Những địa điểm du lịch ở Hà Tiên

Chợ đêm Hà Tiên
Nằm trước công viên thuộc Đông Hồ Ấn Nguyệt, ở phường Đông Hồ của thị xã Hà Tiên, chợ đêm Hà Tiên qua hơn 5 năm hoạt động lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập người mua kẻ bán. Không chỉ là nơi mưu sinh của nhiều người dân Hà Tiên, khi du lịch phát triển thì chợ Đêm Hà Tiên đã trở thành một điểm tham quan cực kỳ thú vị, có sức hấp dẫn rất lớn tới du khách thập phương. Để tham quan được chợ, hiển nhiên bạn phải lưu lại Hà Tiên, ít nhất là với 2 ngày 1 đêm mới có thời gian tham quan khu chợ sầm uất và phong phú này.

Bạn có thể lưu trú tại những khách sạn khá gần chợ, tối đến thong thả dạo chợ, ngắm người qua lại mua bán, các quầy hàng phong phú chả thiếu thứ gì từ quần áo, trang sức, thực phẩm, và những hàng quán phục vụ ăn uống luôn náo nhiệt. Tham quan chợ, một phút ngẫu hứng ghé lại những quán ăn luôn đông khách, thử một tô bánh canh ghẹ Hà Tiên hay một tôbún kèn Hà Tiên thơm ngon chính hiệu, sẽ là những khoảnh khắc thú vị không thể quên với bất cứ ai.

Bạn có thể tìm thấy bất kỳ một khu chợ đêm nào ở nơi mình đến du lịch bởi đây làm một hoạt động buôn bán khá phổ biến như chợ đêm Nha Trang hay chợ đêm Sài Gòn. Mặc dù vậy, ghé qua chợ đêm Hà Tiên trong hành trình du lịch Hà Tiên của mình, bạn sẽ có một trải nghiệm rất khác về chợ đêm này – khu chợ đêm đặc sắc của miền Tây nằm ngay biên giới Campuchia.
Nằm trước công viên thuộc Đông Hồ Ấn Nguyệt, ở phường Đông Hồ của thị xã Hà Tiên, chợ đêm Hà Tiên qua hơn 5 năm hoạt động lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập người mua kẻ bán. Không chỉ là nơi mưu sinh của nhiều người dân Hà Tiên, khi du lịch phát triển thì chợ Đêm Hà Tiên đã trở thành một điểm tham quan cực kỳ thú vị, có sức hấp dẫn rất lớn tới du khách thập phương. Để tham quan được chợ, hiển nhiên bạn phải lưu lại Hà Tiên, ít nhất là với 2 ngày 1 đêm mới có thời gian tham quan khu chợ sầm uất và phong phú này.

Bạn có thể lưu trú tại những khách sạn khá gần chợ, tối đến thong thả dạo chợ, ngắm người qua lại mua bán, các quầy hàng phong phú chả thiếu thứ gì từ quần áo, trang sức, thực phẩm, và những hàng quán phục vụ ăn uống luôn náo nhiệt. Tham quan chợ, một phút ngẫu hứng ghé lại những quán ăn luôn đông khách, thử một tô bánh canh ghẹ Hà Tiên hay một tôbún kèn Hà Tiên thơm ngon chính hiệu, sẽ là những khoảnh khắc thú vị không thể quên với bất cứ ai.

Bạn có thể tìm thấy bất kỳ một khu chợ đêm nào ở nơi mình đến du lịch bởi đây làm một hoạt động buôn bán khá phổ biến như chợ đêm Nha Trang hay chợ đêm Sài Gòn. Mặc dù vậy, ghé qua chợ đêm Hà Tiên trong hành trình du lịch Hà Tiên của mình, bạn sẽ có một trải nghiệm rất khác về chợ đêm này – khu chợ đêm đặc sắc của miền Tây nằm ngay biên giới Campuchia.

Địa chỉ Chợ đêm Hà Tiên

Chùa Hang Hà Tiên
Chùa Hang có từ đầu thế kỷ 18, nằm trong lòng hang núi, Chùa Hang cao 181m thuộc sơn hệ Hòn Chông. Chùa có tên chữ là Hải Sơn Tự nằm trọn vẹn trong một hang rất lớn có hai cửa rộng: cửa hướng Tây thông ra biển, cửa hướng Bắc nối tiếp với con đường dẫn vào Chùa từ đất liền. Đây chính là đỉnh cuối cùng của dãy núi Hòn Chông nhưng do trong hang có ngôi chùa nên dân gian quen gọi là núi Chùa Hang và Chùa Hang.

Hàng năm Chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch. Đây là những ngày hội mừng Phật Đản được tổ chức với nét văn hoá đặc sắc…Chùa Hang bé nhỏ huyền bí nhưng không khép kín mà mở ra với trời biển mênh mông đưa khách thập phương từ thiền môn bước ra hòa mình với trời biển mênh mông. Theo lòng hang ngoằn ngoèo trong lòng núi cuối cùng bạn sẽ nghe những ngọn gió mang hơi biển thổi vào mằn mặn, ngẩng nhìn, trước mắt bạn là một vùng biển trời bao la rộng lớn, cái tên “Hải Sơn Tự” của chùa cũng đủ thấy mối liên hệ kỳ diệu của biển và núi nơi đây.
Chùa Hang có từ đầu thế kỷ 18, nằm trong lòng hang núi, Chùa Hang cao 181m thuộc sơn hệ Hòn Chông. Chùa có tên chữ là Hải Sơn Tự nằm trọn vẹn trong một hang rất lớn có hai cửa rộng: cửa hướng Tây thông ra biển, cửa hướng Bắc nối tiếp với con đường dẫn vào Chùa từ đất liền. Đây chính là đỉnh cuối cùng của dãy núi Hòn Chông nhưng do trong hang có ngôi chùa nên dân gian quen gọi là núi Chùa Hang và Chùa Hang.

Hàng năm Chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch. Đây là những ngày hội mừng Phật Đản được tổ chức với nét văn hoá đặc sắc…Chùa Hang bé nhỏ huyền bí nhưng không khép kín mà mở ra với trời biển mênh mông đưa khách thập phương từ thiền môn bước ra hòa mình với trời biển mênh mông. Theo lòng hang ngoằn ngoèo trong lòng núi cuối cùng bạn sẽ nghe những ngọn gió mang hơi biển thổi vào mằn mặn, ngẩng nhìn, trước mắt bạn là một vùng biển trời bao la rộng lớn, cái tên “Hải Sơn Tự” của chùa cũng đủ thấy mối liên hệ kỳ diệu của biển và núi nơi đây.

Địa chỉ Chùa Hang Hà Tiên

Đảo Hải Tặc Kiên Giang
Du khách mua vé tàu lại bến Hà Tiên. Mỗi ngày thường có 2 chuyến từ đây ra đảo khởi hành lúc 9h, 14h và 2 chuyến ngược lại về lúc 9h, 15h.

Bạn nên chú ý tới sớm 30 phút để mua vé và ổn định chỗ ngồi. Giá một vé từ 40.000 đến 50.000 đồng. Nếu du khách mang thêm xe máy, vé đi kèm 30.000 đồng. Thời gian di chuyển trên tàu khoảng 1,5 giờ, cập bến Bãi Nam, đảo Hải Tặc.

Bạn có thể mang xe máy lên đảo để tự do đi lại khám phá và cả đảo có một con đường. Nếu không, du khách có thể đi xe ôm một vòng quanh đảo với giá khoảng 50.000 đồng.

Nếu có điều kiện và thời gian du khách nên ra cảng tàu thuê một thuyền nhỏ để đi vòng quanh và ghé vào các đảo nhỏ khác nằm cùng khu vực. Giá cho chuyến đi thuyền 10 người khoảng 300.000 – 400.000 đồng.

Đảo hiện chưa có nhà nghỉ, khách sạn. Tại đây người dân xây phòng trọ cho khách nghỉ qua đêm với giá 50.000 đồng một người (loại phòng 2-4 người). Đối với phòng ngủ tập thể 10 người có giá rẻ hơn.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn đem lều để tự cắm trại trên bãi biển. Lưu ý, trên đảo nước ngọt và điện thiếu thốn. Người dân dùng máy phát điện không liên tục, chỉ tới 9h tối là tắt toàn bộ. Nếu muốn trải nghiệm cuộc sống ngư dân trên đảo, bạn có thể xin ngủ lại nhà dân.
Du khách mua vé tàu lại bến Hà Tiên. Mỗi ngày thường có 2 chuyến từ đây ra đảo khởi hành lúc 9h, 14h và 2 chuyến ngược lại về lúc 9h, 15h.

Bạn nên chú ý tới sớm 30 phút để mua vé và ổn định chỗ ngồi. Giá một vé từ 40.000 đến 50.000 đồng. Nếu du khách mang thêm xe máy, vé đi kèm 30.000 đồng. Thời gian di chuyển trên tàu khoảng 1,5 giờ, cập bến Bãi Nam, đảo Hải Tặc.

Bạn có thể mang xe máy lên đảo để tự do đi lại khám phá và cả đảo có một con đường. Nếu không, du khách có thể đi xe ôm một vòng quanh đảo với giá khoảng 50.000 đồng.

Nếu có điều kiện và thời gian du khách nên ra cảng tàu thuê một thuyền nhỏ để đi vòng quanh và ghé vào các đảo nhỏ khác nằm cùng khu vực. Giá cho chuyến đi thuyền 10 người khoảng 300.000 – 400.000 đồng.

Đảo hiện chưa có nhà nghỉ, khách sạn. Tại đây người dân xây phòng trọ cho khách nghỉ qua đêm với giá 50.000 đồng một người (loại phòng 2-4 người). Đối với phòng ngủ tập thể 10 người có giá rẻ hơn.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn đem lều để tự cắm trại trên bãi biển. Lưu ý, trên đảo nước ngọt và điện thiếu thốn. Người dân dùng máy phát điện không liên tục, chỉ tới 9h tối là tắt toàn bộ. Nếu muốn trải nghiệm cuộc sống ngư dân trên đảo, bạn có thể xin ngủ lại nhà dân.

Địa chỉ Đảo Hải Tặc Kiên Giang

Hang động Mo So
Nhắc đến hệ thống hang động ở Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những hang động nổi tiếng ở phía Bắc như động Thiên Đường, động Phong Nha, động Sơn Đoòng. Song, ở miền Tây cũng có một hang động rất hoang sơ và kỳ thú. Đó là hang Mo So, chuỗi hang động đá vôi duy nhất tại miền Nam, thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Mo So là tên gọi chung cho những hang động ăn thông với nhau, có nhiều ngõ ngách trong núi, vách là đá vôi nên được đồng bào Khmer gọi là Mo So (đá trắng). Hàng triệu năm trước, ngọn núi đá vôi này bị nước biển xâm thực, để lại nhiều hố, hang động. Sự tác động liên tục và kéo dài đã tạo ra những quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và đa dạng.

Từ dưới chân núi, chỉ vài bước chân là bạn đã đi vào hang đầu tiên là hang Quân Y (thời chiến tranh dùng làm nơi chữa trị cho thương bệnh binh). Trong hang chưa có hệ thống điện quốc gia mà chỉ có vài bóng điện chạy máy do người dân bắc để phục vụ du khách.

Cửa hang Quân Y rộng, trần hang cao nên đây là nơi trú ngụ lý tưởng của loài dơi. Vào đến cửa hang, âm thanh mà bạn nghe thấy chỉ còn là tiếng lao xao của bầy dơi.

Qua hết cây cầu ván nhỏ, bạn bắt đầu bước vào thế giới kỳ ảo của thạch nhũ đá vôi. Đến đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những kiến tạo của thiên nhiên.

– Hang Mo So rất gần với hòn Phụ Tử, chùa Hang, nên sau khi rời hang động này, bạn hãy tiếp tục hành trình tham quan hai địa danh trên.
– Khi khám phá hang Mo So, bạn phải trả tiền điện thắp sáng cho người dân. Giá dao động từ 40.000 đồng/một đoàn khách.
Nhắc đến hệ thống hang động ở Việt Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những hang động nổi tiếng ở phía Bắc như động Thiên Đường, động Phong Nha, động Sơn Đoòng. Song, ở miền Tây cũng có một hang động rất hoang sơ và kỳ thú. Đó là hang Mo So, chuỗi hang động đá vôi duy nhất tại miền Nam, thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Mo So là tên gọi chung cho những hang động ăn thông với nhau, có nhiều ngõ ngách trong núi, vách là đá vôi nên được đồng bào Khmer gọi là Mo So (đá trắng). Hàng triệu năm trước, ngọn núi đá vôi này bị nước biển xâm thực, để lại nhiều hố, hang động. Sự tác động liên tục và kéo dài đã tạo ra những quần thể hang động khác nhau, lòng hang trông rất kỳ lạ và đa dạng.

Từ dưới chân núi, chỉ vài bước chân là bạn đã đi vào hang đầu tiên là hang Quân Y (thời chiến tranh dùng làm nơi chữa trị cho thương bệnh binh). Trong hang chưa có hệ thống điện quốc gia mà chỉ có vài bóng điện chạy máy do người dân bắc để phục vụ du khách.

Cửa hang Quân Y rộng, trần hang cao nên đây là nơi trú ngụ lý tưởng của loài dơi. Vào đến cửa hang, âm thanh mà bạn nghe thấy chỉ còn là tiếng lao xao của bầy dơi.

Qua hết cây cầu ván nhỏ, bạn bắt đầu bước vào thế giới kỳ ảo của thạch nhũ đá vôi. Đến đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những kiến tạo của thiên nhiên.

– Hang Mo So rất gần với hòn Phụ Tử, chùa Hang, nên sau khi rời hang động này, bạn hãy tiếp tục hành trình tham quan hai địa danh trên.
– Khi khám phá hang Mo So, bạn phải trả tiền điện thắp sáng cho người dân. Giá dao động từ 40.000 đồng/một đoàn khách.

Địa chỉ Hang động Mo So

Hòn Phụ Tử
Hòn Phụ Tử là hòn đảo gồm hai khối đá dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao 5m so với mặt biển. Trong đó hòn Phụ có chiều cao khoảng 33,6m và hòn Tử cao khoảng 30m. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả. Hòn Phụ Tử nằm trên eo biển Khu du lịch Chùa Hang, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang, và được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia vào năm 1989.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm vào thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm vào khiến người con trúng độc mà chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.
Hòn Phụ Tử là hòn đảo gồm hai khối đá dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao 5m so với mặt biển. Trong đó hòn Phụ có chiều cao khoảng 33,6m và hòn Tử cao khoảng 30m. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả. Hòn Phụ Tử nằm trên eo biển Khu du lịch Chùa Hang, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang, và được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia vào năm 1989.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm vào thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm vào khiến người con trúng độc mà chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.

Địa chỉ Hòn Phụ Tử

Khu đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc
Đền thờ họ Mạc có các tên chữ là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ hay Mạc Công miếu; còn dân gian thì quen gọi là miếu Ông Lịnh (vì Mạc Thiên Tứ được tôn xưng là Mạc Lịnh Công). Công trình này và khu mộ của dòng Mạc trên triền núi Bình San, là một thắng cảnh và là một di tích lịch sử của trấn Hà Tiên xưa; nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước để ra đi buôn bán thương mại ở một số nước Đông Nam Á. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8/1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương và 7 đời dòng họ Mạc đã đem hết công sức của mình để biến Hà Tiên thành một đầu mối giao thương của nước Đại Việt xưa với các nước trong vùng.

Khu di tích gồm phần đền thờ dòng họ Mạc và phần lăng mộ. Đền thờ nằm ở chân núi Bình San, được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn. Ở hai bên cổng đền thờ là 2 câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng:

Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng
Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh
Tạm dịch:
Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu
Đền thờ họ Mạc có các tên chữ là Trung Nghĩa từ, Mạc Công từ hay Mạc Công miếu; còn dân gian thì quen gọi là miếu Ông Lịnh (vì Mạc Thiên Tứ được tôn xưng là Mạc Lịnh Công). Công trình này và khu mộ của dòng Mạc trên triền núi Bình San, là một thắng cảnh và là một di tích lịch sử của trấn Hà Tiên xưa; nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước để ra đi buôn bán thương mại ở một số nước Đông Nam Á. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8/1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương và 7 đời dòng họ Mạc đã đem hết công sức của mình để biến Hà Tiên thành một đầu mối giao thương của nước Đại Việt xưa với các nước trong vùng.

Khu di tích gồm phần đền thờ dòng họ Mạc và phần lăng mộ. Đền thờ nằm ở chân núi Bình San, được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn. Ở hai bên cổng đền thờ là 2 câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng:

Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng
Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh
Tạm dịch:
Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu

Địa chỉ Khu đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc

Mũi Nai
Mũi Nai tức Lộc Trĩ là một bãi biển đẹp nằm ven bờ vịnh Thái Lan, một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua thi phẩm “Lộc Trĩ thôn cư” khá nổi tếng. Đây cũng là một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay - sau hơn 300 lịch sử. Hiện nay, Mũi Nai đã được xây dựng thành khu du lịch hiện đại với nhiều công trình phục vụ du khách đến tham quan và vui chơi giải trí.

Bờ biển bán đảo Mũi Nai có 2 bãi cát đẹp là bãi Nô và bãi Bằng: bãi Nô nằm cạnh xóm chài, nhà cửa đông vui, còn bãi Bằng cát phẳng phù hợp nhu cầu tắm biển. Bãi tắm Mũi Nai không rộng, cát không trắng nhưng lại êm đềm và thoai thoải, sóng không to, khí hậu ôn hoà, quanh năm mát mẻ. Cát biển Mũi Nai màu nâu sậm, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên thật lạ lùng. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn, rất tốt cho da của bạn.

Biển Mũi Nai còn thu hút ở vẻ đẹp lúc chiều tà, ngồi trên bãi cát nghe tiếng chim hải âu, tiếng sóng biển vỗ về, cảm giác mát mẻ từ gió biển, ngắm hoàng hôn từ từ đến trong khung cảnh thiên nhiên.
Mũi Nai tức Lộc Trĩ là một bãi biển đẹp nằm ven bờ vịnh Thái Lan, một trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua thi phẩm “Lộc Trĩ thôn cư” khá nổi tếng. Đây cũng là một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay - sau hơn 300 lịch sử. Hiện nay, Mũi Nai đã được xây dựng thành khu du lịch hiện đại với nhiều công trình phục vụ du khách đến tham quan và vui chơi giải trí.

Bờ biển bán đảo Mũi Nai có 2 bãi cát đẹp là bãi Nô và bãi Bằng: bãi Nô nằm cạnh xóm chài, nhà cửa đông vui, còn bãi Bằng cát phẳng phù hợp nhu cầu tắm biển. Bãi tắm Mũi Nai không rộng, cát không trắng nhưng lại êm đềm và thoai thoải, sóng không to, khí hậu ôn hoà, quanh năm mát mẻ. Cát biển Mũi Nai màu nâu sậm, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên thật lạ lùng. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn, rất tốt cho da của bạn.

Biển Mũi Nai còn thu hút ở vẻ đẹp lúc chiều tà, ngồi trên bãi cát nghe tiếng chim hải âu, tiếng sóng biển vỗ về, cảm giác mát mẻ từ gió biển, ngắm hoàng hôn từ từ đến trong khung cảnh thiên nhiên.

Địa chỉ Mũi Nai

Núi Đá Dựng
Núi Đá Dựng ở xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử và là một danh thắng đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia theo quyết định số 44/2007/QĐ- BVHTT cấp ngày 3 tháng 8 năm 2007

Núi Đá Dựng là địa điểm du lịch ở Hà Tiên thu hút nhiều du khách. Việc leo núi Đá Dựng và khám phá các hang động trong núi chiếm của bạn cả buổi. Núi Đá Dựng có những hang động thâm u, bí ẩn cùng những huyền thoại, truyền thuyết có từ thuở xa xưa như hang Mẹ Sanh, Thần Kim Quy, Bồng Lai… Mỗi hang động mang một nét đẹp khác nhau.

Trong “Hà Tiên thập vịnh”, “chủ soái” Tao Đàn Chiêu Anh Các, tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích, đã miêu tả núi Đá Dựng qua bài vịnh có tựa đề “Châu Nham Lạc Lộ” (Cò về núi Ngọc):

Bóng ngọc mây đâm phủ núi non
Bay la bay lã trắng hoàng hôn
Góc trời thế trận giăng cây cỏ
Đoá ngọc hoa rơi khắp bãi cồn
Núi Đá Dựng ở xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử và là một danh thắng đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia theo quyết định số 44/2007/QĐ- BVHTT cấp ngày 3 tháng 8 năm 2007

Núi Đá Dựng là địa điểm du lịch ở Hà Tiên thu hút nhiều du khách. Việc leo núi Đá Dựng và khám phá các hang động trong núi chiếm của bạn cả buổi. Núi Đá Dựng có những hang động thâm u, bí ẩn cùng những huyền thoại, truyền thuyết có từ thuở xa xưa như hang Mẹ Sanh, Thần Kim Quy, Bồng Lai… Mỗi hang động mang một nét đẹp khác nhau.

Trong “Hà Tiên thập vịnh”, “chủ soái” Tao Đàn Chiêu Anh Các, tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích, đã miêu tả núi Đá Dựng qua bài vịnh có tựa đề “Châu Nham Lạc Lộ” (Cò về núi Ngọc):

Bóng ngọc mây đâm phủ núi non
Bay la bay lã trắng hoàng hôn
Góc trời thế trận giăng cây cỏ
Đoá ngọc hoa rơi khắp bãi cồn

Địa chỉ Núi Đá Dựng

Thạch động
Thạch Động còn được gọi là Thạch Động Thôn Vân (động đá nuốt mây), ở độ cao khoảng 50m là điểm đầu tiên của bạn trong hành trình du lịch Hà Tiên. Thời gian tham quan Thạch Động của bạn chỉ khoảng 1 giờ. Phía trong động có một ngôi chùa được dựng dựa vào thế hang núi. Ở đây, bạn có thể đứng ngoài cửa hang ngắm nhìn thành phố Hà Tiên ở phía xa xa.

Phía trong động có cất một chùa phật. Sang cửa tây - nam có điện Bà Chúa Xứ. Phía đông, đứng ở vách đá nhìn lên có cửa hang thấu đến đỉnh nên khi ánh sáng mặt trời rọi xuống người xưa gọi là đường lên trời. Trong hang động có một miệng hang, nhìn vào thăm thẳm không biết thông đến đâu.

Có biết bao người hiếu kỳ đã xuống đó đều không trở lên được. Sau đó có người lấy trái dừa khô khắc chữ lăn dấu ném xuống hang thì ít lâu sau phát hiện trái dừa đó trôi trên mặt biển. Điều đó có nghĩa là hang thông ra đến biển. Hiện giờ thì miệng hang đã bị lấp để tránh tai nạn.

Vé tham quan Thạch Động 5.000 đồng.
Thạch Động còn được gọi là Thạch Động Thôn Vân (động đá nuốt mây), ở độ cao khoảng 50m là điểm đầu tiên của bạn trong hành trình du lịch Hà Tiên. Thời gian tham quan Thạch Động của bạn chỉ khoảng 1 giờ. Phía trong động có một ngôi chùa được dựng dựa vào thế hang núi. Ở đây, bạn có thể đứng ngoài cửa hang ngắm nhìn thành phố Hà Tiên ở phía xa xa.

Phía trong động có cất một chùa phật. Sang cửa tây - nam có điện Bà Chúa Xứ. Phía đông, đứng ở vách đá nhìn lên có cửa hang thấu đến đỉnh nên khi ánh sáng mặt trời rọi xuống người xưa gọi là đường lên trời. Trong hang động có một miệng hang, nhìn vào thăm thẳm không biết thông đến đâu.

Có biết bao người hiếu kỳ đã xuống đó đều không trở lên được. Sau đó có người lấy trái dừa khô khắc chữ lăn dấu ném xuống hang thì ít lâu sau phát hiện trái dừa đó trôi trên mặt biển. Điều đó có nghĩa là hang thông ra đến biển. Hiện giờ thì miệng hang đã bị lấp để tránh tai nạn.

Vé tham quan Thạch Động 5.000 đồng.

Địa chỉ Thạch động

Kinh nghiệm du lịch phượt Hà Tiên
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Hà Tiên

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.