Những địa điểm du lịch ở Lào Cai

Bản Cát Cát
Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.
Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.

Địa chỉ Bản Cát Cát

Bản Lao Chải
Nếu thị trấn Sapa náo nhiệt và sầm uất bao nhiêu thì khi đến với Lao Chải, Tả Van bạn lại thấy yên tĩnh và bình yên bấy nhiêu. Đặt chân đến bản, ấn tượng đầu tiên khiến bạn phải ngỡ ngàng là những thửa ruộng bậc thang trải rộng mênh mông trên khắp các sườn đồi.

Nếu đi vào tầm tháng 4 hoặc tháng 9 thì bạn sẽ có dịp được ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vàng như một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Mùa lúa chín cũng là lúc mà bản làng vui nhộn và ấm cúng nhất. Hương lúa thơm nồng quyện vào gió, lan tỏa trong không gian như mời gọi du khách bốn phương hãy đến và trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sơn cước.
Nếu thị trấn Sapa náo nhiệt và sầm uất bao nhiêu thì khi đến với Lao Chải, Tả Van bạn lại thấy yên tĩnh và bình yên bấy nhiêu. Đặt chân đến bản, ấn tượng đầu tiên khiến bạn phải ngỡ ngàng là những thửa ruộng bậc thang trải rộng mênh mông trên khắp các sườn đồi.

Nếu đi vào tầm tháng 4 hoặc tháng 9 thì bạn sẽ có dịp được ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vàng như một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Mùa lúa chín cũng là lúc mà bản làng vui nhộn và ấm cúng nhất. Hương lúa thơm nồng quyện vào gió, lan tỏa trong không gian như mời gọi du khách bốn phương hãy đến và trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sơn cước.

Địa chỉ Bản Lao Chải

Bản Tả Phìn
Bản Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh...

Ngoài ra, còn rất nhiều bản làng của đồng bào dân tộc để bạn ghé thăm khi du lịch Sapa như: bản Tả Van – của đồng bào người Mông, Giáy, Tày, Dao đỏ…; bản Ý Linh Hồ, bản Lao Chải – người H’mông đen (cách khoảng 7km về phía Tây Nam của thị trấn Sapa, cạnh suối Mường Hoa); bản Hồ của đồng bào Tày; bản Lao Chải của đồng bào H’mông đen (cách 8-9 Km về phía Đông Nam thị trấn Sapa, trên bờ phía Tây của sông Mường Hoa); bản Hồ của người Xá Phó...
Bản Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh...

Ngoài ra, còn rất nhiều bản làng của đồng bào dân tộc để bạn ghé thăm khi du lịch Sapa như: bản Tả Van – của đồng bào người Mông, Giáy, Tày, Dao đỏ…; bản Ý Linh Hồ, bản Lao Chải – người H’mông đen (cách khoảng 7km về phía Tây Nam của thị trấn Sapa, cạnh suối Mường Hoa); bản Hồ của đồng bào Tày; bản Lao Chải của đồng bào H’mông đen (cách 8-9 Km về phía Đông Nam thị trấn Sapa, trên bờ phía Tây của sông Mường Hoa); bản Hồ của người Xá Phó...

Địa chỉ Bản Tả Phìn

Chinh phục đỉnh Fansipan
Fansipan là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 1 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này từ chân núi. Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đường chinh phục đỉnh Fansipan. Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao (ở bản Cát Cát).

Trên đường lên đỉnh núi, bạn sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, các loài chim...

Hiện nay bạn cũng có thể chọn đi cáp treo. Tuyến cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đầu năm 2016, đã giúp hàng chục nghìn du khách đã đặt chân tới đỉnh Fansipan chiêm ngưỡng, khám phá, chinh phục nóc nhà cao nhất Đông Dương. Đây cũng là tuyến cáp treo được Guinness chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6292.5m. Thời gian để chiêm ngưỡng đỉnh Fansipan bây giờ cũng được rút ngắn từ 2 ngày xuống chỉ còn 15 phút.
Fansipan là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 1 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này từ chân núi. Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đường chinh phục đỉnh Fansipan. Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao (ở bản Cát Cát).

Trên đường lên đỉnh núi, bạn sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, các loài chim...

Hiện nay bạn cũng có thể chọn đi cáp treo. Tuyến cáp treo Fansipan đi vào hoạt động đầu năm 2016, đã giúp hàng chục nghìn du khách đã đặt chân tới đỉnh Fansipan chiêm ngưỡng, khám phá, chinh phục nóc nhà cao nhất Đông Dương. Đây cũng là tuyến cáp treo được Guinness chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa là: Cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới: 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất thế giới: 6292.5m. Thời gian để chiêm ngưỡng đỉnh Fansipan bây giờ cũng được rút ngắn từ 2 ngày xuống chỉ còn 15 phút.

Địa chỉ Chinh phục đỉnh Fansipan

Chợ Mường Hum
Chợ Mường Hum là một phiên chợ cuối tuần nằm bên cạnh con suối Mường Hum với làn nước trong vắt cùng xung quanh là những dãy núi cao xanh mát. Giống như những phiên chợ khác ở cùng cao, chợ Mường Hum thường diên ra vào chủ nhật và đây là một khu chợ nhỏ nhưng đã có từ lâu đời ở Bát Xát. Chợ Mường Hum vừa là nơi mua bán vừa là nơi gặp gỡ giao lưu, vui chơi của bà con các dân tộc Hoa, Hà Nhì, H’Mông, Dao Đỏ, Giáy, Dao Tuyển... Đây cũng là nơi có rất nhiều hoạt động thú vị.

Đến với phiên chợ Mường Hum du khách không chỉ bị thu hút bời nhiều sản vật dân tộc độc đáo được bày bán trong chợ mà còn bị thu hút bởi những bộ trang phục thổ cẩm sặc sỡ độc đáo của bà con các dân tộc. Du lịch Lào Cai bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm phiên chợ Mường Hum để được thưởng thức khung cảnh non nước hữu tình nơi đây là khám phá, tìm hiểu thêm những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc nhé.
Chợ Mường Hum là một phiên chợ cuối tuần nằm bên cạnh con suối Mường Hum với làn nước trong vắt cùng xung quanh là những dãy núi cao xanh mát. Giống như những phiên chợ khác ở cùng cao, chợ Mường Hum thường diên ra vào chủ nhật và đây là một khu chợ nhỏ nhưng đã có từ lâu đời ở Bát Xát. Chợ Mường Hum vừa là nơi mua bán vừa là nơi gặp gỡ giao lưu, vui chơi của bà con các dân tộc Hoa, Hà Nhì, H’Mông, Dao Đỏ, Giáy, Dao Tuyển... Đây cũng là nơi có rất nhiều hoạt động thú vị.

Đến với phiên chợ Mường Hum du khách không chỉ bị thu hút bời nhiều sản vật dân tộc độc đáo được bày bán trong chợ mà còn bị thu hút bởi những bộ trang phục thổ cẩm sặc sỡ độc đáo của bà con các dân tộc. Du lịch Lào Cai bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm phiên chợ Mường Hum để được thưởng thức khung cảnh non nước hữu tình nơi đây là khám phá, tìm hiểu thêm những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc nhé.

Địa chỉ Chợ Mường Hum

Chợ phiên Bắc Hà
Trên dường đi, du khách sẽ gặp núi cao, vực sâu và những thửa ruộng bậc thang. Khách du lịch nhiều khi phải dừng xe để thu vội những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó vào ống kính và sẽ gặp từng nhóm người dân tộc cười nói ríu rít dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm thậm chí có những người đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ.

Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.

Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.

Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng. Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây... cũng lên đây để buôn ngựa về xuôi.
Trên dường đi, du khách sẽ gặp núi cao, vực sâu và những thửa ruộng bậc thang. Khách du lịch nhiều khi phải dừng xe để thu vội những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ đó vào ống kính và sẽ gặp từng nhóm người dân tộc cười nói ríu rít dắt ngựa thồ hàng mang đến chợ bán. Để kịp phiên chợ, họ phải đi từ rất sớm thậm chí có những người đi từ ngày hôm trước đến trưa hôm sau mới đến được chợ.

Trước đây, chợ Bắc Hà họp trên một quả đồi thoai thoải, sau này chợ được xây mới trên nền bê tông và được chia ra từng khu vực bán hàng nên đã phần nào mất đi vẻ đẹp nguyên sơ. Chợ Bắc Hà là nơi bày bán đủ mọi sản vật của vùng cao, những vật dụng cần thiết cho người dân tộc: cày, cuốc, xẻng, dao các loại rau, hoa quả, mật ong.

Nhưng thu hút phụ nữ dân tộc và khách du lịch nhiều nhất chính là khu bán các đồ trang sức, váy, áo, vải thổ cẩm và cả những chiếc gùi bằng mây duyên dáng. Tại đây, bạn có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm thổ cẩm, hoa mắt với những sắc màu rực rỡ của váy áo các thiếu nữ dân tộc Mông, Dao đỏ. Khách du lịch nước ngoài thường trầm trồ trước những bức tranh được dệt thủ công với những họa tiết sinh động, màu sắc hài hòa và đẹp mắt.

Đối với đàn ông vùng cao thì chợ cũng là nơi để một tuần họ có thể gặp gỡ cùng uống rượu bên chảo thắng cố. Thắng cố không lúc nào vơi trong chảo cũng như rượu không lúc nào cạn trong bình. Rượu đặc sản của người Mông bản Phố, được nhiều người biết đến bởi độ nặng và vị gắt rất đặc trưng. Khu bán ngựa là nơi thu hút nhiều đàn ông nhất, họ đến từ các bản làng xa xôi, thậm chí cả những người từ các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây... cũng lên đây để buôn ngựa về xuôi.

Địa chỉ Chợ phiên Bắc Hà

Cốc San
Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.
Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.

Địa chỉ Cốc San

Cổng trời Sapa
Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi có cổng trời Quản Bạ. Nhưng ít ai biết rằng Sapa cũng có một cổng trời. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương.

Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này.

Đứng giữa cổng trời Sapa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc - một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá. Cao khoảng 200m, Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút. Hay đơn giản đứng chỉ để nhìn khoảng không vô tận và khoáng đạt phía trước.

Cũng ở cổng trời này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng vời vợi lưng trời. Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Đây cũng là nơi năm xưa có trạm khí tượng địa cầu xa xôi hẻo lánh, ít người qua lại đã được nhà văn Nguyễn Thành Long lấy làm nguyên mẫu trong truyện ngắn nổi tiếng của mình "Lặng lẽ Sa Pa".
Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi có cổng trời Quản Bạ. Nhưng ít ai biết rằng Sapa cũng có một cổng trời. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương.

Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này.

Đứng giữa cổng trời Sapa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc - một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá. Cao khoảng 200m, Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút. Hay đơn giản đứng chỉ để nhìn khoảng không vô tận và khoáng đạt phía trước.

Cũng ở cổng trời này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng vời vợi lưng trời. Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Đây cũng là nơi năm xưa có trạm khí tượng địa cầu xa xôi hẻo lánh, ít người qua lại đã được nhà văn Nguyễn Thành Long lấy làm nguyên mẫu trong truyện ngắn nổi tiếng của mình "Lặng lẽ Sa Pa".

Địa chỉ Cổng trời Sapa

Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ hay Đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ. Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.

Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho khí hậu hai nửa của đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. Mùa đông, trong khi bên phía Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, cả ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập trong mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên đèo Tam Đường, những cơn nóng khô hanh sẽ thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước và những thảm cỏ xanh cằn cỗi dưới ánh mắt trời.

Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ kín băng tuyết.
Đèo Ô Quy Hồ hay Đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ. Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.

Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho khí hậu hai nửa của đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. Mùa đông, trong khi bên phía Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, cả ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập trong mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên đèo Tam Đường, những cơn nóng khô hanh sẽ thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước và những thảm cỏ xanh cằn cỗi dưới ánh mắt trời.

Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ kín băng tuyết.

Địa chỉ Đèo Ô Quy Hồ

Nhà thờ đá Sapa
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.

Địa chỉ Nhà thờ đá Sapa

Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa, cách 3 km, du khách có thể đi bộ đến đó. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Núi Hàm Rồng nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa, cách 3 km, du khách có thể đi bộ đến đó. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Địa chỉ Núi Hàm Rồng

Phiên chợ Lùng Khấu Nhin
Phiên chợ Lùng Khấu Nhin một trong những điểm du lịch Sapa mà bất kỳ mùa nào bạn cũng có thể khám phá.

Ngay từ đỉnh dốc khi còn cách chợ 1 quãng bạn đã được cảm nhận cái cảnh sắc tươi tắn đã hiển hiện, và càng nổi bật hơn giữa núi rừng trơ trọi và bầu trời ảm đạm. Xung quanh con đường chính chạy dọc qua chợ, người ta bày bán rau quả, củ, nồi xoong, vật dụng cá nhân. Từ đường chính rẽ vào chợ là nơi bán váy vóc, thổ cẩm, len, chăn màn...

Với những mảnh vải hoa sặc sỡ, chiếc váy thổ cẩm đầy hoạ tiết xoè gọn gàng trên những chiếc dây treo. Cạnh đó, hai dãy hàng quán bán thắng cố, chè, đồ ăn.. được giăng bởi các tấm bạt xanh, nghi ngút khói bốc và túm tụm cánh đàn ông áo đen tả fủ ngồi chè chén say sưa. Song song với hai dãy quán này là khu nhà xây khoảng 50m2, phía trên khắc dòng chữ "CHỢ LÙNG KHẤU NHIN", bên trong cũng bày bán quần áo váy vóc, nhưng đậm chất quần áo như chúng ta hay mặc bây giờ. Phía cuối khu nhà này mới là gian hàng thổ cẩm.

Đến với phiên chợ Lùng Khẩu Nhin này các du khách rất say sưa chụp ảnh cảnh bà con dân tộc mua bán trao đổi hàng hóa chính nét đẹp này đã mê hoặc không biết bao nhiêu ống kính máy quay của du khách. Cùng có những du khách còn chọn cho mình một hai món ăn địa phương, như bánh rán, bánh cuốn tráng... để cảm nhận ẩm thực.
Phiên chợ Lùng Khấu Nhin một trong những điểm du lịch Sapa mà bất kỳ mùa nào bạn cũng có thể khám phá.

Ngay từ đỉnh dốc khi còn cách chợ 1 quãng bạn đã được cảm nhận cái cảnh sắc tươi tắn đã hiển hiện, và càng nổi bật hơn giữa núi rừng trơ trọi và bầu trời ảm đạm. Xung quanh con đường chính chạy dọc qua chợ, người ta bày bán rau quả, củ, nồi xoong, vật dụng cá nhân. Từ đường chính rẽ vào chợ là nơi bán váy vóc, thổ cẩm, len, chăn màn...

Với những mảnh vải hoa sặc sỡ, chiếc váy thổ cẩm đầy hoạ tiết xoè gọn gàng trên những chiếc dây treo. Cạnh đó, hai dãy hàng quán bán thắng cố, chè, đồ ăn.. được giăng bởi các tấm bạt xanh, nghi ngút khói bốc và túm tụm cánh đàn ông áo đen tả fủ ngồi chè chén say sưa. Song song với hai dãy quán này là khu nhà xây khoảng 50m2, phía trên khắc dòng chữ "CHỢ LÙNG KHẤU NHIN", bên trong cũng bày bán quần áo váy vóc, nhưng đậm chất quần áo như chúng ta hay mặc bây giờ. Phía cuối khu nhà này mới là gian hàng thổ cẩm.

Đến với phiên chợ Lùng Khẩu Nhin này các du khách rất say sưa chụp ảnh cảnh bà con dân tộc mua bán trao đổi hàng hóa chính nét đẹp này đã mê hoặc không biết bao nhiêu ống kính máy quay của du khách. Cùng có những du khách còn chọn cho mình một hai món ăn địa phương, như bánh rán, bánh cuốn tráng... để cảm nhận ẩm thực.

Địa chỉ Phiên chợ Lùng Khấu Nhin

Thác Bạc - Đỉnh Đèo
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía Tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc ào ào chảy xuống từ độ cao trên 200m vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quy Hồ, tạo nên âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Tuy nhiên vào mùa xuân du khách nên cân nhắc trước khi tham quan Thác Bạc vì khi ấy thác rất ít nước. Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là du khách đến với địa danh Đỉnh Đèo. Nơi đây có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Phan Si Păng, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía Tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc ào ào chảy xuống từ độ cao trên 200m vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quy Hồ, tạo nên âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Tuy nhiên vào mùa xuân du khách nên cân nhắc trước khi tham quan Thác Bạc vì khi ấy thác rất ít nước. Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là du khách đến với địa danh Đỉnh Đèo. Nơi đây có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Phan Si Păng, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.

Địa chỉ Thác Bạc - Đỉnh Đèo

Thắng cảnh Hang Tiên
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. Nhiều du khách đến đây vãn cảnh, tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa, đều cầu mong được ban phúc cho sắc đẹp, sức khỏe và phú quý.
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. Nhiều du khách đến đây vãn cảnh, tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa, đều cầu mong được ban phúc cho sắc đẹp, sức khỏe và phú quý.

Địa chỉ Thắng cảnh Hang Tiên

Thung lũng mường Hoa - Bãi đá cổ Sapa
Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.
Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.

Địa chỉ Thung lũng mường Hoa - Bãi đá cổ Sapa

Kinh nghiệm du lịch phượt Lào Cai
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Lào Cai

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.