Đặc sản Tam Cốc, Bich Động, ăn gì ở Tam Cốc, Bich Động

Cơm cháy Ninh Bình
Cơm cháy Ninh Bình là một trong những món ăn đặc sản Ninh Bình nổi tiếng, du khách đến đây sẽ nhớ mãi vị đậm đà giòn tan béo ngậy trong miệng của cơm cháy hòa lẫn sự đậm đà của nước sốt nóng hổi.. Cơm cháy truyền thống của Ninh Bình được làm từ gạo tám hoặc gạo nếp, trong đó gạo tám vùng Hải Hậu tỉnh Nam Định là ngon nhất. Tuy nhiên có thể dùng các loại gạo khác kinh tế hơn nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố như thơm, dẻo khi nấu chín.

Để có món cơm cháy, việc nấu cơm là quan trọng nhất. Nấu cơm vừa nước, đủ độ dẻo thì cháy mới mềm ngon. Lúc cơm chín tới phải nhanh chóng lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi. Sau đó tiếp tục đun, vừa đun vừa xoay tròn nồi cho cơm chín đều. Ngoài ra phải dùng nồi to, dày (thông thường dùng nồi bằng gang) nấu để cho cháy giòn, vàng.

Làm nước sốt chấm cơm cháy cũng cần phải có kỹ thuật tinh tế, thông thường, tim, cật lợn được nấu cùng một số loại rau như hành tây, nấm rơm, nấm hương, đậu Hà Lan, cà rốt, cà chua để tạo vị cay, thơm của nước sốt. Đặc biệt chế biến phải khéo léo gia giảm lượng vừa đủ bột đao để nước sốt có độ sánh ngấm vào miếng cháy. Thịt dê nấu dựa mận hoặc dê om mẻ được cho là món ăn đi kèm phù hợp và ngon hơn cùng cơm cháy, vì thịt dê ít béo nên khi ăn cùng cơm cháy có cảm giác đỡ ngán, khiến ai đã một lần thưởng thức thường không dễ quên.
Cơm cháy Ninh Bình là một trong những món ăn đặc sản Ninh Bình nổi tiếng, du khách đến đây sẽ nhớ mãi vị đậm đà giòn tan béo ngậy trong miệng của cơm cháy hòa lẫn sự đậm đà của nước sốt nóng hổi.. Cơm cháy truyền thống của Ninh Bình được làm từ gạo tám hoặc gạo nếp, trong đó gạo tám vùng Hải Hậu tỉnh Nam Định là ngon nhất. Tuy nhiên có thể dùng các loại gạo khác kinh tế hơn nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố như thơm, dẻo khi nấu chín.

Để có món cơm cháy, việc nấu cơm là quan trọng nhất. Nấu cơm vừa nước, đủ độ dẻo thì cháy mới mềm ngon. Lúc cơm chín tới phải nhanh chóng lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi. Sau đó tiếp tục đun, vừa đun vừa xoay tròn nồi cho cơm chín đều. Ngoài ra phải dùng nồi to, dày (thông thường dùng nồi bằng gang) nấu để cho cháy giòn, vàng.

Làm nước sốt chấm cơm cháy cũng cần phải có kỹ thuật tinh tế, thông thường, tim, cật lợn được nấu cùng một số loại rau như hành tây, nấm rơm, nấm hương, đậu Hà Lan, cà rốt, cà chua để tạo vị cay, thơm của nước sốt. Đặc biệt chế biến phải khéo léo gia giảm lượng vừa đủ bột đao để nước sốt có độ sánh ngấm vào miếng cháy. Thịt dê nấu dựa mận hoặc dê om mẻ được cho là món ăn đi kèm phù hợp và ngon hơn cùng cơm cháy, vì thịt dê ít béo nên khi ăn cùng cơm cháy có cảm giác đỡ ngán, khiến ai đã một lần thưởng thức thường không dễ quên.

Các địa điểm ăn món Cơm cháy Ninh Bình

Dê núi Ninh Bình
Thịt dê núi là món ăn độc đáo và nổi tiếng nhất trong các đặc sản Ninh Bình, thịt dê ở Ninh Bình đặc biệt ngon hơn thịt dê các vùng khác có lẽ do dê ở đây sống trên núi đá vôi chạy nhảy vận động nhiều và ăn đa dạng các loại lá cây thảo dược nên thịt rất săn chắc ít mỡ hơn so với dê thả đồi.

Thịt dê Ninh Bình truyền thống với những bí quyết riêng có thể chế biến đa dạng thành món lẩu, tái, dê xào lăng hoặc nướng thường được ăn kèm với các loại rau thơm địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung đậm đà hương vị đặc sản Ninh Bình.
Thịt dê núi là món ăn độc đáo và nổi tiếng nhất trong các đặc sản Ninh Bình, thịt dê ở Ninh Bình đặc biệt ngon hơn thịt dê các vùng khác có lẽ do dê ở đây sống trên núi đá vôi chạy nhảy vận động nhiều và ăn đa dạng các loại lá cây thảo dược nên thịt rất săn chắc ít mỡ hơn so với dê thả đồi.

Thịt dê Ninh Bình truyền thống với những bí quyết riêng có thể chế biến đa dạng thành món lẩu, tái, dê xào lăng hoặc nướng thường được ăn kèm với các loại rau thơm địa phương như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung đậm đà hương vị đặc sản Ninh Bình.

Các địa điểm ăn món Dê núi Ninh Bình

Ốc núi Ninh Bình
Ốc núi có ở hầu hết các nơi ở Ninh Bình, nhưng nhiều nhất ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. Chúng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình dưới đất, trong các khe đá hoặc các lớp lá dày.

Ốc núi khác ốc đồng ở chỗ thức ăn chính của ốc này là những loại cây cỏ mọc hoang trên núi trong đó có cả những cây thuốc quý. Vì vậy khi sơ chế ốc núi người ta thường không ngâm kỹ để ốc mửa ra như các loại ốc khác mà chỉ rửa sơ qua vì cho rằng trong người con ốc mang nhiều vị thuốc. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món: hấp gừng, xào sả ớt, trộn gỏi... Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt. Ăn ốc núi nên ăn cả con không bỏ ruột, khi ăn nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành, thơm mùi thuốc Bắc. Ốc núi có thể làm nhiều món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế, hấp gừng, luộc sả, xào sả ớt, luộc trộn gỏi với củ hành tây...

Ốc núi Ninh Bình là món ăn nổi tiếng được chế biến từ ruột con ốc núi, là món ăn đơn giản chấm với nước mắm gia vị sẽ tạo cảm giác thơm ngon lạ kì.
Ốc núi có ở hầu hết các nơi ở Ninh Bình, nhưng nhiều nhất ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. Chúng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình dưới đất, trong các khe đá hoặc các lớp lá dày.

Ốc núi khác ốc đồng ở chỗ thức ăn chính của ốc này là những loại cây cỏ mọc hoang trên núi trong đó có cả những cây thuốc quý. Vì vậy khi sơ chế ốc núi người ta thường không ngâm kỹ để ốc mửa ra như các loại ốc khác mà chỉ rửa sơ qua vì cho rằng trong người con ốc mang nhiều vị thuốc. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món: hấp gừng, xào sả ớt, trộn gỏi... Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt. Ăn ốc núi nên ăn cả con không bỏ ruột, khi ăn nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành, thơm mùi thuốc Bắc. Ốc núi có thể làm nhiều món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế, hấp gừng, luộc sả, xào sả ớt, luộc trộn gỏi với củ hành tây...

Ốc núi Ninh Bình là món ăn nổi tiếng được chế biến từ ruột con ốc núi, là món ăn đơn giản chấm với nước mắm gia vị sẽ tạo cảm giác thơm ngon lạ kì.

Các địa điểm ăn món Ốc núi Ninh Bình

Rượu kim sơn Ninh Bình
Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn, Ninh Bình. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, với kinh nghiệm bí truyền, men rượu Kim Sơn có khả năng để được lâu mà vẫn thơm, khi ủ rượu rất được nước.
Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn, Ninh Bình. Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Trước đây, rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, với kinh nghiệm bí truyền, men rượu Kim Sơn có khả năng để được lâu mà vẫn thơm, khi ủ rượu rất được nước.

Các địa điểm ăn món Rượu kim sơn Ninh Bình

Kinh nghiệm du lịch phượt Tam Cốc, Bích Động
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Tam Cốc, Bích Động

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.