ như cá rầm xanh om trám, cá anh vũ xào ớt, tôm núi kho me... ngoài ra còn có cháo ngô, rượu ngô, gà đồi, lợn quay, rau bò khai thơm ngon nổi tiếng. Đặc biệt, các làn điệu hát sli, hát then, hát lượn say đắm lòng người.

Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ, trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.
Hồ Thang Hen Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh cách thành phố Cao Bằng khoảng 30 km theo tỉnh lộ 205. Quần thể hồ Thang Hen có 36 hồ tự nhiên, mỗi hồ cách xa nhau vài chục hoặc vài trăm mét. Các hồ đều có bờ ngăn riêng, tất cả đều thông nhau bởi các hang động ngầm dưới lòng đất. 36 hồ nước ngọt tự nhiên này nằm trong một thung lũng rộng lớn tiếp giáp giữa xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) và xã Ngũ Lão (Hòa An). Những tên hồ được đặt theo tiếng địa phương, như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loỏng, Thang Hoi... trong đó, Thang Hen là hồ lớn nhất, rộng khoảng gần 500 m, dài hơn 1.000 m.

Phía đầu nguồn của hồ có hang Thang Hen sâu 200m, rộng khoảng 5 - 6m, cao chừng 5m thông thẳng lên đỉnh núi. Mỗi ngày hồ Thang Hen có 2 đợt thủy triều lên và xuống. Đặc biệt vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 giai đoạn lập thu, trong một đêm, nước hồ Thang Hen bị rút cạn chỉ trong vài ba giờ đồng hồ. Không kể mùa lũ hoặc mùa khô, nước trong hồ Thang Hen quanh năm xanh ngắt. Khu vực hồ Thang Hen có bờ vực đá dựng đứng sâu từ 5m - 30m, trên núi đá có những loại cây gỗ quý hiếm như nghiến cổ thụ có tuổi thọ hằng trăm năm và nhiều giống hoa lan rừng, các loại thực vật đa dạng phong phú. Năm 2001, hồ Thang Hen được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa.

Hiện nay, hồ Thang Hen là điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch. Xung quanh hồ có khu nhà nghỉ, có tổ thuyền chèo đưa khách đi tham quan. Du khách đến đây còn được thưởng thức các món ăn dân tộc từ sản phẩm của hồ như cá rầm xanh om trám, cá anh vũ xào ớt, tôm núi kho me... ngoài ra còn có cháo ngô, rượu ngô, gà đồi, lợn quay, rau bò khai thơm ngon nổi tiếng. Đặc biệt, các làn điệu hát sli, hát then, hát lượn say đắm lòng người.

Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ, trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.

Địa chỉ Hồ Thang Hen

Khu di tích Pác Pó Cao Bằng
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là "đầu nguồn". Địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941 - 1945. Đây là nơi đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm đường cứu nước vào ngày 28/01/1941. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ 10 - 19/5/1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh; nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập Đội du kích Pác Bó… Từ Pác Bó, Người đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng. Tháng 12/1944, tại Nà Sác, Người đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay). Năm 1961, sau 20 năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó.

Những địa danh trong cụm di tích:
- Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.
- Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
- Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang rộng khoảng 50m2.
- Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.
- Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.
- Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.
- Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
- Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.
- Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường: được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu di tích Pác Bó, khánh thành năm 2011.
- Khu ruộng Nà Chang: có diện tích khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961.
- Mộ Kim Đồng: nằm dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây tường rào bao quanh. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tường nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.
- Hang Nộc Én: nằm ở dãy núi Phia Đài và Phia U, phía sau làng Nà Mạ. Tại địa điểm này, vào tháng 8 năm 1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng.
- Pò Đoi - Thoong Mạ: là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (ngày 15/5/1941), do Kim Đồng là đội trưởng. Hiện nay, di tích đã được Tỉnh Đoàn Cao Bằng xây dựng nhà bia lưu niệm, ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên trong đội.
- Nhà ông Dương Văn Đình: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện, về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.
- Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ: là nơi nhân dân Cao Bằng đã tổ chức lễ truy điệu Bác (tháng 9 năm 1969).
- Lán Khuổi Nặm: là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
- Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu: là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 – 1945.
Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc. Pác Bó theo tiếng địa phương có nghĩa là "đầu nguồn". Địa danh Pác Bó gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cách mạng Việt Nam trong những năm 1941 - 1945. Đây là nơi đầu tiên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt chân về Tổ quốc sau 30 năm đi tìm đường cứu nước vào ngày 28/01/1941. Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ 10 - 19/5/1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập Mặt trận Việt Minh; nơi Người sáng lập báo “Việt Nam độc lập”, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh; tổ chức các lớp tập huấn chính trị, quân sự; thành lập Đội du kích Pác Bó… Từ Pác Bó, Người đã đi nhiều nơi ở Cao Bằng. Tháng 12/1944, tại Nà Sác, Người đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay). Năm 1961, sau 20 năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lại Pác Bó.

Những địa danh trong cụm di tích:
- Hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn”) rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.
- Nền nhà ông Lý Quốc Súng: là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
- Hang Lũng Lạn: là nơi Bác ở và làm việc trong khoảng cuối tháng 3 năm 1941. Hang rộng khoảng 50m2.
- Hang Ngườm Vài: tại đây, năm 1941, Bác trực tiếp dự và hướng dẫn và kết nạp Đảng cho đồng chí Nông Thị Trưng. Hang rộng khoảng 80m2.
- Suối Lê Nin: thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.
- Nền nhà ông La Thanh: là cơ sở cách mạng quan trọng thời kỳ tiền khởi nghĩa. Đây là nơi đón tiếp các đại biểu toàn quốc về dự Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hiện nay, di tích chỉ còn lại nền nhà cũ, diện tích rộng 131m2, đã được cắm bia giới thiệu di tích.
- Cột mốc 108: nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt - Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
- Khu ruộng Goọc Mu: vốn là một xóm trong thôn Pác Bó; sau khi thực hiện chính sách quy hoạch lại khu cư trú để thành lập hợp tác xã nông nghiệp, xóm Goọc Mu được chuyển về trung tâm Pác Bó. Tại địa điểm Goọc Mu, năm 1940, nhân dân thôn Pác Bó đã từng vào đây cắt máu ăn thề, nguyện suốt đời đi theo cách mạng.
- Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường: được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu di tích Pác Bó, khánh thành năm 2011.
- Khu ruộng Nà Chang: có diện tích khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961.
- Mộ Kim Đồng: nằm dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây tường rào bao quanh. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tường nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.
- Hang Nộc Én: nằm ở dãy núi Phia Đài và Phia U, phía sau làng Nà Mạ. Tại địa điểm này, vào tháng 8 năm 1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng.
- Pò Đoi - Thoong Mạ: là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (ngày 15/5/1941), do Kim Đồng là đội trưởng. Hiện nay, di tích đã được Tỉnh Đoàn Cao Bằng xây dựng nhà bia lưu niệm, ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên trong đội.
- Nhà ông Dương Văn Đình: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện, về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.
- Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ: là nơi nhân dân Cao Bằng đã tổ chức lễ truy điệu Bác (tháng 9 năm 1969).
- Lán Khuổi Nặm: là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III). Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
- Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu: là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 – 1945.

Địa chỉ Khu di tích Pác Pó Cao Bằng

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo phân bố trên địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Khu di tích là trung tâm hệ thống các di tích lịch sử cách mạng lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng, có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam; gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt là sự kiện chính trị thành lập Đội Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ) - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Để tiếp tục đưa phong trào đấu tranh cách mạng lên một bước mới, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh Chỉ thị thành lập Đội VNTTGPQ. Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố Chỉ thị thành lập Đội VNTTGPQ. Đội có 34 chiến sĩ, trong đó có 25 chiến sỹ là con em các dân tộc Cao Bằng.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo phân bố trên địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Khu di tích là trung tâm hệ thống các di tích lịch sử cách mạng lưu trữ những địa danh, hiện vật gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng, có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam; gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt là sự kiện chính trị thành lập Đội Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ) - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng ngày nay.

Để tiếp tục đưa phong trào đấu tranh cách mạng lên một bước mới, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh Chỉ thị thành lập Đội VNTTGPQ. Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố Chỉ thị thành lập Đội VNTTGPQ. Đội có 34 chiến sĩ, trong đó có 25 chiến sỹ là con em các dân tộc Cao Bằng.

Địa chỉ Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Thác Bản Giốc
Là thác nước lớn thứ tư trên Thế giới trong số các thác nước đẹp nằm trên biên giới giữa các quốc gia và là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và là thắng cảnh du lịch nổi tiếng nhất của Cao Bằng. Thác mang một vẻ đẹp hùng vĩ và nguyên sơ đến kinh ngạc. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.

Giá vé tham quan thác Bản Giốc: 20.000đ/ người lớn và 10.000đ/ trẻ em.
Là thác nước lớn thứ tư trên Thế giới trong số các thác nước đẹp nằm trên biên giới giữa các quốc gia và là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và là thắng cảnh du lịch nổi tiếng nhất của Cao Bằng. Thác mang một vẻ đẹp hùng vĩ và nguyên sơ đến kinh ngạc. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.

Giá vé tham quan thác Bản Giốc: 20.000đ/ người lớn và 10.000đ/ trẻ em.

Địa chỉ Thác Bản Giốc

Kinh nghiệm du lịch phượt Cao Bằng
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Cao Bằng

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.