Những địa điểm du lịch ở Cù Lao Chàm

Chợ Tân Hiệp
Đến Cù Lao Chàm, khách du lịch không thể bỏ qua chợ Tân Hiệp, nhiều người gọi là Chợ Cù Lao Chàm, nằm ngay khu vực bến tàu. Chợ bán các đặc sản rừng, biển và cả quà lưu niệm. Khách thường mua mực một nắng ở đây về làm quà cho bạn bè người thân. Trong chợ cũng có thể trả giá nhưng thường trả giá một chút thôi vì người bán hàng không nói thách nhiều.
Đến Cù Lao Chàm, khách du lịch không thể bỏ qua chợ Tân Hiệp, nhiều người gọi là Chợ Cù Lao Chàm, nằm ngay khu vực bến tàu. Chợ bán các đặc sản rừng, biển và cả quà lưu niệm. Khách thường mua mực một nắng ở đây về làm quà cho bạn bè người thân. Trong chợ cũng có thể trả giá nhưng thường trả giá một chút thôi vì người bán hàng không nói thách nhiều.

Địa chỉ Chợ Tân Hiệp

Chùa Hải Tạng
Chùa Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết hợp với thờ thánh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm và cho các thương thuyền ghé vào hành lễ cúng Phật với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán.

Chùa được xây vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách vị trí hiện tại khoảng 200m về hướng Bắc. Sau do bão làm hư hại nặng nề nên để thuận tiện cho các tín đồ hành lễ nên Chùa được dời về vị trí hiện tại và được xây dựng khang trang hơn.

Việc xây Chùa gắn liền với truyền thuyết các cây cột được làm từ ngoài Bắc chuyển bằng tàu thủy về phía Nam nhưng khi đến Cù Lao Chàm thì trời tối nên phải neo nghỉ. Ngày hôm sau, tàu đi tiếp nhưng biển bỗng dậy sóng, vần vũ khiến tàu không ra khơi được. Sau có người trong đoàn lên đảo cúng xin keo thì mới biết dàn cột này phải ở lại để dựng Chùa trên đảo, không được đem đi. Cũng vì thế mà Chùa xây xong lấy tên là Hải Tạng, Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển cả.
Chùa Hải Tạng là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết hợp với thờ thánh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm và cho các thương thuyền ghé vào hành lễ cúng Phật với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán.

Chùa được xây vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách vị trí hiện tại khoảng 200m về hướng Bắc. Sau do bão làm hư hại nặng nề nên để thuận tiện cho các tín đồ hành lễ nên Chùa được dời về vị trí hiện tại và được xây dựng khang trang hơn.

Việc xây Chùa gắn liền với truyền thuyết các cây cột được làm từ ngoài Bắc chuyển bằng tàu thủy về phía Nam nhưng khi đến Cù Lao Chàm thì trời tối nên phải neo nghỉ. Ngày hôm sau, tàu đi tiếp nhưng biển bỗng dậy sóng, vần vũ khiến tàu không ra khơi được. Sau có người trong đoàn lên đảo cúng xin keo thì mới biết dàn cột này phải ở lại để dựng Chùa trên đảo, không được đem đi. Cũng vì thế mà Chùa xây xong lấy tên là Hải Tạng, Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển cả.

Địa chỉ Chùa Hải Tạng

Giếng Chăm cổ
Giếng cổ Chăm còn có tên khác là Giếng Xóm Cấm, có niên đại khoảng 200 năm, nằm tại ngã ba con đường bê tông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam. Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An như: hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông, lòng giếng xây gạch theo kiểu vành khăn.

Người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.
Giếng cổ Chăm còn có tên khác là Giếng Xóm Cấm, có niên đại khoảng 200 năm, nằm tại ngã ba con đường bê tông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam. Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An như: hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông, lòng giếng xây gạch theo kiểu vành khăn.

Người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.

Địa chỉ Giếng Chăm cổ

Miếu tổ nghề Yến
Nằm ở Bãi Hương, Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho vụ khai thác mới. Trên bàn thờ, ngoài các bài vị bậc tiền bối khai sáng nghề Yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển.
Nằm ở Bãi Hương, Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho vụ khai thác mới. Trên bàn thờ, ngoài các bài vị bậc tiền bối khai sáng nghề Yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển.

Địa chỉ Miếu tổ nghề Yến

Nhà Bảo tàng biển Cù lao Chàm
Điểm dừng chân đầu tiên khi thuyền cập bến tàu Cù lao Chàm chính là nhà bảo tàng biển Cù Lao Chàm. Đây là nơi các bạn có thể tìm hiểu lịch sử hình thành, các phong tục truyền thống, các lễ hội, các sản vật biển... của vùng đảo này, giúp các bạn có cái nhìn toàn cảnh về hòn đảo và con người nơi đây.
Điểm dừng chân đầu tiên khi thuyền cập bến tàu Cù lao Chàm chính là nhà bảo tàng biển Cù Lao Chàm. Đây là nơi các bạn có thể tìm hiểu lịch sử hình thành, các phong tục truyền thống, các lễ hội, các sản vật biển... của vùng đảo này, giúp các bạn có cái nhìn toàn cảnh về hòn đảo và con người nơi đây.

Địa chỉ Nhà Bảo tàng biển Cù lao Chàm

Kinh nghiệm du lịch phượt Cù Lao Chàm
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Cù Lao Chàm

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.