Những địa điểm du lịch ở Quảng Ngãi

Bãi Biển Mỹ Khê
Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15km, cách cảng Dung Quất 16km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7km, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đỏ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú.

Hàng năm khách đến bãi biển Mỹ Khê ngày càng đông. Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ. Tỉnh Quảng Ngãi đã có qui hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342 ha để xây dựng các khu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi như khách sạn Mỹ Khê, khu camping dành làm nơi cắm trại.
Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15km, cách cảng Dung Quất 16km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh. Mỹ Khê là bãi tắm lý tưởng của tỉnh Quảng Ngãi với không gian mênh mông, bãi cát mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo, chạy dài 7km, phía sau là rừng dương xanh thẳm, bên cạnh là con sông Kinh mang vị ngọt của thượng nguồn đỏ về và vị mặn của biển đem lại nhiều đặc sản biển phong phú.

Hàng năm khách đến bãi biển Mỹ Khê ngày càng đông. Ngoài việc nghỉ ngơi, tắm biển và hít thở bầu không khí trong lành, du khách còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ. Tỉnh Quảng Ngãi đã có qui hoạch tổng thể khu du lịch Mỹ Khê với diện tích 342 ha để xây dựng các khu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi như khách sạn Mỹ Khê, khu camping dành làm nơi cắm trại.

Địa chỉ Bãi Biển Mỹ Khê

Biển Khe Hai
Biển Khe Hai thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, nằm cách QL1A (đoạn ngã ba Dốc Sỏi – Dung Quất) khoảng chừng 3km về phía đông. Vào ngày hè, có đông đảo du khách của Quảng Nam và Quảng Ngãi đến đây tắm biển nghỉ ngơi.

Khe Hai có một bãi cát trắng mịn, rặng phi lao ngút ngàn song hành với bờ biển xanh. Phía tây có ngọn núi chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển tạo thành một nửa vòng cung rất đẹp, đó là dãy Bàn Than. Phía đông có hòn núi nhô lên gọi là Hòn Ông. Từ bãi biển Khe Hai theo đường cao tốc đến cảng biển nước sâu Dung Quất. Nhà máy Lọc dầu số 1 và TP.Vạn Tường từ 5 – 7km.
Biển Khe Hai thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, nằm cách QL1A (đoạn ngã ba Dốc Sỏi – Dung Quất) khoảng chừng 3km về phía đông. Vào ngày hè, có đông đảo du khách của Quảng Nam và Quảng Ngãi đến đây tắm biển nghỉ ngơi.

Khe Hai có một bãi cát trắng mịn, rặng phi lao ngút ngàn song hành với bờ biển xanh. Phía tây có ngọn núi chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển tạo thành một nửa vòng cung rất đẹp, đó là dãy Bàn Than. Phía đông có hòn núi nhô lên gọi là Hòn Ông. Từ bãi biển Khe Hai theo đường cao tốc đến cảng biển nước sâu Dung Quất. Nhà máy Lọc dầu số 1 và TP.Vạn Tường từ 5 – 7km.

Địa chỉ Biển Khe Hai

Biển Sa Hùynh
Sa Huỳnh thuộc địa bàn huyện Đức Phổ, nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một vùng biển đẹp đồng thời là vựa muối lớn và quan trọng của khu vực miền Trung. Đến đây bạn không chỉ được ngắm những vựa muối trắng tinh mà còn được chiêm ngưỡng những bãi cát mịn, màu vàng óng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời.

Bãi biển Sa Huỳnh dài khoảng từ 5 - 6km, uốn cong hình lưỡi liềm. Đáy biển nằm thoai thoải, không có đá ngầm, nước biển trong xanh phù hợp để tắm biển, vui chơi, nghỉ dưỡng. Ngoài ra đến đây bạn còn được tham quan một số thắng cảnh nổi tiếng như: ghềnh đá Châu Me, đảo Khỉ... Nơi đây hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan.
Sa Huỳnh thuộc địa bàn huyện Đức Phổ, nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một vùng biển đẹp đồng thời là vựa muối lớn và quan trọng của khu vực miền Trung. Đến đây bạn không chỉ được ngắm những vựa muối trắng tinh mà còn được chiêm ngưỡng những bãi cát mịn, màu vàng óng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời.

Bãi biển Sa Huỳnh dài khoảng từ 5 - 6km, uốn cong hình lưỡi liềm. Đáy biển nằm thoai thoải, không có đá ngầm, nước biển trong xanh phù hợp để tắm biển, vui chơi, nghỉ dưỡng. Ngoài ra đến đây bạn còn được tham quan một số thắng cảnh nổi tiếng như: ghềnh đá Châu Me, đảo Khỉ... Nơi đây hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan.

Địa chỉ Biển Sa Hùynh

Cửa biển Sa Cần
Sa Cần thuộc địa phận huyện Bình Sơn, phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Bồng chảy ra biển. Sông Trà chạy đến gần cửa biển được mở rộng ra. Giữa lòng sông nhô lên một ngọn núi với nhiều tảng đá chồng lên nhau được gọi là hòn Bà, sách Đại Nam Nhất thống chí gọi là “Ghềnh Thạch Bàn”, đối diện với hòn Bà là hòn Ông được bao bọc nhiều cây cối và các khối đá san sát chồng lên nhau.

Sa Cần không chỉ hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà đến đây du khách còn được khám phá cuộc sống bình yên của những ngư dân vùng cửa biển, tham gia nhiều lễ hội truyền thống của người dân địa phương như: lễ hội đua thuyền, hát bả trạo...
Sa Cần thuộc địa phận huyện Bình Sơn, phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, nơi sông Trà Bồng chảy ra biển. Sông Trà chạy đến gần cửa biển được mở rộng ra. Giữa lòng sông nhô lên một ngọn núi với nhiều tảng đá chồng lên nhau được gọi là hòn Bà, sách Đại Nam Nhất thống chí gọi là “Ghềnh Thạch Bàn”, đối diện với hòn Bà là hòn Ông được bao bọc nhiều cây cối và các khối đá san sát chồng lên nhau.

Sa Cần không chỉ hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà đến đây du khách còn được khám phá cuộc sống bình yên của những ngư dân vùng cửa biển, tham gia nhiều lễ hội truyền thống của người dân địa phương như: lễ hội đua thuyền, hát bả trạo...

Địa chỉ Cửa biển Sa Cần

Cung đường Trường Sơn Đông: 630 - 623 - 626 - 622
Cung đường Trường Sơn Đông trong địa phận tỉnh Quảng Ngãi đi qua các tỉnh lộ 630, 623, 626, 622 sẽ thực sự thoả mãn các phượt thủ bởi đèo dốc liên tục không ngừng. Dài 134km tính từ Đắk Cua, Ngọc Tem (ranh giới tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum) đến ga Bình Sơn, đường Trường Sơn Đông mang đến những khung cảnh choáng ngợp. Không nên đi cung đường này vào mùa mưa bởi rất nhiều nguy hiểm rình rập, đất đá có thể sạc lở bất cứ lúc nào. Thời gian thích hợp nhất để khám phá là vừa kết thúc mùa mưa, đó là khi các loài hoa dọc đường Trường Sơn bung nở, không khí mát mẻ dễ chịu sẽ mang đến cho bạn cái nhìn đẹp nhất về cung đường huyền hoại này.
Cung đường Trường Sơn Đông trong địa phận tỉnh Quảng Ngãi đi qua các tỉnh lộ 630, 623, 626, 622 sẽ thực sự thoả mãn các phượt thủ bởi đèo dốc liên tục không ngừng. Dài 134km tính từ Đắk Cua, Ngọc Tem (ranh giới tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum) đến ga Bình Sơn, đường Trường Sơn Đông mang đến những khung cảnh choáng ngợp. Không nên đi cung đường này vào mùa mưa bởi rất nhiều nguy hiểm rình rập, đất đá có thể sạc lở bất cứ lúc nào. Thời gian thích hợp nhất để khám phá là vừa kết thúc mùa mưa, đó là khi các loài hoa dọc đường Trường Sơn bung nở, không khí mát mẻ dễ chịu sẽ mang đến cho bạn cái nhìn đẹp nhất về cung đường huyền hoại này.

Địa chỉ Cung đường Trường Sơn Đông: 630 - 623 - 626 - 622

Đảo Lý Sơn
Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, vì đặc sản gỏi tỏi có chất lượng, vị hương thơm ngon không thể lẫn với tỏi được trồng ở các nơi khác. Cánh đồng tỏi Lý Sơn giống như một bức thảm xanh trên đảo. Ðể có những củ tỏi thơm chứ không gắt, cư dân trên đảo hằng năm phải lên núi gánh đất đỏ pha sỏi đem về trải lên mặt ruộng rồi xuống mé biển gánh cát có lẫn vỏ san hô đem phủ lên mặt ruộng một lớp dày rồi mới xuống giống.

Một nét độc đáo trên đảo là sự tích tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa và một hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú. Ra đảo trong ngày rằm tháng giêng, ngày mùng một, du khách nên về thăm chùa Hang, Lý Sơn còn có Hang Câu, Miếu bà Chúa Ngọc, Âm Linh tự, Dinh Bà Roi, giếng Vua; những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Sa Huỳnh Ðại Việt.

Ở Lý Sơn có một di tích được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia là đình làng và nhà thờ Lý Hải, được xây dựng vào năm 1820 và trùng tu bốn lần, nhưng vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu. Ðây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiên hiền, đua thuyền, vật, ném còn...) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi.
Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, vì đặc sản gỏi tỏi có chất lượng, vị hương thơm ngon không thể lẫn với tỏi được trồng ở các nơi khác. Cánh đồng tỏi Lý Sơn giống như một bức thảm xanh trên đảo. Ðể có những củ tỏi thơm chứ không gắt, cư dân trên đảo hằng năm phải lên núi gánh đất đỏ pha sỏi đem về trải lên mặt ruộng rồi xuống mé biển gánh cát có lẫn vỏ san hô đem phủ lên mặt ruộng một lớp dày rồi mới xuống giống.

Một nét độc đáo trên đảo là sự tích tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa và một hệ thống di sản văn hóa phi vật thể phong phú. Ra đảo trong ngày rằm tháng giêng, ngày mùng một, du khách nên về thăm chùa Hang, Lý Sơn còn có Hang Câu, Miếu bà Chúa Ngọc, Âm Linh tự, Dinh Bà Roi, giếng Vua; những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Sa Huỳnh Ðại Việt.

Ở Lý Sơn có một di tích được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia là đình làng và nhà thờ Lý Hải, được xây dựng vào năm 1820 và trùng tu bốn lần, nhưng vẫn còn giữ nguyên được những nét chính của kiến trúc ban đầu. Ðây là ngôi đình làng cổ nhất và cũng là nơi duy nhất các lễ hội, sinh hoạt văn hóa (tế xuân thu nhị kỳ, tế tiên hiền, đua thuyền, vật, ném còn...) được duy trì liên tục cho đến nay ở Quảng Ngãi.

Địa chỉ Đảo Lý Sơn

Đèo Long Môn - TL625
Đoạn đường TL625 từ ngã ba Thanh An đến ngã ba Sơn Kỳ kéo dài khoảng 25km, bạn sẽ đi qua đèo Long Môn và thác Trắng Minh Long. Với khung cảnh tuyệt đẹp không kém gì Tây Bắc hùng vĩ, đứng từ đèo Long Môn bạn có thể phóng tầm nhìn xuống toàn cảnh thung lũng Thanh An đẹp hút hồn.

Cung đường TL625 ôm sát dòng suối Bồ Nung uốn lượn đầy kích thích với những ai đam mê khám phá. Tuy nhiên, càng đến gần Sơn Kỳ con đường càng khó đi nên nếu chinh phục con đường này ngoài tay lái cứng, bạn còn cần phải chuẩn bị cho mình một chiến mã đủ tốt vì dọc đường rất vắng.
Đoạn đường TL625 từ ngã ba Thanh An đến ngã ba Sơn Kỳ kéo dài khoảng 25km, bạn sẽ đi qua đèo Long Môn và thác Trắng Minh Long. Với khung cảnh tuyệt đẹp không kém gì Tây Bắc hùng vĩ, đứng từ đèo Long Môn bạn có thể phóng tầm nhìn xuống toàn cảnh thung lũng Thanh An đẹp hút hồn.

Cung đường TL625 ôm sát dòng suối Bồ Nung uốn lượn đầy kích thích với những ai đam mê khám phá. Tuy nhiên, càng đến gần Sơn Kỳ con đường càng khó đi nên nếu chinh phục con đường này ngoài tay lái cứng, bạn còn cần phải chuẩn bị cho mình một chiến mã đủ tốt vì dọc đường rất vắng.

Địa chỉ Đèo Long Môn - TL625

Đèo Vi Ô Lắc
Đèo Vi Ô Lắc so với những con đèo khác của tỉnh Quảng Ngãi thuộc hàng khá dài và cao, với rất nhiều khúc cua tay áo. Đèo nằm trên Quốc Lộ 24, là một trong những trục đường chính nối vùng Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Con đèo này khi xưa rậm rạp hoang vu và có rất nhiều cây sưa.

Từ đỉnh đèo có thể phóng tầm nhìn bao quát xuống vùng đất phía dưới. Bốn bề đều là núi non nối tiếp nhau thành một địa hình nhấp nhô không hồi kết. Xa xa phía chân núi là những thửa ruộng bật thang của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đèo Vi Ô Lắc so với những con đèo khác của tỉnh Quảng Ngãi thuộc hàng khá dài và cao, với rất nhiều khúc cua tay áo. Đèo nằm trên Quốc Lộ 24, là một trong những trục đường chính nối vùng Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Con đèo này khi xưa rậm rạp hoang vu và có rất nhiều cây sưa.

Từ đỉnh đèo có thể phóng tầm nhìn bao quát xuống vùng đất phía dưới. Bốn bề đều là núi non nối tiếp nhau thành một địa hình nhấp nhô không hồi kết. Xa xa phía chân núi là những thửa ruộng bật thang của đồng bào dân tộc thiểu số.

Địa chỉ Đèo Vi Ô Lắc

Dung Quất
Dung Quất thuộc địa phận 2 xã Bình Thạnh và Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dung Quất nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ngãi, giáp với núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Dung Quất có tổng diện tích 132km2, trong đó chiều rộng là 11km và chiều dài dài 12km, bắt đầu từ núi Thành Long cho đến mũi Co Co, có độ sâu trung bình là 20m.

Hiện nay Dung Quất đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi, quy hoạch xây dựng Dung Quất thành cụm cảng nước sâu. Vì thế ngoài nhà máy lọc dầu khí, nơi đây còn là cảng vận chuyển container, cảng thương mại và cảng dịch vụ.

Để thăm vịnh Dung Quất bạn phải di chuyển bằng thuyền. Từ trên du thuyền bạn có thể ngắm những địa danh nổi tiếng của vịnh Dung Quất như: hòn Bà, hòn Ông, bãi tắm Khe Hai, mũi Co Co. Đến đây ngoài tắm biển bạn còn được tham gia nhiều hoạt động lý thú như câu cá, bắt ốc...
Dung Quất thuộc địa phận 2 xã Bình Thạnh và Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dung Quất nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ngãi, giáp với núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Dung Quất có tổng diện tích 132km2, trong đó chiều rộng là 11km và chiều dài dài 12km, bắt đầu từ núi Thành Long cho đến mũi Co Co, có độ sâu trung bình là 20m.

Hiện nay Dung Quất đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi, quy hoạch xây dựng Dung Quất thành cụm cảng nước sâu. Vì thế ngoài nhà máy lọc dầu khí, nơi đây còn là cảng vận chuyển container, cảng thương mại và cảng dịch vụ.

Để thăm vịnh Dung Quất bạn phải di chuyển bằng thuyền. Từ trên du thuyền bạn có thể ngắm những địa danh nổi tiếng của vịnh Dung Quất như: hòn Bà, hòn Ông, bãi tắm Khe Hai, mũi Co Co. Đến đây ngoài tắm biển bạn còn được tham gia nhiều hoạt động lý thú như câu cá, bắt ốc...

Địa chỉ Dung Quất

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Nằm trên cả ba tỉnh Gia Lai, Bình Định và Quảng Ngãi, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được thành lập từ năm 2004. Với tổng diện tích 15.446ha, mật độ che phủ rừng là 98,5%, hệ sinh thái của khu bảo tồn được đánh giá đa dạng và phong phú về chủng loại với gần 1.000 loài động, thực vật. Không chỉ vậy, đây là khu bảo tồn thiên nhiên hiếm hoi còn sở hữu nhiều loại gỗ quý cùng nhiều loài động vật được ghi vào sách đỏ.

Ngoài đa dạng sinh học, khu bảo tồn Kon Chư Răng còn có rất nhiều cảnh đẹp với hệ thống thác tuyệt đẹp, trong đó có thác K50 cao đến hơn 50m. Vì vậy, phần lớn diện tích trong khu bảo tồn Kon Chư Răng được xếp vào khu vực cần bảo tồn nghiêm ngặt.
Nằm trên cả ba tỉnh Gia Lai, Bình Định và Quảng Ngãi, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng được thành lập từ năm 2004. Với tổng diện tích 15.446ha, mật độ che phủ rừng là 98,5%, hệ sinh thái của khu bảo tồn được đánh giá đa dạng và phong phú về chủng loại với gần 1.000 loài động, thực vật. Không chỉ vậy, đây là khu bảo tồn thiên nhiên hiếm hoi còn sở hữu nhiều loại gỗ quý cùng nhiều loài động vật được ghi vào sách đỏ.

Ngoài đa dạng sinh học, khu bảo tồn Kon Chư Răng còn có rất nhiều cảnh đẹp với hệ thống thác tuyệt đẹp, trong đó có thác K50 cao đến hơn 50m. Vì vậy, phần lớn diện tích trong khu bảo tồn Kon Chư Răng được xếp vào khu vực cần bảo tồn nghiêm ngặt.

Địa chỉ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

Khu chứng tích Sơn Mỹ
Vụ thảm sát Sơn Mỹ xảy ra vào rạng sáng ngày 16/3/1968 do một đơn vị đặc nhiệm quân đội Mỹ tiến hành. Chúng càn quét, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn và tàn sát 504 người dân vô tội, trong đó hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.

Vụ thảm sát này là bằng chứng tố cáo tội ác giết người hàng loạt man rợ nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Cụm di tích vụ thảm sát ở Sơn Mỹ có 8 điểm thuộc hai thôn Tư Cung và Cổ Lũy thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, cách TP.Quảng Ngãi 12km về hướng Đông, di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng.
Vụ thảm sát Sơn Mỹ xảy ra vào rạng sáng ngày 16/3/1968 do một đơn vị đặc nhiệm quân đội Mỹ tiến hành. Chúng càn quét, đốt phá nhà cửa, ruộng vườn và tàn sát 504 người dân vô tội, trong đó hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em.

Vụ thảm sát này là bằng chứng tố cáo tội ác giết người hàng loạt man rợ nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Cụm di tích vụ thảm sát ở Sơn Mỹ có 8 điểm thuộc hai thôn Tư Cung và Cổ Lũy thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, cách TP.Quảng Ngãi 12km về hướng Đông, di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ đã được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng.

Địa chỉ Khu chứng tích Sơn Mỹ

Núi Thiên Ấn
Núi Thiên Ấn hay còn gọi là núi Hó từng được mệnh danh là “đệ nhất phong cảnh xứ Quảng” nằm ở phía Bắc sông Trà Khúc, dọc theo Quốc lộ 24B, cách Quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Tây.

Sở dĩ núi được đặt tên là Thiên Ấn vì đỉnh núi rộng, bằng phẳng, nhìn từ xa giống một cái triện lớn do trời sinh ra. Sườn núi có nhiều cỏ tranh, phía Đông là chùa Thiên Ấn.

Chùa Thiên Ấn được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, được chúa Nguyễn ban cho biển ngạch “Sắc tứ Thiên Ân tự” vào năm 1717. Trong khuôn viên chùa có giếng cổ sâu hun hút được gọi là giếng Phật và một quả chuông lớn được đúc bằng đồng Chú Tượng năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị.

Đứng trên đỉnh núi Thiên Ấn, bạn có thể ngắm được một vùng rộng lớn non nước Quảng Ngãi đẹp hùng vĩ. Năm 1990 khu di tích núi Thiên Ấn được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Núi Thiên Ấn hay còn gọi là núi Hó từng được mệnh danh là “đệ nhất phong cảnh xứ Quảng” nằm ở phía Bắc sông Trà Khúc, dọc theo Quốc lộ 24B, cách Quốc lộ 1A khoảng 3km về phía Tây.

Sở dĩ núi được đặt tên là Thiên Ấn vì đỉnh núi rộng, bằng phẳng, nhìn từ xa giống một cái triện lớn do trời sinh ra. Sườn núi có nhiều cỏ tranh, phía Đông là chùa Thiên Ấn.

Chùa Thiên Ấn được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, được chúa Nguyễn ban cho biển ngạch “Sắc tứ Thiên Ân tự” vào năm 1717. Trong khuôn viên chùa có giếng cổ sâu hun hút được gọi là giếng Phật và một quả chuông lớn được đúc bằng đồng Chú Tượng năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị.

Đứng trên đỉnh núi Thiên Ấn, bạn có thể ngắm được một vùng rộng lớn non nước Quảng Ngãi đẹp hùng vĩ. Năm 1990 khu di tích núi Thiên Ấn được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Địa chỉ Núi Thiên Ấn

Thành cổ Châu Sa
Tục gọi là thành Hời, nằm ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, đông giáp Đồng Dinh, tây giáp núi Bàn Cờ, nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp núi Đầu Voi.

Thành Châu Sa đắp bằng đất, gồm thành nội và thành ngoại. Thành nội có bình đồ hình chữ nhật, chiều nang 558m, chiều dài 586m, chân rộng 25m, cao 4,6m, bề mặt thành rộng 5,2m Thành ngoại có hai bờ chạy giáp sông Trà Khúc, dài trung bình 600m, có hình dạng càng cua, hào rộng 12m, trước có nước, chạy dọc bên ngoài thành, có thế phòng thủ kiên cố chống địch từ bên ngoài.

Thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X nhằm bảo vệ mặt nam của kinh đô Trà Kiệu. Thành nằm gần sông, gần biển nên dễ giao lưu với bên ngoài.
Tục gọi là thành Hời, nằm ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, đông giáp Đồng Dinh, tây giáp núi Bàn Cờ, nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp núi Đầu Voi.

Thành Châu Sa đắp bằng đất, gồm thành nội và thành ngoại. Thành nội có bình đồ hình chữ nhật, chiều nang 558m, chiều dài 586m, chân rộng 25m, cao 4,6m, bề mặt thành rộng 5,2m Thành ngoại có hai bờ chạy giáp sông Trà Khúc, dài trung bình 600m, có hình dạng càng cua, hào rộng 12m, trước có nước, chạy dọc bên ngoài thành, có thế phòng thủ kiên cố chống địch từ bên ngoài.

Thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X nhằm bảo vệ mặt nam của kinh đô Trà Kiệu. Thành nằm gần sông, gần biển nên dễ giao lưu với bên ngoài.

Địa chỉ Thành cổ Châu Sa

Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Ngãi
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Ngãi

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.