Những địa điểm du lịch ở Sóc Trăng

Bảo tàng Khmer Sóc Trăng
Bảo tàng là công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer.

Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ... Đến thăm Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, du khách hiểu hơn về cộng đồng người Khmer - bộ phận cư dân quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.
Bảo tàng là công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer.

Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ... Đến thăm Bảo tàng Khmer Sóc Trăng, du khách hiểu hơn về cộng đồng người Khmer - bộ phận cư dân quan trọng của tỉnh Sóc Trăng.

Địa chỉ Bảo tàng Khmer Sóc Trăng

Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng
Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Đặt rải rác trên khu vực rộng gần 100ha trong rừng tràm rộng đến 20.000ha, di tích được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, cây cối um tùm. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của quân dân Sóc Trăng đã giữ vững trong suốt cuộc chiến chống Pháp và Mỹ.

Khu di tích có nhà hội trường trước năm 1968 được dựng bằng các loại cây tràm, lá dừa nước. Sau năm 1968, căn cứ tỉnh ủy được xây dựng lại kiên cố hơn. Hội trường được xây cất lớn hơn, khang trang hơn, cột, vì kèo bằng gỗ dầu vuông, mái lợp lá chẻ. Hai bên hội trường là bốn căn hầm nổi, hai căn hầm chìm được đúc bằng bê tông từ năm 1968. Cách hội trường 300m là hai căn hầm bí mật dành cho các đồng chí lãnh đạo. Bên cạnh hội trường là nhà làm việc của Bí thư, hàng trăm lán trại của ban tuyên huấn, dân vận, quân y, an ninh, tỉnh đội, điện đài, bảo vệ...

Hiện nay khu căn cứ tỉnh ủy chỉ còn lại nền hội trường, hồ chứa nước và hai hầm tránh pháo.
Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Đặt rải rác trên khu vực rộng gần 100ha trong rừng tràm rộng đến 20.000ha, di tích được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, cây cối um tùm. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của quân dân Sóc Trăng đã giữ vững trong suốt cuộc chiến chống Pháp và Mỹ.

Khu di tích có nhà hội trường trước năm 1968 được dựng bằng các loại cây tràm, lá dừa nước. Sau năm 1968, căn cứ tỉnh ủy được xây dựng lại kiên cố hơn. Hội trường được xây cất lớn hơn, khang trang hơn, cột, vì kèo bằng gỗ dầu vuông, mái lợp lá chẻ. Hai bên hội trường là bốn căn hầm nổi, hai căn hầm chìm được đúc bằng bê tông từ năm 1968. Cách hội trường 300m là hai căn hầm bí mật dành cho các đồng chí lãnh đạo. Bên cạnh hội trường là nhà làm việc của Bí thư, hàng trăm lán trại của ban tuyên huấn, dân vận, quân y, an ninh, tỉnh đội, điện đài, bảo vệ...

Hiện nay khu căn cứ tỉnh ủy chỉ còn lại nền hội trường, hồ chứa nước và hai hầm tránh pháo.

Địa chỉ Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng
Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây... thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt...

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.

Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau.

Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây... thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt...

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Chợ nổi Ngã Năm là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Địa chỉ Chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng

Chùa Đất Sét Sóc Trăng
Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.

Chùa Đất Sét có tên chữ là Bửu Sơn tự. Nhìn bề ngoài nó giống như các ngôi nhà dân khác. Ngôi nhà không lớn, mái lợp tôn, vách ván, khung bằng gỗ dầu, gỗ đước. Gia đình họ Ngô lập am thờ này để tu tại gia qua nhiều đời, vì vậy chùa không có sư, chỉ có người trong gia đình quản lý.

Bước vào bên trong, sau khi được giới thiệu tỷ mỷ ta mới cảm phục sức lao động bền bỉ, sáng tạo phi thường của ông Ngô Kim Tòng - người đã dồn hết sức lực trong suốt 42 năm dòng dã để tạo nên 1901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương... đều bằng đất sét.

Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt.

Chùa Đất Sét đang là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở thành phố Sóc Trăng.
Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.

Chùa Đất Sét có tên chữ là Bửu Sơn tự. Nhìn bề ngoài nó giống như các ngôi nhà dân khác. Ngôi nhà không lớn, mái lợp tôn, vách ván, khung bằng gỗ dầu, gỗ đước. Gia đình họ Ngô lập am thờ này để tu tại gia qua nhiều đời, vì vậy chùa không có sư, chỉ có người trong gia đình quản lý.

Bước vào bên trong, sau khi được giới thiệu tỷ mỷ ta mới cảm phục sức lao động bền bỉ, sáng tạo phi thường của ông Ngô Kim Tòng - người đã dồn hết sức lực trong suốt 42 năm dòng dã để tạo nên 1901 bức tượng Phật, trên 200 mẫu tượng thú, bảo tháp, lư hương... đều bằng đất sét.

Đặc biệt trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Hai cây nến nhỏ đã cháy từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời, năm 1970, dự kiến thời gian cháy hết khoảng 35 năm, nhưng năm 2006 vẫn đang cháy và có thể cháy tiếp vài năm nữa. Tại đây còn có 3 cây hương (nhang) mỗi cây cao 1,5m chưa đốt.

Chùa Đất Sét đang là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở thành phố Sóc Trăng.

Địa chỉ Chùa Đất Sét Sóc Trăng

Chùa Dơi Sóc Trăng
Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ.

Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatuc. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 16 và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer. Ðặc biệt khuôn viên chùa rộng lớn chính là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ bao đời nay, chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa vào ban ngày, khoảng 6h chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5h sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu.

Chùa có tôn trí pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.
Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ.

Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatuc. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 16 và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer. Ðặc biệt khuôn viên chùa rộng lớn chính là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ bao đời nay, chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa vào ban ngày, khoảng 6h chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5h sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu.

Chùa có tôn trí pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.

Địa chỉ Chùa Dơi Sóc Trăng

Chùa Kh'leang Sóc Trăng
Chùa Kh'leang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.

Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ và lợp lá, rồi dần mới xây bằng gạch và lợp ngói, với trang trí, đường nét kiến trúc đẹp. Chùa Kh'leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ. Chùa được bao quanh bằng ba vòng rào với khoảng cách rộng. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng để hài cốt các vị trụ trì. Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hoá Chăm.

Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng thể hiện các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Nơi chính điện là bức tượng Phật to ngồi trên toà sen lộng lẫy tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo kiểu tam cấp và mỗi cấp được chia thành 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa.

Mái chùa cũng được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.

Mỗi ngày, chùa Khleang đón rất nhiều đoàn khách đến thăm quan, đặc biệt là du khách nước ngoài.
Chùa Kh'leang là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.

Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ và lợp lá, rồi dần mới xây bằng gạch và lợp ngói, với trang trí, đường nét kiến trúc đẹp. Chùa Kh'leang được xây trên nền đất cao rộng, không gian thông thoáng, xung quanh có nhiều cây xanh đặc biệt là cây thốt nốt, loại cây đặc trưng của người Khmer, dưới mỗi gốc cây đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ. Chùa được bao quanh bằng ba vòng rào với khoảng cách rộng. Trước chùa có hai tháp hình bầu dục ở hai bên tả hữu, dùng để hài cốt các vị trụ trì. Cổng chùa được trang trí hoa văn cầu kỳ với mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách văn hoá Chăm.

Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng thể hiện các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ. Nơi chính điện là bức tượng Phật to ngồi trên toà sen lộng lẫy tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát. Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo kiểu tam cấp và mỗi cấp được chia thành 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa.

Mái chùa cũng được trang trí bằng các phù điêu hình chim thú cũng như là những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật - Con người - Trời của người Khmer.

Mỗi ngày, chùa Khleang đón rất nhiều đoàn khách đến thăm quan, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Địa chỉ Chùa Kh'leang Sóc Trăng

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) Sóc Trăng
Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.

Thuở ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện bị sập do bom đạn tàn phá. Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành.

Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.
Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.

Thuở ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện bị sập do bom đạn tàn phá. Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành.

Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc Liêu năm 1947.

Địa chỉ Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước Sóc Trăng
Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn từ xưa đã nổi tiếng với hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quít, nhãn.

Người dân cồn Mỹ Phước đã tạo dựng những khu vườn sinh thái trồng cây ăn trái, làm nơi ăn nghỉ dành cho du khách tham quan. Cồn Mỹ Phước với không gian bao la rộng mát, với sông nước hữu tình thơ mộng, đã trở thành một điểm thu hút khá đông khách tới thăm quan.
Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn từ xưa đã nổi tiếng với hồng xiêm, xoài, sầu riêng, cam quít, nhãn.

Người dân cồn Mỹ Phước đã tạo dựng những khu vườn sinh thái trồng cây ăn trái, làm nơi ăn nghỉ dành cho du khách tham quan. Cồn Mỹ Phước với không gian bao la rộng mát, với sông nước hữu tình thơ mộng, đã trở thành một điểm thu hút khá đông khách tới thăm quan.

Địa chỉ Cồn Mỹ Phước Sóc Trăng

Khu du lịch Bình An Sóc Trăng
Khu du lịch Bình An với diện tích khoảng vài hécta là "bản sao" với quy mô nhỏ hơn công viên văn hoá Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là điểm có nhiều hoạt động, dịch vụ: vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú... Hệ thống cây xanh, hoa trái, bể bơi, ao cá, đu quay... được bố trí hợp lý, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên vừa yên tĩnh nhưng vẫn sinh động. Khu du lịch có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng.

Qua cổng, phía sau sân khấu ta có thể nhìn thấy một trái núi nhân tạo cao khoảng ba bốn chục mét, trên đỉnh là bức tượng Phật Bà Quan Âm khá lớn. Dưới chân núi là ao cá; cây cối được trồng rất tự nhiên; những lối mòn len lỏi giữa những tảng đá to, nhỏ khấp khểnh mô phỏng lối mòn trên núi đá. Dây leo đeo bám cây cối rậm rịt. Trong lòng quả núi là một khách sạn mini. Cạnh trái núi là một ngôi biệt thự hai tầng, mô tuýp kiến trúc kết hợp kiểu Nga - Trung Đông. Nơi đây có thể tổ chức lễ cưới, dạ tiệc, vũ hội...

Khu du lịch Bình An ra đời đã phá tan sự bình lặng vốn có của một thị xã mang đậm dấu ấn văn hoá Khmer ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Khu du lịch Bình An với diện tích khoảng vài hécta là "bản sao" với quy mô nhỏ hơn công viên văn hoá Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là điểm có nhiều hoạt động, dịch vụ: vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú... Hệ thống cây xanh, hoa trái, bể bơi, ao cá, đu quay... được bố trí hợp lý, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên vừa yên tĩnh nhưng vẫn sinh động. Khu du lịch có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng.

Qua cổng, phía sau sân khấu ta có thể nhìn thấy một trái núi nhân tạo cao khoảng ba bốn chục mét, trên đỉnh là bức tượng Phật Bà Quan Âm khá lớn. Dưới chân núi là ao cá; cây cối được trồng rất tự nhiên; những lối mòn len lỏi giữa những tảng đá to, nhỏ khấp khểnh mô phỏng lối mòn trên núi đá. Dây leo đeo bám cây cối rậm rịt. Trong lòng quả núi là một khách sạn mini. Cạnh trái núi là một ngôi biệt thự hai tầng, mô tuýp kiến trúc kết hợp kiểu Nga - Trung Đông. Nơi đây có thể tổ chức lễ cưới, dạ tiệc, vũ hội...

Khu du lịch Bình An ra đời đã phá tan sự bình lặng vốn có của một thị xã mang đậm dấu ấn văn hoá Khmer ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Địa chỉ Khu du lịch Bình An Sóc Trăng

Vườn cò Tân Long Sóc Trăng
Gần ba mươi năm, nơi đây hình thành một sân chim với hàng ngàn con cò sống trên những cây tre, cây dừa quen thuộc của gia đình ông Huỳnh Văn Mười.

Trong vài năm trở lại đây, ông Mười đã đón du khách đến tham quan vườn cò. Tại đây ông dựng một tháp quan sát cao hơn 10 mét để du khách được chiêm ngưỡng cò trong khu vườn có diện tích khoảng 1,5ha của ông.

Cò đang sống ở đây thuộc mấy giống: cò ma, cò ngà, cò quắm, còng cọc... Cùng với cơ hội được quan sát đời sống thực của các chú cò, du khách có dịp nghỉ ngơi thư giãn, cắm trại trong khuôn viên xanh hay thưởng thức nhiều món đặc sản.
Gần ba mươi năm, nơi đây hình thành một sân chim với hàng ngàn con cò sống trên những cây tre, cây dừa quen thuộc của gia đình ông Huỳnh Văn Mười.

Trong vài năm trở lại đây, ông Mười đã đón du khách đến tham quan vườn cò. Tại đây ông dựng một tháp quan sát cao hơn 10 mét để du khách được chiêm ngưỡng cò trong khu vườn có diện tích khoảng 1,5ha của ông.

Cò đang sống ở đây thuộc mấy giống: cò ma, cò ngà, cò quắm, còng cọc... Cùng với cơ hội được quan sát đời sống thực của các chú cò, du khách có dịp nghỉ ngơi thư giãn, cắm trại trong khuôn viên xanh hay thưởng thức nhiều món đặc sản.

Địa chỉ Vườn cò Tân Long Sóc Trăng

Kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Sóc Trăng

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.