Kinh nghiệm du lịch phượt Đảo Lý Sơn

5 / 5     1 đánh giá
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm về phía đông bắc tỉnh, cách đất liền 15 hải lý.
Trước đây, Lý Sơn được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là cù lao có nhiều cây Ré. Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25 - 30 triệu năm. 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước ngầm chính cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trên đảo.

Huyện Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đ... # Xem thêm
- Bạn cần kiểm tra kỹ thời tiết trước khi đi đảo Lý Sơn vì nếu ra đảo có biển động thì rất khó có tàu vào lại đất liền, nhiều khách du lịch phải ở lại đảo cả tháng vì đi đúng đợt bão.
- Tàu từ cảng Sa Kỳ ra Lý Sơn không nhiều nên bạn phải lưu ý thời gian tàu xuất bến trong mục phương tiện đến Lý Sơn để sắp xếp thời gian di chuyển hợp lý đến cảng, tránh không bị lỡ tàu ra đảo.

- Một số lưu ý khi mua vé tàu tại cảng Sa Kỳ, mỗi người sẽ mua được tối đa 2 vé. Khi mua vé sẽ phải khai báo họ tên, năm sinh, địa chỉ, số CMTND. Đối với các bạn đi đoàn đông, có thể đăng ký danh sách trước với ban quản lý cảng chậm nhất trước 15:30 một ngày trước hôm khởi hành. Bạn cũng có thể mua vé trước một ngày trong khoảng thời gian là 9h-11h và 13h30 - 15h30.
- Trường hợp bạn đã mua vé mà không thể đến kịp giờ tàu chạy, bạn cần thông báo cho ban quản lý cảng ít nhất trước 2h, bạn sẽ được hoàn lại 80% tiền vé hoặc phụ thu thêm 20% để chuyển sang đi chuyến kế tiếp.

Thông tin Ban quản lý cảng Sa Kỳ:
- Điện thoại: 055.3626.431.
- Email: [email protected].

- Dịch vụ ăn uống trên đảo cũng khá đắt và thường xuyên có hiện tượng chặt chém khách du lịch ở các khu gần cầu cảng nên tốt nhất bạn liên hệ đặt ăn uống của chủ nhà nơi homestay bạn ở hoặc mua đồ về nhờ chủ nhà nấu.
- Thời tiết trên đảo khá nắng nóng nên chú ý mang theo kem chống nắng và các vật dụng tránh nắng cần thiết.
- Trên đảo không có nhiều dịch vụ cho thuê đồ bơi và đồ lặn nên hãy tự chuẩn bị đồ bơi cần thiết.

- Nên chuẩn bị một số đồ khô, đồ ăn vặt trước khi ra đảo vì trên đảo không có nhiều cửa hàng tạp hóa.
- Với bạn nào đam mê chụp ảnh hãy nhớ đón bình minh trên biển ở đèn biển hòn Mù Cu, phía đông của đảo và ngắm hoàng hôn trên cổng Tò Vò.
- Đảo bé rất nhỏ nên bạn cũng có thể lựa chọn đi bộ để khám phá đảo hoặc sử dụng xe điện.
- Khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 thời tiết khá đẹp và có nắng rất phù hợp cho việc đi biển.
- Mùa tỏi Lý Sơn được trồng từ tháng 9, thu hoạch vào khoảng đầu tháng 12.
- Lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra các ngày 18-19-20 thang 3 âm lịch.
- Bạn lưu ý không nên đến Lý Sơn vào mùa bão.
   Đà Nẵng
Xe khách từ Đà Nẵng
TP. Đà Nẵng cách cảng Sa Kỳ 130km.
- Máy bay: Hiện nay cả 3 hãng hàng không: Vietnam, Vietjet, Jetstar đều khai thác đường bay đến Đà Nẵng.

Từ Đà Nẵng, bạn có nhiều cách để về Quảng Ngãi:
- Đón xe khách: Ra khỏi sân bay bạn có thể đón xe ôm nói ra ngã 3 Huế, hoặc ngã 3 Hòa Cầm với giá khoảng 40.000đ. Từ đây bạn đón xe Ford chạy tuyến Đà Nẵng – Quy Nhơn để về Quảng Ngãi, giá tầm 100.000đ, bạn muốn xuống đâu dọc quốc lộ thì tùy ý xuống.
- Gọi taxi: Nếu có nhóm đi đông hoặc có gia đình và muốn đi nhanh thì bạn có thể chọn xe taxi. Hãng SunTaxi (055.35.35.35.35) và MaiLinh (055.3.83.83.83) có xe chạy từ sân bay Đà Nẵng về Quảng Ngãi, giá tầm 450.000đ/ chuyến. Nếu bạn gọi trước nữa ngày để hãng điều xe đón thì bạn sẽ có giá tốt, tầm 390.000đ/ chuyến.
- Đi tàu hỏa: Từ sân bay bạn có thể đón xe ôm ra nhà ga, tầm 10ph và tốn khoảng 30.000đ. Từ đây bạn mua vé tàu TN1 hoặc SE21 để về Quảng Ngãi, giá vé tầm 70.000đ - 80.000 đ. Tuy nhiên đi tàu bạn phải chủ động về thời gian, vì tàu chạy ít chuyến và giờ cố định, tầm 8h00 sáng và 11h tối hàng ngày.

- Xe khách: bắt xe tại bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng, giá vé khoảng: 100.000đ - 150.000đ/ vé.
- Xe máy: Bạn đi theo quốc lộ 24B để đến cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn.

   Hà Nội / Đà Nẵng / Hồ Chí Minh
Máy bay từ Hà Nội / Đà Nẵng / Hồ Chí Minh
Sân bay Chu Lai của Quảng Nam là sân bay gần nhất để đến được với đảo Lý Sơn. Hiện tại cả 3 hãng hàng không: Vietnam Airline, Vietjet, Jetstar đều khai thác đường bay tới Chu Lai. Từ sân bay Chu Lai bạn có thể tham khảo một số cách đi đến cảng Sa Kỳ.

Bus: Từ sân bay Chu Lai có xe Bus miễn phí vào thành phố Quảng Ngãi. Thời gian di chuyển từ sân bay về đến TP Quảng Ngãi chỉ khoảng 50 phút. Đến bến xe Quảng Ngãi, bắt tiếp xe bus 03 đến thẳng cảng Sa Kỳ mất thêm khoảng 1 tiếng để tiết kiệm chi phí. Xe bus hoạt động từ 5:30AM đến 5:30PM.

Taxi: Từ sân bay Chu Lai ra đến cảng Sa Kỳ khoảng 50km, chi phí taxi dao động khoảng 400.000đ - 500.000đ/ 1 chuyến.

Đặt vé máy bay đến Quảng Nam tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
Đặt vé đi chung Taxi từ Sân Bay tại đây:

   Hà Nội / Hồ Chí Minh
Tàu hỏa từ Hà Nội / Hồ Chí Minh
Mỗi ngày từ 2 đầu Hà Nội và Tp.HCM có 5 chuyến tàu Thống Nhất ra vào Bắc Nam, tùy vào khoảng thời gian của mình mà bạn có thể chọn giờ tàu cho phù hợp. Khoảng cách từ ga Quảng Ngãi đến cảng Sa Kỳ là 25km. Từ ga Quảng Ngãi bạn có thể bắt taxi đến bến xe khách Quảng Ngãi với khoảng cách chỉ hơn 6km, rồi tiết kiệm chi phí bằng cách bắt bus 03 đến cảng Sa Kỳ.

Lịch tàu thống nhất:
- Tàu SE1 & SE2 [Hà Nội 19h00 Quảng Ngãi 13h23] – [Sài Gòn 19h00 Quảng Ngãi 9h03].
- Tàu SE3 & SE4 [Hà Nội 23h00 Quảng Ngãi 15h23] – [Sài Gòn 23h00 Quảng Ngãi 11h41].
- Tàu SE5 & SE6 [Hà Nội 9h00 Quảng Ngãi 4h00] – [Sài Gòn 9h00 Quảng Ngãi 23h32].
- Tàu SE7 & SE8 [Hà Nội 6h15 Quảng Ngãi 0h36] – [Sài Gòn 6h25 Quảng Ngãi 20h22]. - Tàu TN1 & TN2 [Hà Nội 13h15 Quảng Ngãi 10h28] – [Sài Gòn 13h15 Quảng Ngãi 4h57].

Một số nhà nghỉ, khách sạn đẹp, giá rẻ bình dân ở Lý Sơn:
- Nhà nghỉ Tuyết Linh: Nằm ở thôn Đông, Xã An Vĩnh, Huyện Lý Sơn. Giá phòng tham khảo: 250.000đ/ phòng đơn và 300.000đ/ phòng đôi. SĐT: 097.870.63.64.
- Nhà nghỉ Phước Lộc: Nằm ở Thôn Đông xã An Hải, Huyện Lý Sơn. Giá phòng tham khảo: 250.000đ/ phòng đơn và 350.000đ/ phòng đôi. SĐT: 0169.887.4224.
- Nhà nghỉ Quỳnh Anh: Nằm ở thôn Đông, Xã An Vĩnh, Huyện Lý Sơn. Giá phòng tham khảo: 250.000đ/ phòng đơn và 400.000đ/ phòng đôi. SĐT: 055.3.879.868 – 0911.482.879 – 01699.353.868.
- Khách sạn Mường Thanh Holiday Lý Sơn: Nằm ở thôn Đông, Xã An Vĩnh, Huyện Lý Sơn. Giá phòng tham khảo: 1.000.000đ - 1.500/000đ/ phòng. SĐT: 255.3867.333.
Phương tiện di chuyển từ Cảng Sa Kỳ - Đảo Lý Sơn.
- Liên hệ cảng Sa Kỳ để đặt mua vé trước: 055.362.6431.
- Quầy bán vé trong TP.Quang ngãi: 379 Nguyễn Nghiêm thời gian bán vé từ 13h30 đến 15h30 hàng ngày.

Có 2 phương tiện ra đảo Lý Sơn là tàu cao tốc và tàu chợ
- Tàu cao tốc: Hiện giờ đã có 5 chuyến đi từ Lý Sơn và ngược lại, xuất phát và trở về vào các khung giờ 7h30, 9h30, 11h30, 13h30 và 15h30. Thời gian di chuyển là 1 tiếng. Lưu ý bạn phải hỏi chủ tàu thời gian chiều về để không bị lỡ chuyến. Nếu muốn đem theo xe máy ra đảo thì phí bốc vác cho 2 chiều là 40.000đ.
- Giá vé: lượt đi là 120.000đ/ người, giá vé lượt vào là 110.000đ/ người.

Tàu gỗ
- Tàu gỗ xuất bến Sa Kỳ lúc 9:00 sáng. Thời gian di chuyển gần 3 tiếng, giá vé 30.000đ/ người. Liên hệ: Anh Hớn – Chủ tàu Long Hải: 055.3867.632/ 0982.676.269. Thuê Tàu đi đảo bé
Cano từ đảo lớn sang đảo bé xuất phát lúc 8h giờ và quay lại đảo lớn lúc 14:30 hàng ngày. Giá vé 40.000đ/ lượt. Thời gian di chuyển mất khoảng 30 phút. Bạn cũng có thể liên hệ với tàu cá của người dân để sang đảo bé cũng khá thuận tiện.

Liên hệ thuê cano đi đảo bé
- Cano Thanh Trân: 0977.817.129.
- Cano Thanh Liêm – Tiến Dũng: 0975.077.746 – 0953.061.120.
- Tàu An Bình 03: 0985.155.352.
- Bác Tròn: 0166.371.6017.
- Chú Thông: 0168.742.5419.
- Cô Cầm: 0985.431.923.

Xe máy
Bạn có thể liên hệ thuê xe máy tại nhà nghỉ hoặc homestay trên đảo.

Ô tô
- Anh Hoàng: 0169.500.096.
- Anh Thanh: 0977.817.129 – 0945.591.822.
- Anh Việt: 0974.939.611 – 0919.867.355.
Cá Tà Ma Lý Sơn

Cá Tà Ma Lý Sơn

Địa điểm, quán ăn món Cá Tà Ma Lý Sơn
1 11725 /images/foods/ca-ta-ma-ly-son.jpg Cá Tà Ma Lý Sơn Tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy chứ không thể giải thích cặn kẽ được.

Ăn cá tà ma tùy theo mùa. Để hợp khẩu vị, mùa đông người dân ở đây thường dùng món nướng. Mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, nấu lẩu, cháo. Hôm đó, buổi chiều vừa ngấp nghé, trời còn nóng nên chúng tôi chọn dùng món cá tà ma nấu canh chua lá giang. Cá được làm sạch, nạo bỏ hết vảy, cắt thành từng khúc sắp nguyên hình lên đĩa. Lá giang chọn sẵn phần non một đĩa to, một nồi nước đun sôi trên bếp ga mini, có nhiều gia vị đính kèm như thơm (dứa), me, một chén muối ớt...

Khi nước trên bàn đã sôi, thả cá vào nồi đậy nắp lại, đợi khoảng 5 phút nước sôi đều rồi mở nắp, vò lá giang đã chuẩn bị bỏ vào. Mười phút sau, khi cá đã chín, nêm thêm các gia vị đã chuẩn bị sẵn, là đã có một nồi canh chua ngon lành bốc khói.

Canh chua cá tà ma tỏa mùi thơm dịu. Hương cá hòa quyện hương lá giang theo làn gió nồm bay khắp quán làm những khách bàn bên cũng nôn nao dạ dày. Thịt cá chín chuyển từ màu trắng đỏ sang màu trắng, săn chắc, trên nồi nước có những váng mỡ cá liu riu...

Ăn cá tà ma ta cảm nhận được cái dai, ngọt của thịt cá. Đặc biệt phần lườn được xem là chỗ ngon hiếm, ai cũng tranh thủ gắp một ít để thưởng thức vị béo rất riêng. Có thể ăn cá tà ma nóng hôi hổi trên bếp, vừa thổi vừa ăn, vừa húp; cũng có thể gắp phần thịt cá để ra riêng một cái đĩa dầm nước mắm cá cơm nguyên chất cho thấm rồi ăn, sẽ đậm đà hơn. Ngoài ra, canh chua cá tà ma có thể ăn kèm với bún tươi thay cơm. Thịt cá tươi thơm ngon nên nước canh chua cũng không kém phần hấp dẫn.
Cháo nhum Lý Sơn

Cháo nhum Lý Sơn

Địa điểm, quán ăn món Cháo nhum Lý Sơn
2 11728 /images/foods/chao-nhum-ly-son.jpg Cháo nhum Lý Sơn Con nhum – còn gọi là cầu gai hay nhím biển – hình dáng xù xì, xấu xí y hệt chùm gai, thường sống bám từ những bụi lá huệ quanh đảo. Sau khi đánh bắt , người dân bổ đôi con nhum, gỡ thịt chấm muối chanh với bồ tạt, ăn sống ngay khi mới vớt lên khỏi mặt nước hoặc trộn thịt nhum với trứng chưng mặn để ăn cơm. Có người nướng hoặc um thịt nhum với bắp chuối chát và cây chuối non... Nhưng, ngon nhất vẫn là món cháo nhum, ăn nóng , hương vị của món ăn này rất đặt biệt, có chút ngọt, chút mặn, hòa lẫn vị béo.

Cháo nhum, hương vị không thể lẫn với bất cứ món hải sản nào, bởi nó có vị ngọt thanh của nhân sò điệp, vị ngọt dịu như thịt tôm, cua mà phảng phất hương biển tanh nồng trong sự quyến rũ đậm đà của gia vị. Những người đi biển tin rằng ăn cháo nhum rất nhanh hồi phục sức khỏe và giúp tiêu hóa tốt hơn, riêng cánh đàn ông, món nhum có tác dụng bổ dương và tăng cường sinh lực. Một bát cháo Nhum thơm phức được ăn cùng với hành lá, rau mầm mang theo đầy đủ vị tanh, ngọt, béo ngậy đặc trưng mà chỉ mình con Nhum mới có thể mang lại.
Cua Huỳnh Đế Lý Sơn

Cua Huỳnh Đế Lý Sơn

Địa điểm, quán ăn món Cua Huỳnh Đế Lý Sơn
3 11724 /images/foods/cua-huynh-de-ly-son.jpg Cua Huỳnh Đế Lý Sơn Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu Cua Huỳnh đế có những con ở vùng biển nước sâu nặng hơn 1kg.

Ở vùng biển Bình Định – Quảng Ngãi, giống cua này được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua tức cua Huỳnh đế. Tên gọi cua huỳnh đế được lý giải khá thú vị. Nguyên thủy tên cua là hoàng đế, nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng). Theo lời kể của các lão ngư dân miền Trung, ngày xưa, khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân nơi đây đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua huỳnh đế còn gọi là hoàng đế, cua vua lưu truyền trong dân gian.
Gỏi tỏi Lý Sơn

Gỏi tỏi Lý Sơn

Địa điểm, quán ăn món Gỏi tỏi Lý Sơn
4 11723 /images/foods/goi-toi-ly-son.jpg Gỏi tỏi Lý Sơn Tỏi nhổ về cắt bỏ phần rể, lấy phần thân và một ít lá gần thân, lột bỏ lớp vỏ ngoài cùng, chẻ nhỏ, cắt ngắn rồi rửa sách, để ráo nước, đem hấp cách thủy cho chín. Khi ăn cho gia vị vào gồm: Đường, tiêu, bột ngọt, muối rang với quả chanh vắt lấy nước, trộn điều, bóp nhuyễn, rắt đậu phông (lạc) vào là ăn được. Món gỏi tỏi vừa đơn giản vừa thơm, hơi cay của vị tỏi tạo cho món ăn một cảm giác khó quên.
Ốc tượng Lý Sơn

Ốc tượng Lý Sơn

Địa điểm, quán ăn món Ốc tượng Lý Sơn
5 11726 /images/foods/oc-tuong-ly-son.jpg Ốc tượng Lý Sơn Ốc tượng thuộc loại ốc to trong các loài ốc ở biển. Dọc theo bờ hải đảo có rất nhiều ốc tượng sinh sống. Chúng bám vào các bãi đá ngầm ở tầng sâu nhất cho nên việc bắt chúng không dễ dàng, hơn nữa, mỗi khi thấy bóng dáng người đến gần thì chúng càng bám chặt vào đá rất khó gỡ ra.

Loại ốc tượng to và ngon nhất là loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Ốc tượng bắt về còn tươi, nếu còn sống thì thả vào hồ nước mặn để dự trữ khi cần ăn. Nếu làm món để ăn liền thì đem ốc rửa sạch bằng nước muối hay nước biển, sau đó mới cho nguyên cả con vào nồi nước sôi để luộc. Khi ốc vừa chín, vớt ra và lấy thịt. Thịt ốc trắng và trong như thịt mực hấp, vừa thơm lại giòn giòn như gân sụn.

Ốc thường chế biến theo hai cách: nấu cháo ốc và làm món trộn, hay còn gọi là gỏi ốc. Nấu cháo ốc cũng đơn giản như nấu cháo gà, cháo vịt vậy. Bỏ gạo vào nồi rồi bắc lên lò than hồng. Khi gạo đã hơi nhuyễn thì bỏ thịt ốc vào. Có người thì xắt thịt ốc ra từng miếng cho vừa ăn rồi mới bỏ vào cháo, có người thì thích để nguyên cả con như nấu cháo gà, cháo vịt, sau đó vớt nguyên con ốc ra ngoài rồi mới xắt nhỏ theo ý của mỗi người. Ăn cách nào cũng ngon cả.

Ngoài ra, tô cháo ốc còn phải thêm gia vị cho đậm đà, hấp dẫn như hành, tiêu, ớt, ngò, nhất là nước mắm phải nêm cho thật ngon. Món ốc trộn thì làm công phu hơn món cháo. Thịt ốc luộc vừa chín đem cạy ra khỏi lớp vỏ ốc, xắt thành từng miếng thật mỏng, sau đó đem trộn chung với đậu phộng rang giã dập, các thứ gia vị như tỏi, ớt, chanh, tiêu, bột ngọt, nước mắm cá cơm (loại đặc sản tại địa phương) và đĩa ra thơm, rau sống đủ loại cộng thêm chồng bánh tráng nướng giòn.
Ốc xà cừ xào sả ớt Lý Sơn

Ốc xà cừ xào sả ớt Lý Sơn

Địa điểm, quán ăn món Ốc xà cừ xào sả ớt Lý Sơn
6 11727 /images/foods/oc-xa-cu-xao-sa-ot-ly-son.jpg Ốc xà cừ xào sả ớt Lý Sơn Người dân đảo thường có thói quen gọi là ốc cừ, hoặc ốc mặt trăng. Tên gọi này xuất phát từ miếng vảy dày trên miệng ốc, nhìn vừa giống chiếc cúc áo bằng xà cừ, lại hao hao một mặt trăng thu nhỏ. Ốc cừ loại nhỏ có kích thước xấp xỉ một đốt ngón tay cái, loại to bằng bàn tay trẻ con, thường bám ở các khe đá gần bờ. Tuy nhiên, muốn tìm được ốc ngon, to và dày thịt thì phải lặn bắt nơi nước sâu với trang thiết bị chuyên dụng. Thời điểm cho một mẻ lưới ốc cừ như vậy rơi vào khoảng đầu hè, lúc nước xuống.
Tỏi Lý Sơn

Tỏi Lý Sơn

Địa điểm, quán ăn món Tỏi Lý Sơn
7 11722 /images/foods/toi-ly-son.jpg Tỏi Lý Sơn Lý Sơn là một đảo núi lửa cũ, đất trên đảo là đất nham thạch núi lửa đã qua nghìn triệu năm. Nhưng nếu chỉ trồng trên đất này không thôi thì tỏi Lý Sơn chưa thể có hương vị đặc trưng độc đáo như vậy. Người trồng tỏi ở đây thật kỳ công, họ mang về từ biển những bao cát để trải trên bề mặt lớp đất trồng tỏi. Đó không phải cát biển bình thường mà là một loại cát đặc biệt: được tạo nên bởi những lớp vỏ hàu, vỏ ốc đã mủn qua thời gian hàng trăm nghìn năm. Cát ấy khi được trải trên đất trồng tỏi không chỉ làm cây tỏi tươi tốt, mà còn tạo cho củ tỏi một hương vị đặc biệt không loại tỏi nào trên thế giới này có được.

Tỏi Lý Sơn thơm dịu, cay dịu, không gây sốc cho người ăn và không để lại trong miệng mùi hôi của tỏi thường. Tép tỏi nhỏ nhưng chắc, và nó không chỉ là một thứ gia vị hảo hạng mà còn là một vị thuốc quý. Người Quảng Ngãi rất chuộng loại tỏi một của Lý Sơn – tức củ tỏi chỉ có một tép – khi ngâm rượu tỏi một thành một vị thuốc chữa cao huyết áp và mỡ máu, hạ cholesterol trong máu, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
0 7
14088 https://www.yong.vn/Content/images/travels/am-linh-tu.jpg Âm Linh Tự Âm Linh Tự là một trong những công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam. Được biết là nơi thờ cúng những linh hồn của chiến sĩ chết trong chiến tranh nhưng không có ai thừa nhận hoặc là người vô gia cư, không có họ hàng thân thích.

Âm Linh Tự còn được xem là nơi ngư dân trước khi ra biển đi nghề, hoặc tha phương hành nghiệp đến cầu xin thánh thần và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì mong gặp điều may mắn, bình an. Nhiều thực khách khi đến đây xin bình an, gặp điều may mắn còn trở lại để dâng hương, dâng lễ cảm ơn các vị thần và linh hồn đã phù hộ cho mình.
thôn Tây, Lý Sơn District, Vietnam thôn Tây, Lý Sơn District, Vietnam | 15.380611, 109.096381
Chùa Đục và Quan Âm Đài
chùa Đục, Lý Sơn, Vietnam
Chùa Đục và Quan Âm Đài
14090 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-duc-va-quan-am-dai.jpg Chùa Đục và Quan Âm Đài Phải mem đến hơn 100 bậc thang trên sườn núi bạn mới có thể đặt chân đến Chùa Đục một trong những ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng trăm năm nay trên đảo.

Tọa lạc nằm ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27m, dẫn lên phía trên là các đền thờ cổ kính, rêu phong, nằm sâu bên trong lòng núi. Chùa Đục còn được gọi là chùa không sư, nơi mà Quan Thế Âm ngự trụ và giữ bình an cho đất đảo Lý Sơn. Từ Chùa nhìn theo hướng Phật Quan Âm bạn sẽ thấy một bức tranh đẹp như tranh vẽ, đỉnh núi còn là một đài ngoạn cảnh lý tưởng để bạn nhìn bao quát đảo biển Lý Sơn từ trên xuống.
chùa Đục, Lý Sơn, Vietnam chùa Đục, Lý Sơn, Vietnam | 15.388688, 109.101105
14093 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-hang-ly-son.jpg Chùa Hang Lý Sơn Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20m.

Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m². Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.
Xã An Hải, Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, Vietnam Xã An Hải, Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, Vietnam | 15.390839, 109.124579
14091 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cong-to-vo.jpg Cổng Tò Vò Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào chính của Lý Sơn, rẻ trái men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mõm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn mê chụp ảnh khi đặt chân đến đảo Lý Sơn. Hai thời điểm đẹp nhất trong ngày là bình minh và hoàng hôn sẽ giúp bạn có những bộ ảnh đầy sắc nét và ấn tượng tại hòn đảo này. Cổng Tò Vò (Cổng chân trời), Lý Sơn, Vietnam Cổng Tò Vò (Cổng chân trời), Lý Sơn, Vietnam | 15.389143, 109.098186
14089 https://www.yong.vn/Content/images/travels/dao-be-ly-son.jpg Đảo Bé Lý Sơn Đảo Bé hay còn gọi là Đảo An Bình, mặc dù có diện tích khá bé tuy nhiên đây lại là một trong những bãi tắm tuyệt đẹp với bãi cát trắng mịn màng cùng nước biển xanh trong. Bên cạnh đó, bao quát bãi biển là những vách đá bao quanh với những con sóng tung bọt trắng xóa.

Đây là khu vực thích hợp nhất dành cho các chuyến đi ở lại tại lều trại, đốt lửa trong đêm và giao lưu văn nghệ đặc sắc mà các đoàn phượt vẫn thường làm. Nếu bạn tham gia chuyến đi cùng đoàn có thể trang bị theo lều và thuê thuyền cắm trại, ở lại qua đêm tại đây cũng được. Hiện khu vực bãi tắm ở Đảo Bé đã có cung cấp đầy đủ các dịch vụ bơi lặn, thuê thuyền thúng để chèo, cung cấp cả áo phao, kính lặn... Từ cầu cảng đến bãi tắm các bạn có thể đi xe điện với giá 10.000đ hoặc lựa chọn đi bộ 10 phút.
đảo Bé, Lý Sơn, Quảng Ngãi, Việt Nam đảo Bé, Lý Sơn, Quảng Ngãi, Việt Nam | 15.428952, 109.080575
Hang Câu Lý Sơn
Hang Câu, An Hải, Vietnam
Hang Câu Lý Sơn
14096 https://www.yong.vn/Content/images/travels/hang-cau-ly-son.jpg Hang Câu Lý Sơn Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn sâu vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện đi dọc theo con đường nhựa dưới chân núi Thới Lới về phía đông bắc, với hai bên đường là những vuông hành, tỏi xanh rì là đến bãi biển nơi Hang Câu hiện hữu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ. Có lẽ đây là nơi người Lý Sơn hay câu cá, hoặc cũng có thể là nơi có nhiều rau câu, nên gọi là hang Câu.

Ở Hang Câu bên cạnh khung cảnh hùng vĩ phía vực núi, với những mô đá bị sóng gió bào mòn nhô ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ. Đứng trên gành đá sát mép biển có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi dành để tắm biển hết sức thú vị. Bởi ngoài việc vừa ngâm mình vào dòng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo, bạn vừa có thể lặn ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật biển bơi lội. Các bạn chú ý là không nên đi chân đất để tránh việc bị san hô làm đứt chân, lựa chọn tốt nhất là mua một đôi giầy nhựa ngay trong chợ Lý Sơn (giá khoảng 30.000đ).
Hang Câu, An Hải, Vietnam Hang Câu, An Hải, Vietnam | 15.388579, 109.133550
14092 https://www.yong.vn/Content/images/travels/hon-mu-cu.jpg Hòn Mù Cu Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3.2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo. Hòn Mù Cu, Lý Sơn, Vietnam Hòn Mù Cu, Lý Sơn, Vietnam | 15.379654, 109.146042
Mộ Lính đội Hoàng Sa
Mộ Lính đội Hoàng Sa
14094 https://www.yong.vn/Content/images/travels/mo-linh-doi-hoang-sa.jpg Mộ Lính đội Hoàng Sa Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.

Để có ngôi mộ gió cho người bạc mệnh, gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của một pháp sư. Sau xin cúng bái xin phép tổ sư, thầy pháp lên miệng núi lửa trên đảo lấy đất sét đem về, nhào với nước và bông gòn rồi nắn thành hình nhân theo sự mô tả nhân dạng của thân nhân, có kích thước tương tự thân thể người đã khuất.

Cành dâu được chẻ đôi, xếp vào bụng làm xương sườn, đàn ông có 7 nhánh xương, đàn bà thì 9 nhánh. Lại dùng sợi tơ tằm hoặc sợi vỏ cây dâu làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng thân cây dâu.
Hình nhân có đủ lục phủ ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục. Thầy pháp phải nặn bằng hết số đất sét mang về, không bỏ sót chút nào vì người ta tin rằng số đất này tượng trưng cho da thịt của người chết, để sót lại sẽ làm đau như thể da thịt của họ bị mất mát.

Xong phần nặn hình, thầy pháp dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng trông giống như da người. Tiếp theo đó, người thân mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân, đặt linh vị trên mặt, rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người chết.

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã xong, mọi người tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân. Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Trường hợp không biết ngày mất, người thân sẽ lấy ngày người quá cố ra khơi để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường. Nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, vì lý do nào đó khi đào lên cải táng, người ta thấy các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.
Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật... Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.
|
14095 https://www.yong.vn/Content/images/travels/nui-thoi-loi.jpg Núi Thới Lới Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé. Lý Sơn, Quảng Ngãi, Vietnam Lý Sơn, Quảng Ngãi, Vietnam | 15.382688, 109.132047
0 9
  Xem thông tin Âm Linh Tự
Âm Linh Tự là một trong những công trình thờ tự thường gặp ở các làng, xã, xóm, ấp trên khắp đất nước Việt Nam. Được biết là nơi thờ cúng những linh hồn của chiến sĩ chết trong chiến tranh nhưng không có ai thừa nhận hoặc là người vô gia cư, không có họ hàng thân thích.

Âm Linh Tự còn được xem là nơi ngư dân trước khi ra biển đi nghề, hoặc tha phương hành nghiệp đến cầu xin thánh thần và linh hồn cõi khuất phù hộ độ trì mong gặp điều may mắn, bình an. Nhiều thực khách khi đến đây xin bình an, gặp điều may mắn còn trở lại để dâng hương, dâng lễ cảm ơn các vị thần và linh hồn đã phù hộ cho mình.
Địa chỉ Âm Linh Tự:
  Xem thông tin Chùa Đục và Quan Âm Đài
Phải mem đến hơn 100 bậc thang trên sườn núi bạn mới có thể đặt chân đến Chùa Đục một trong những ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng trăm năm nay trên đảo.

Tọa lạc nằm ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27m, dẫn lên phía trên là các đền thờ cổ kính, rêu phong, nằm sâu bên trong lòng núi. Chùa Đục còn được gọi là chùa không sư, nơi mà Quan Thế Âm ngự trụ và giữ bình an cho đất đảo Lý Sơn. Từ Chùa nhìn theo hướng Phật Quan Âm bạn sẽ thấy một bức tranh đẹp như tranh vẽ, đỉnh núi còn là một đài ngoạn cảnh lý tưởng để bạn nhìn bao quát đảo biển Lý Sơn từ trên xuống.
Địa chỉ Chùa Đục và Quan Âm Đài:
  Xem thông tin Chùa Hang Lý Sơn
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20m.

Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480 m². Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.
Địa chỉ Chùa Hang Lý Sơn:
  Xem thông tin Cổng Tò Vò
Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào chính của Lý Sơn, rẻ trái men theo con đường nhỏ đến gần chùa Đục sẽ thấy một mõm đá nhỏ nằm sát dưới biển. Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn mê chụp ảnh khi đặt chân đến đảo Lý Sơn. Hai thời điểm đẹp nhất trong ngày là bình minh và hoàng hôn sẽ giúp bạn có những bộ ảnh đầy sắc nét và ấn tượng tại hòn đảo này.
Địa chỉ Cổng Tò Vò:
  Xem thông tin Đảo Bé Lý Sơn
Đảo Bé hay còn gọi là Đảo An Bình, mặc dù có diện tích khá bé tuy nhiên đây lại là một trong những bãi tắm tuyệt đẹp với bãi cát trắng mịn màng cùng nước biển xanh trong. Bên cạnh đó, bao quát bãi biển là những vách đá bao quanh với những con sóng tung bọt trắng xóa.

Đây là khu vực thích hợp nhất dành cho các chuyến đi ở lại tại lều trại, đốt lửa trong đêm và giao lưu văn nghệ đặc sắc mà các đoàn phượt vẫn thường làm. Nếu bạn tham gia chuyến đi cùng đoàn có thể trang bị theo lều và thuê thuyền cắm trại, ở lại qua đêm tại đây cũng được. Hiện khu vực bãi tắm ở Đảo Bé đã có cung cấp đầy đủ các dịch vụ bơi lặn, thuê thuyền thúng để chèo, cung cấp cả áo phao, kính lặn... Từ cầu cảng đến bãi tắm các bạn có thể đi xe điện với giá 10.000đ hoặc lựa chọn đi bộ 10 phút.
Địa chỉ Đảo Bé Lý Sơn:
  Xem thông tin Hang Câu Lý Sơn
Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (Lý Sơn) dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn sâu vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.

Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện đi dọc theo con đường nhựa dưới chân núi Thới Lới về phía đông bắc, với hai bên đường là những vuông hành, tỏi xanh rì là đến bãi biển nơi Hang Câu hiện hữu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ. Có lẽ đây là nơi người Lý Sơn hay câu cá, hoặc cũng có thể là nơi có nhiều rau câu, nên gọi là hang Câu.

Ở Hang Câu bên cạnh khung cảnh hùng vĩ phía vực núi, với những mô đá bị sóng gió bào mòn nhô ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ. Đứng trên gành đá sát mép biển có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi dành để tắm biển hết sức thú vị. Bởi ngoài việc vừa ngâm mình vào dòng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo, bạn vừa có thể lặn ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật biển bơi lội. Các bạn chú ý là không nên đi chân đất để tránh việc bị san hô làm đứt chân, lựa chọn tốt nhất là mua một đôi giầy nhựa ngay trong chợ Lý Sơn (giá khoảng 30.000đ).
Địa chỉ Hang Câu Lý Sơn:
  Xem thông tin Hòn Mù Cu
Hòn Mù Cu nằm ở phía đông đảo cách trung tâm huyện 3.2 km sát với vũng neo đậu tàu thuyền An Hải. Là nơi rất đẹp bởi những hòn đá đen có nhiều kiểu độc đáo tạo nên, đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.
Địa chỉ Hòn Mù Cu:
  Xem thông tin Mộ Lính đội Hoàng Sa
Trên huyện đảo Lý Sơn cũng như ở nhiều vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi và cả nước có rất nhiều ngôi mộ mà bên trong lòng mộ không có thi hài người quá cố, dân gian gọi là mộ gió.

Để có ngôi mộ gió cho người bạc mệnh, gia đình phải nhờ đến sự trợ giúp của một pháp sư. Sau xin cúng bái xin phép tổ sư, thầy pháp lên miệng núi lửa trên đảo lấy đất sét đem về, nhào với nước và bông gòn rồi nắn thành hình nhân theo sự mô tả nhân dạng của thân nhân, có kích thước tương tự thân thể người đã khuất.

Cành dâu được chẻ đôi, xếp vào bụng làm xương sườn, đàn ông có 7 nhánh xương, đàn bà thì 9 nhánh. Lại dùng sợi tơ tằm hoặc sợi vỏ cây dâu làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng thân cây dâu.
Hình nhân có đủ lục phủ ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục. Thầy pháp phải nặn bằng hết số đất sét mang về, không bỏ sót chút nào vì người ta tin rằng số đất này tượng trưng cho da thịt của người chết, để sót lại sẽ làm đau như thể da thịt của họ bị mất mát.

Xong phần nặn hình, thầy pháp dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng trông giống như da người. Tiếp theo đó, người thân mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân, đặt linh vị trên mặt, rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người chết.

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã xong, mọi người tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân. Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Trường hợp không biết ngày mất, người thân sẽ lấy ngày người quá cố ra khơi để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường. Nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, vì lý do nào đó khi đào lên cải táng, người ta thấy các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn.

Tương truyền, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo bắt đầu cách đây hơn 2 thế kỷ và những ngôi mộ gió đầu tiên là của Cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 người lính của hải đội Hoàng Sa do ông chỉ huy. Trong một lần giong buồm ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ, Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi.

Xót thương những con người vì nước quên thân, triều đình sai phái quan quân ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Một vị pháp sư nổi tiếng cũng phụng mệnh theo đoàn người ấy. Ra đến đảo, ông sai người lên núi Giếng Tiền lấy đất sét đem về, rồi tự mình nhào nặn khối đất thành hình nhân 25 người đã chết. Cứ theo lời kể của thân nhân vị pháp sư nặn tượng hình người quá cố, đến khi nào người thân bảo rằng đã giống người chết mới thôi.
Nặn xong 25 tượng đất của 25 người lính, pháp sư lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt nhiều ngày đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng rồi sai dân làng đưa đi an táng như người chết bình thường. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 người lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ.

Trong số những tên tuổi khắc trên bia mộ gió ở Lý Sơn, ngoài Phạm Quang Ảnh, còn có những con người đã được chính sử triều Nguyễn trân trọng ghi danh với chức vụ là Cai đội, Chánh đội Hoàng Sa, như các ông Võ Văn Khiết, Phạm Hữu Nhật... Tuy nhiên rất nhiều ngôi mộ ở đó lại không còn tên tuổi. Họ thực sự là những nghĩa liệt sỹ hy sinh vì nước mà không màng đến việc lưu danh trong sử sách.
Địa chỉ Mộ Lính đội Hoàng Sa:
  Xem thông tin Núi Thới Lới
Là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.
Địa chỉ Núi Thới Lới:
15.380611, 109.096381 | Âm Linh Tự | thôn Tây, Lý Sơn District, Vietnam | 9 | 14088 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/am-linh-tu.jpg | 0
15.388688, 109.101105 | Chùa Đục và Quan Âm Đài | chùa Đục, Lý Sơn, Vietnam | 9 | 14090 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-duc-va-quan-am-dai.jpg | 0
15.390839, 109.124579 | Chùa Hang Lý Sơn | Xã An Hải, Huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, Vietnam | 9 | 14093 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-hang-ly-son.jpg | 0
15.389143, 109.098186 | Cổng Tò Vò | Cổng Tò Vò (Cổng chân trời), Lý Sơn, Vietnam | 9 | 14091 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/cong-to-vo.jpg | 0
15.428952, 109.080575 | Đảo Bé Lý Sơn | đảo Bé, Lý Sơn, Quảng Ngãi, Việt Nam | 9 | 14089 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/dao-be-ly-son.jpg | 0
15.388579, 109.133550 | Hang Câu Lý Sơn | Hang Câu, An Hải, Vietnam | 9 | 14096 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/hang-cau-ly-son.jpg | 0
15.379654, 109.146042 | Hòn Mù Cu | Hòn Mù Cu, Lý Sơn, Vietnam | 9 | 14092 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/hon-mu-cu.jpg | 0
15.382688, 109.132047 | Núi Thới Lới | Lý Sơn, Quảng Ngãi, Vietnam | 9 | 14095 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/nui-thoi-loi.jpg | 1

9. Bản đồ du lịch Đảo Lý Sơn

Điểm Du Lịch
Quán ăn
Quán Cafe
L
Địa điểm của bạn
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Ngãi

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.

Kinh nghiệm du lịch phượt Đảo Lý Sơn