Những địa điểm du lịch ở Viêng Chăn

Bảo tàng Hor Pha Keo Viêng Chăn
Ho Phra Keo (hay Haw Phra Kaew) là một ngôi đền Phật giáo cũ có từ năm 1565 - ngày nay. Trước đây ngôi chùa là nơi mà Hoàng tộc thường đến để cầu nguyện do vậy chùa còn có tên là chùa Hoàng gia. Ngày nay, chùa không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng nữa mà phục vụ như một bảo tàng nghệ thuật tôn giáo ở Vientiane. Cất giữ nhiều đồ vật quý hiếm đặc biệt phải kể đến là bức tượng Phật bằng ngọc. Do đó người dân địa phương thường gọi nơi đây là "Đền Phật Ngọc" vì có ngai vàng dành cho Phật Ngọc, hiện đang được lưu giữ trong khuôn viên của cung điện lớn BangKok.

Ngay cả khi không có Phật Ngọc, Ho Phra Keo cũng đáng để bạn ghé thăm vì nó là một phần của cung điện hoàng gia cũ đã tồn tại qua nhiều năm chiến tranh ở Vientiane. Bảo tàng được trang trí với các đặc điểm bằng gỗ chạm khắc, cửa được sơn mài từ thế kỷ 16 với các tác phẩm chạm khắc của Ấn Độ giáo và một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc bằng đá của người Khmer.

Các tượng Phật tại Haw Phra Kaew được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, đá, đất nung... được tạc theo phong cách Lào - sắc sảo và thanh tú. Đặc biệt, các bức tượng Phật bao quanh chùa mang các sắc thái biểu cảm khác nhau tạo nên một sự đa dạng và độc đáo ở nơi đây. Các bức tượng ở đây cũng được dát vàng tại những điểm quan trọng như đầu, ngực, bụng...Những bức tượng này như che chở cho người dân Lào có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Haw Phra Kaew hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý: một chiếc ngai vàng, tượng phật Kh’mer, một số tác phẩm điêu khắc gỗ hay các văn tự được khắc trên đá liên quan đến Phật giáo. Đây là những tư liệu rất quý hiếm mà đất nước Lào coi như báu vật quốc gia.

Để đến Ho Phra Keo, đi về phía đông Thanon Setthathilath hoặc Thanon Fa Ngum, chạy dọc theo dòng sông. Bảo tàng phía sau Dinh Tổng thống Viêng Chăn.
Ho Phra Keo (hay Haw Phra Kaew) là một ngôi đền Phật giáo cũ có từ năm 1565 - ngày nay. Trước đây ngôi chùa là nơi mà Hoàng tộc thường đến để cầu nguyện do vậy chùa còn có tên là chùa Hoàng gia. Ngày nay, chùa không còn được sử dụng làm nơi thờ cúng nữa mà phục vụ như một bảo tàng nghệ thuật tôn giáo ở Vientiane. Cất giữ nhiều đồ vật quý hiếm đặc biệt phải kể đến là bức tượng Phật bằng ngọc. Do đó người dân địa phương thường gọi nơi đây là "Đền Phật Ngọc" vì có ngai vàng dành cho Phật Ngọc, hiện đang được lưu giữ trong khuôn viên của cung điện lớn BangKok.

Ngay cả khi không có Phật Ngọc, Ho Phra Keo cũng đáng để bạn ghé thăm vì nó là một phần của cung điện hoàng gia cũ đã tồn tại qua nhiều năm chiến tranh ở Vientiane. Bảo tàng được trang trí với các đặc điểm bằng gỗ chạm khắc, cửa được sơn mài từ thế kỷ 16 với các tác phẩm chạm khắc của Ấn Độ giáo và một bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc bằng đá của người Khmer.

Các tượng Phật tại Haw Phra Kaew được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, đá, đất nung... được tạc theo phong cách Lào - sắc sảo và thanh tú. Đặc biệt, các bức tượng Phật bao quanh chùa mang các sắc thái biểu cảm khác nhau tạo nên một sự đa dạng và độc đáo ở nơi đây. Các bức tượng ở đây cũng được dát vàng tại những điểm quan trọng như đầu, ngực, bụng...Những bức tượng này như che chở cho người dân Lào có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Haw Phra Kaew hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý: một chiếc ngai vàng, tượng phật Kh’mer, một số tác phẩm điêu khắc gỗ hay các văn tự được khắc trên đá liên quan đến Phật giáo. Đây là những tư liệu rất quý hiếm mà đất nước Lào coi như báu vật quốc gia.

Để đến Ho Phra Keo, đi về phía đông Thanon Setthathilath hoặc Thanon Fa Ngum, chạy dọc theo dòng sông. Bảo tàng phía sau Dinh Tổng thống Viêng Chăn.

Địa chỉ Bảo tàng Hor Pha Keo Viêng Chăn

Chùa Pha That Luang (Đại Bảo Tháp)
Nằm tại thủ đô Viêng Chăn – cổ kính hiền hòa, trầm mặc và bình yên hiếm có trên thế giới, ngôi chùa vàng hay còn gọi là Pha That Luang, là di tích quốc gia quan trọng nhất tại Lào; một biểu tượng của văn hóa và tôn giáo Quốc gia Lào. Pha That Luang được xây năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt. Đại Bảo Tháp này còn thể hiện sự huy hoàng, niềm tự hào dân tộc của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Sở hữu thiết kế hình nậm rượu độc đáo, bên ngoài ngôi chùa được dát vàng nguy nga, tráng lệ chính là nét nổi bật tiêu biểu của ngôi tháp Pha That Luang. Tháp có nhiều bậc thang tượng trưng cho những giai đoạn khác nhau trong giác ngộ Phật Giáo – Thích Ca Mâu Ni. Mức thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất và mức cao thể hiện cho cõi hư vô.

Với kiểu dáng đế vuông 90m x 90m với chiều cao 45m, trung tâm tháp là một khối lớn uy nghi, cao chót vót như một mũi tên thẳng lên trời cao. Phần đế thiết kế thành một đài sen vàng với phần cánh nở tung ra bốn phía. Về phần chân đế lại khá phức tạp gắn liền với những nấc hình vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.

Thế kỷ 19, Đại Bảo tháp Pha That Luang đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Thái Lan và sau đó đã được phục dựng lại nguyên trạng. Gần đây nhất là năm 1930 phải khắc phục trùng tu Đại Bảo tháp do cuộc xâm lược của ngoại bang đế quốc thực dân. Năm 1911, trong khi nghiên cứu Đại Bảo tháp Pha That Luang, nhà khoa học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã trùm lên và che lấp một ngôi tháp cũ. Hiện nay, phía trước ngôi Đại Bảo tháp Pha That Luang trên bệ ngọc có tượng đài của vị minh quân Hộ pháp Setthathirath (1550-1574) ngồi trên ngai vàng tay cầm gươm báu và quảng trường thật hoành tráng.

That Luang được đánh giá như một công trình kiến trúc văn hóa mang tính tôn giáo đặc sắc, là biểu tượng của trí tuệ và sự sáng tạo. Hằng năm cứ vào trăng tròn tháng 11 dương lịch, hội tại That Luang được tổ chức ba ngày ba đêm với các nghi thức long trọng như lễ tắm Phật, lễ Dâng Cơm, lễ Cầu phúc ..... trong thâm tâm người Lào, That Luang được xem như ngôn lửa vàng. Luôn cháy sang thắp cho họ sự cuồng nhiệt, lòng tin vào cuộc sống và niềm tự hào lịch sử Ngày nay, That Luang là nơi người dân Phật Giáo thường đến vào những dịp lễ hội, ngày nghỉ.

Vào ngày lễ, người ta dựng hàng trăm quầy hàng để bán thực phẩm, áo quần và những mặt hàng thủ công khác nhau. Những hoạt động khác bao gồm bắn pháo hoa, biểu diễn âm nhạc, thắp hoa đăng, trò chơi cho trẻ em, diễu hành với trang phục truyền thống…

Tháp Pha That Luang mở cửa mỗi ngày, sáng từ 8-12g, chiều từ 1-4g. Giá vé vào cổng là 5.000kip (khoảng 13.000VNÐ). Vé vào cổng chỉ dành cho những người muốn tham quan khu vực bên trong Pha That Luang, tức là khu vực ngôi đại tháp và dãy hành lang bao quanh; còn nếu chỉ tham quan khu vực bên ngoài thì không phải mua vé.
Nằm tại thủ đô Viêng Chăn – cổ kính hiền hòa, trầm mặc và bình yên hiếm có trên thế giới, ngôi chùa vàng hay còn gọi là Pha That Luang, là di tích quốc gia quan trọng nhất tại Lào; một biểu tượng của văn hóa và tôn giáo Quốc gia Lào. Pha That Luang được xây năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt. Đại Bảo Tháp này còn thể hiện sự huy hoàng, niềm tự hào dân tộc của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Sở hữu thiết kế hình nậm rượu độc đáo, bên ngoài ngôi chùa được dát vàng nguy nga, tráng lệ chính là nét nổi bật tiêu biểu của ngôi tháp Pha That Luang. Tháp có nhiều bậc thang tượng trưng cho những giai đoạn khác nhau trong giác ngộ Phật Giáo – Thích Ca Mâu Ni. Mức thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất và mức cao thể hiện cho cõi hư vô.

Với kiểu dáng đế vuông 90m x 90m với chiều cao 45m, trung tâm tháp là một khối lớn uy nghi, cao chót vót như một mũi tên thẳng lên trời cao. Phần đế thiết kế thành một đài sen vàng với phần cánh nở tung ra bốn phía. Về phần chân đế lại khá phức tạp gắn liền với những nấc hình vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.

Thế kỷ 19, Đại Bảo tháp Pha That Luang đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Thái Lan và sau đó đã được phục dựng lại nguyên trạng. Gần đây nhất là năm 1930 phải khắc phục trùng tu Đại Bảo tháp do cuộc xâm lược của ngoại bang đế quốc thực dân. Năm 1911, trong khi nghiên cứu Đại Bảo tháp Pha That Luang, nhà khoa học người Pháp Henri Parmentier đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã trùm lên và che lấp một ngôi tháp cũ. Hiện nay, phía trước ngôi Đại Bảo tháp Pha That Luang trên bệ ngọc có tượng đài của vị minh quân Hộ pháp Setthathirath (1550-1574) ngồi trên ngai vàng tay cầm gươm báu và quảng trường thật hoành tráng.

That Luang được đánh giá như một công trình kiến trúc văn hóa mang tính tôn giáo đặc sắc, là biểu tượng của trí tuệ và sự sáng tạo. Hằng năm cứ vào trăng tròn tháng 11 dương lịch, hội tại That Luang được tổ chức ba ngày ba đêm với các nghi thức long trọng như lễ tắm Phật, lễ Dâng Cơm, lễ Cầu phúc ..... trong thâm tâm người Lào, That Luang được xem như ngôn lửa vàng. Luôn cháy sang thắp cho họ sự cuồng nhiệt, lòng tin vào cuộc sống và niềm tự hào lịch sử Ngày nay, That Luang là nơi người dân Phật Giáo thường đến vào những dịp lễ hội, ngày nghỉ.

Vào ngày lễ, người ta dựng hàng trăm quầy hàng để bán thực phẩm, áo quần và những mặt hàng thủ công khác nhau. Những hoạt động khác bao gồm bắn pháo hoa, biểu diễn âm nhạc, thắp hoa đăng, trò chơi cho trẻ em, diễu hành với trang phục truyền thống…

Tháp Pha That Luang mở cửa mỗi ngày, sáng từ 8-12g, chiều từ 1-4g. Giá vé vào cổng là 5.000kip (khoảng 13.000VNÐ). Vé vào cổng chỉ dành cho những người muốn tham quan khu vực bên trong Pha That Luang, tức là khu vực ngôi đại tháp và dãy hành lang bao quanh; còn nếu chỉ tham quan khu vực bên ngoài thì không phải mua vé.

Địa chỉ Chùa Pha That Luang (Đại Bảo Tháp)

Chùa Wat Simuang
Wat Si Muang (Sỉ Muông) được xây dựng năm 1566 tọa lạc ở ngã tư các con phố Setthathirat và Samsenthai, là nơi đặt cột trụ chính của thành phố và là ngôi chùa linh thiêng nhất tại Thủ đô Vientiane. Ngôi chùa là linh hồn của thành phố, nơi người dân Lào thường đến để cầu an, cầu phúc, cầu bình yên.

Theo tiếng Lào, Muang có nghĩa là mẹ, Si là tên riêng của một người phụ nữ đã tự hiến sinh khi xây dựng chùa. Chùa Wat Si Muang có nghĩa là chùa Mẹ Si, còn được gọi tắt là chùa Mẹ.

Chùa Si Muang với cấu trúc đền chùa truyền thống của Lào, được xây dựng trên phế tích của một ngôi đền Khmer nên cửa ra vào và tháp mang đậm phong cách Khmer. Ngôi chùa bao gồm nhà thờ chính thờ Phật và khu vực thờ Mẹ Sỉ Muông. Khuôn viên của chùa đặt khá nhiều tượng Phật trong đó đáng chú ý nhất là bức tượng Phật Thích Ca đặt dưới tán cây bồ đề. Bên cạnh đó còn có 6 bức tượng đứng và một bức tượng nằm tượng trưng cho sự bao bọc che trở thiêng liêng của Thánh Mẹ.

Chùa chính có hai gian riêng biệt, gian trước là nơi bạn có thể tìm thấy các nhà sư ngồi buộc chỉ vào tay để ban phước. Gian sau là gian thờ nơi bạn quỳ cầu nguyện. Đặc biệt bên trong hậu điện không phải tượng Phật mà là một khối đá to, khối đá là một cột đá xuyên thẳng xuống sâu trong lòng đất. Cột đá đó là một trong 2 cột thần trấn giữ cho thành phố Vientiane. Đây là cột mẹ, còn một cột nữa là cột cha nằm trong That Luông, bảo vệ cho xá lị của Phật.

Ngoài ra chùa còn có những khu vườn tuyệt đẹp bạn có thể tham quan và thư giãn dưới bóng mát của nơi linh thiêng này
Wat Si Muang (Sỉ Muông) được xây dựng năm 1566 tọa lạc ở ngã tư các con phố Setthathirat và Samsenthai, là nơi đặt cột trụ chính của thành phố và là ngôi chùa linh thiêng nhất tại Thủ đô Vientiane. Ngôi chùa là linh hồn của thành phố, nơi người dân Lào thường đến để cầu an, cầu phúc, cầu bình yên.

Theo tiếng Lào, Muang có nghĩa là mẹ, Si là tên riêng của một người phụ nữ đã tự hiến sinh khi xây dựng chùa. Chùa Wat Si Muang có nghĩa là chùa Mẹ Si, còn được gọi tắt là chùa Mẹ.

Chùa Si Muang với cấu trúc đền chùa truyền thống của Lào, được xây dựng trên phế tích của một ngôi đền Khmer nên cửa ra vào và tháp mang đậm phong cách Khmer. Ngôi chùa bao gồm nhà thờ chính thờ Phật và khu vực thờ Mẹ Sỉ Muông. Khuôn viên của chùa đặt khá nhiều tượng Phật trong đó đáng chú ý nhất là bức tượng Phật Thích Ca đặt dưới tán cây bồ đề. Bên cạnh đó còn có 6 bức tượng đứng và một bức tượng nằm tượng trưng cho sự bao bọc che trở thiêng liêng của Thánh Mẹ.

Chùa chính có hai gian riêng biệt, gian trước là nơi bạn có thể tìm thấy các nhà sư ngồi buộc chỉ vào tay để ban phước. Gian sau là gian thờ nơi bạn quỳ cầu nguyện. Đặc biệt bên trong hậu điện không phải tượng Phật mà là một khối đá to, khối đá là một cột đá xuyên thẳng xuống sâu trong lòng đất. Cột đá đó là một trong 2 cột thần trấn giữ cho thành phố Vientiane. Đây là cột mẹ, còn một cột nữa là cột cha nằm trong That Luông, bảo vệ cho xá lị của Phật.

Ngoài ra chùa còn có những khu vườn tuyệt đẹp bạn có thể tham quan và thư giãn dưới bóng mát của nơi linh thiêng này

Địa chỉ Chùa Wat Simuang

Kinh nghiệm du lịch phượt Viêng Chăn
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Viêng Chăn

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.