Những địa điểm du lịch ở Đảo Lý Sơn

Âm Linh Tự
Âm Linh Tự là một trong những công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam. Được biết là nơi thờ cúng những linh hồn của chiến sĩ chết trong chiến tranh nhưng không có ai thừa nhận hoặc là người vô gia cư, không có họ hàng thân thích.

Âm Linh Tự còn được xem là nơi ngư dân trước khi ra biển đi nghề, hoặc tha phương hành nghiệp đến cầu xin thánh thần và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì mong gặp điều may mắn, bình an. Nhiều thực khách khi đến đây xin bình an, gặp điều may mắn còn trở lại để dâng hương, dâng lễ cảm ơn các vị thần và linh hồn đã phù hộ cho mình.
Âm Linh Tự là một trong những công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam. Được biết là nơi thờ cúng những linh hồn của chiến sĩ chết trong chiến tranh nhưng không có ai thừa nhận hoặc là người vô gia cư, không có họ hàng thân thích.

Âm Linh Tự còn được xem là nơi ngư dân trước khi ra biển đi nghề, hoặc tha phương hành nghiệp đến cầu xin thánh thần và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì mong gặp điều may mắn, bình an. Nhiều thực khách khi đến đây xin bình an, gặp điều may mắn còn trở lại để dâng hương, dâng lễ cảm ơn các vị thần và linh hồn đã phù hộ cho mình.

Địa chỉ Âm Linh Tự

Chùa Đục và Quan Âm Đài
Phải mem đến hơn 100 bậc thang trên sườn núi bạn mới có thể đặt chân đến Chùa Đục một trong những ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng trăm năm nay trên đảo.

Tọa lạc nằm ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27m, dẫn lên phía trên là các đền thờ cổ kính, rêu phong, nằm sâu bên trong lòng núi. Chùa Đục còn được gọi là chùa không sư, nơi mà Quan Thế Âm ngự trụ và giữ bình an cho đất đảo Lý Sơn. Từ Chùa nhìn theo hướng Phật Quan Âm bạn sẽ thấy một bức tranh đẹp như tranh vẽ, đỉnh núi còn là một đài ngoạn cảnh lý tưởng để bạn nhìn bao quát đảo biển Lý Sơn từ trên xuống.
Phải mem đến hơn 100 bậc thang trên sườn núi bạn mới có thể đặt chân đến Chùa Đục một trong những ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng trăm năm nay trên đảo.

Tọa lạc nằm ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27m, dẫn lên phía trên là các đền thờ cổ kính, rêu phong, nằm sâu bên trong lòng núi. Chùa Đục còn được gọi là chùa không sư, nơi mà Quan Thế Âm ngự trụ và giữ bình an cho đất đảo Lý Sơn. Từ Chùa nhìn theo hướng Phật Quan Âm bạn sẽ thấy một bức tranh đẹp như tranh vẽ, đỉnh núi còn là một đài ngoạn cảnh lý tưởng để bạn nhìn bao quát đảo biển Lý Sơn từ trên xuống.

Địa chỉ Chùa Đục và Quan Âm Đài

Chùa Hang Lý Sơn
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20m.

Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m². Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20m.

Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m². Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.

Địa chỉ Chùa Hang Lý Sơn

Cổng Tò Vò
Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào chính của Lý Sơn, rẻ trái men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mõm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn mê chụp ảnh khi đặt chân đến đảo Lý Sơn. Hai thời điểm đẹp nhất trong ngày là bình minh và hoàng hôn sẽ giúp bạn có những bộ ảnh đầy sắc nét và ấn tượng tại hòn đảo này.
Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào chính của Lý Sơn, rẻ trái men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mõm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn mê chụp ảnh khi đặt chân đến đảo Lý Sơn. Hai thời điểm đẹp nhất trong ngày là bình minh và hoàng hôn sẽ giúp bạn có những bộ ảnh đầy sắc nét và ấn tượng tại hòn đảo này.

Địa chỉ Cổng Tò Vò

Đảo Bé Lý Sơn
Đảo Bé hay còn gọi là Đảo An Bình, mặc dù có diện tích khá bé tuy nhiên đây lại là một trong những bãi tắm tuyệt đẹp với bãi cát trắng mịn màng cùng nước biển xanh trong. Bên cạnh đó, bao quát bãi biển là những vách đá bao quanh với những con sóng tung bọt trắng xóa.

Đây là khu vực thích hợp nhất dành cho các chuyến đi ở lại tại lều trại, đốt lửa trong đêm và giao lưu văn nghệ đặc sắc mà các đoàn phượt vẫn thường làm. Nếu bạn tham gia chuyến đi cùng đoàn có thể trang bị theo lều và thuê thuyền cắm trại, ở lại qua đêm tại đây cũng được. Hiện khu vực bãi tắm ở Đảo Bé đã có cung cấp đầy đủ các dịch vụ bơi lặn, thuê thuyền thúng để chèo, cung cấp cả áo phao, kính lặn... Từ cầu cảng đến bãi tắm các bạn có thể đi xe điện với giá 10.000đ hoặc lựa chọn đi bộ 10 phút.
Đảo Bé hay còn gọi là Đảo An Bình, mặc dù có diện tích khá bé tuy nhiên đây lại là một trong những bãi tắm tuyệt đẹp với bãi cát trắng mịn màng cùng nước biển xanh trong. Bên cạnh đó, bao quát bãi biển là những vách đá bao quanh với những con sóng tung bọt trắng xóa.

Đây là khu vực thích hợp nhất dành cho các chuyến đi ở lại tại lều trại, đốt lửa trong đêm và giao lưu văn nghệ đặc sắc mà các đoàn phượt vẫn thường làm. Nếu bạn tham gia chuyến đi cùng đoàn có thể trang bị theo lều và thuê thuyền cắm trại, ở lại qua đêm tại đây cũng được. Hiện khu vực bãi tắm ở Đảo Bé đã có cung cấp đầy đủ các dịch vụ bơi lặn, thuê thuyền thúng để chèo, cung cấp cả áo phao, kính lặn... Từ cầu cảng đến bãi tắm các bạn có thể đi xe điện với giá 10.000đ hoặc lựa chọn đi bộ 10 phút.

Địa chỉ Đảo Bé Lý Sơn

Hang Câu Lý Sơn
Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn sâu vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện đi dọc theo con đường nhựa dưới chân núi Thới Lới về phía đông bắc, với hai bên đường là những vuông hành, tỏi xanh rì là đến bãi biển nơi Hang Câu hiện hữu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ. Có lẽ đây là nơi người Lý Sơn hay câu cá, hoặc cũng có thể là nơi có nhiều rau câu, nên gọi là hang Câu.

Ở Hang Câu bên cạnh khung cảnh hùng vĩ phía vực núi, với những mô đá bị sóng gió bào mòn nhô ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ. Đứng trên gành đá sát mép biển có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi dành để tắm biển hết sức thú vị. Bởi ngoài việc vừa ngâm mình vào dòng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo, bạn vừa có thể lặn ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật biển bơi lội. Các bạn chú ý là không nên đi chân đất để tránh việc bị san hô làm đứt chân, lựa chọn tốt nhất là mua một đôi giầy nhựa ngay trong chợ Lý Sơn (giá khoảng 30.000đ).
Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn sâu vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện đi dọc theo con đường nhựa dưới chân núi Thới Lới về phía đông bắc, với hai bên đường là những vuông hành, tỏi xanh rì là đến bãi biển nơi Hang Câu hiện hữu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ. Có lẽ đây là nơi người Lý Sơn hay câu cá, hoặc cũng có thể là nơi có nhiều rau câu, nên gọi là hang Câu.

Ở Hang Câu bên cạnh khung cảnh hùng vĩ phía vực núi, với những mô đá bị sóng gió bào mòn nhô ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ. Đứng trên gành đá sát mép biển có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi dành để tắm biển hết sức thú vị. Bởi ngoài việc vừa ngâm mình vào dòng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo, bạn vừa có thể lặn ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật biển bơi lội. Các bạn chú ý là không nên đi chân đất để tránh việc bị san hô làm đứt chân, lựa chọn tốt nhất là mua một đôi giầy nhựa ngay trong chợ Lý Sơn (giá khoảng 30.000đ).

Địa chỉ Hang Câu Lý Sơn

Hòn Mù Cu
Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3.2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.
Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3.2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.

Địa chỉ Hòn Mù Cu

Mộ Lính đội Hoàng Sa
Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.

Để có ngôi mộ gió cho người bạc mệnh, gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của một pháp sư. Sau xin cúng bái xin phép tổ sư, thầy pháp lên miệng núi lửa trên đảo lấy đất sét đem về, nhào với nước và bông gòn rồi nắn thành hình nhân theo sự mô tả nhân dạng của thân nhân, có kích thước tương tự thân thể người đã khuất.

Cành dâu được chẻ đôi, xếp vào bụng làm xương sườn, đàn ông có 7 nhánh xương, đàn bà thì 9 nhánh. Lại dùng sợi tơ tằm hoặc sợi vỏ cây dâu làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng thân cây dâu.
Hình nhân có đủ lục phủ ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục. Thầy pháp phải nặn bằng hết số đất sét mang về, không bỏ sót chút nào vì người ta tin rằng số đất này tượng trưng cho da thịt của người chết, để sót lại sẽ làm đau như thể da thịt của họ bị mất mát.

Xong phần nặn hình, thầy pháp dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng trông giống như da người. Tiếp theo đó, người thân mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân, đặt linh vị trên mặt, rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người chết.

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã xong, mọi người tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân. Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Trường hợp không biết ngày mất, người thân sẽ lấy ngày người quá cố ra khơi để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường. Nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, vì lý do nào đó khi đào lên cải táng, người ta thấy các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.
Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật... Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.
Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.

Để có ngôi mộ gió cho người bạc mệnh, gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của một pháp sư. Sau xin cúng bái xin phép tổ sư, thầy pháp lên miệng núi lửa trên đảo lấy đất sét đem về, nhào với nước và bông gòn rồi nắn thành hình nhân theo sự mô tả nhân dạng của thân nhân, có kích thước tương tự thân thể người đã khuất.

Cành dâu được chẻ đôi, xếp vào bụng làm xương sườn, đàn ông có 7 nhánh xương, đàn bà thì 9 nhánh. Lại dùng sợi tơ tằm hoặc sợi vỏ cây dâu làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng thân cây dâu.
Hình nhân có đủ lục phủ ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục. Thầy pháp phải nặn bằng hết số đất sét mang về, không bỏ sót chút nào vì người ta tin rằng số đất này tượng trưng cho da thịt của người chết, để sót lại sẽ làm đau như thể da thịt của họ bị mất mát.

Xong phần nặn hình, thầy pháp dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng trông giống như da người. Tiếp theo đó, người thân mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân, đặt linh vị trên mặt, rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người chết.

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã xong, mọi người tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân. Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Trường hợp không biết ngày mất, người thân sẽ lấy ngày người quá cố ra khơi để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường. Nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, vì lý do nào đó khi đào lên cải táng, người ta thấy các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.
Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật... Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.

Địa chỉ Mộ Lính đội Hoàng Sa

Núi Thới Lới
Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.
Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.

Địa chỉ Núi Thới Lới

Kinh nghiệm du lịch phượt Đảo Lý Sơn
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Đảo Lý Sơn

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.