Kinh nghiệm du lịch phượt Sơn La

5 / 5     1 đánh giá
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông.

Địa giới: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành ... # Xem thêm
- Sơn La thuộc vùng cao nên nhiệt độ thường thấp hơn vùng đồng bằng. Đi vào mùa đông thì nhớ mang đầy đủ khăn, găng và quần áo ấm. Mùa hè cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng hoặc khăn choàng do khí hậu về đêm có thể hơi lạnh.
- Để thưởng thức đặc sản nơi đây tốt nhất là bạn ăn tại chợ phiên hoặc tìm cơ hội thưởng thức đặc sản tại nhà người dân bản chế biến.

- Bạn nên chạy xe vào thời điểm ban ngày, hạn chế chạy muộn từ sau khoảng 18h trở ra (nhất là với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi xe đường núi) bởi sau thời điểm này đường đi Sơn La thường dày đặc sương mù. Nếu đi vào mùa đông thì hầu như lúc nào cũng sẽ bị mù đặc (đoạn từ qua Mai Châu lên Mộc Châu).
- Mộc Châu là một điểm nóng về ma túy do vậy khi vào các bản của người dân (nhất là khu vực Lóng Luông) các bạn phải luôn chú ý cảnh giác, tuyệt đối không bao giờ được để đồ đạc hay xe cộ của mình ở một chỗ và bỏ đi nơi khác, nên có 1 người ở lại trông đồ bởi nếu chẳng may có một ai đó bỏ một chút ma túy vào hành lý thì bạn sẽ gặp rắc rối vô cùng lớn.

- Km 135 đoạn giáp ranh giữa Mai Châu (Hòa Bình) và Mộc Châu thường có chốt liên ngành gồm CSGT, CA Huyện, Cục cảnh sát phòng chống ma túy... vì vậy nếu lực lượng này có dừng bạn lại để kiểm tra thì cũng là một việc hết sức bình thường, bạn nên giữ thái độ nhã nhặn và không chống đối.
- Các bạn tới tham quan, ngắm cảnh không nên làm ồn cũng như không tự ý xem xét cảnh quan xung quanh nhà người dân tộc. Không nên cho người lạ cầm xem máy ảnh và các đồ vật giá trị của mình. Không nên ở quá lâu, từ hai, ba tiếng tại một bản.
Nếu đi Sơn La bạn có thể lựa chọn một số khoảng thời gian như sau:
- Từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau là các tháng có phong cảnh đẹp nhất tại Sơn La. Các thung lũng và sườn núi phủ kín hoa cải vào tháng 11 và tháng 12, hoa mận trắng vào tháng 12, 1. Một số bản làng vào cuối tháng 12, tháng 1 và tháng 2 có nhiều hoa đào. Đây là những tháng lạnh nhất. Nhiệt độ ban đêm có thể xuống dưới 10 độ C, đôi khi xảy ra sương mù, trời ít nắng. Vì vậy nếu lên Mộc Châu vào thời gian này, bạn hãy chuẩn bị đồ để giữ ấm thật kỹ càng.

- Tháng 3 là thời điểm hoa ban trắng. Nhiều sườn núi và thung lũng vào tháng này trắng màu hoa ban. Thời điểm này Sơn La nhiều ngày nắng và đã bớt lạnh.

- Tháng 4, 5, 6: Giống như đồng bằng sông Hồng, Mộc Châu có 2 vụ lúa một năm nên thời điểm tháng 4, tháng 5 các thửa ruộng bậc thang có màu xanh và chuyển sang màu vàng vào tháng 6. Thời điểm này các đồi chè cũng có màu đẹp nhất nhờ các ngọn chè mới nở sau xuân.

- Tháng 7, 8, 9, 10: Thỉnh thoảng có mưa rào vào tháng 8, 9. Nắng nhẹ, không khí trong lành, trời ít mây chiếm đa số các ngày trong thời điểm này. Tháng 9, 10 có phong cảnh của ruộng bậc thang vào mùa lúa chín.

- Ngoài ra tháng 9 có Tết Độc Lập của người Mông.
- Đi vào mùa Đông để trải nghiệm văn hóa tắm suối nước nóng của người Thái.
   Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Máy bay từ Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Nam hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Hà Nội để đến Sơn La. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Hà Nội.

Đặt vé máy bay đến Thành phố Hà Nội tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
Đặt vé đi chung Taxi từ Sân Bay tại đây:

   Hà Nội
Xe máy từ Hà Nội
Ngoài phương án di chuyển bằng xe khách, khoảng cách 320km từ Hà Nội tới Sơn La củng có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô. Xuất phát từ Hà Nội, Bạn có thể chủ động di chuyển bằng phương tiện cá nhân.

Đường lên Mộc Châu khá đẹp và dễ đi, dễ tìm. Xuất phát từ Hà Nội theo đường Nguyễn Trãi - Hà Đông. Qua bến xe Yên Nghĩa tiếp tục đi thẳng Xuân Mai (Hòa Bình). Đến ngã 3 một ngã rẽ đi thành phố Hòa Bình, 1 ngã rẽ Quốc lộ 6 đi Mai Châu, rẽ quốc lộ 6 hướng Mai Châu. Tiếp tục hành trình đi Mai Châu. Qua đèo Thung Khe là bắt đầu vào địa phận Mộc Châu. Tiếp tục đi thẳng sẽ đến trung tâm thị trấn Mộc Châu. Thời gian đi từ Hà Nội đến Mộc Châu sẽ mất khoảng 4 - 5h.

Xe khách từ Hà Nội
Việc di chuyển tới Sơn La tương đối dễ dàng vì có khá nhiều chuyến xe khách giường nằm khởi hành đi Sơn La tại bến xe Mỹ Đình hàng ngày. Chỉ cần số tiền khoảng 160.000đ – 220.000đ Bạn đã có thể mua cho mình một vé xe giường nằm chất lượng cao tới Sơn La. Việc di chuyển bằng xe khách sẽ mất khoảng 7 - 8h đồng hồ. Chính vì vậy lựa chọn đi xe đêm không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà còn tiết kiệm cả chi phí nghỉ một đêm tại khách sạn.
# Xem thông tin các xe Khách từ Hà Nội đến Thành phố Sơn La tại đây.

Trên toàn bộ hầu hết các huyện của tỉnh Sơn La, hệ thống khách sạn nhà nghỉ đều đã được đầu tư khá tốt phục vụ cho việc phát triển du lịch. Đối với một số vùng còn phát triển hình thức du lịch cộng đồng kết hợp với nghỉ ngơi bằng hình thức home stay.

Có 3 phương án khi qua đêm ở Sơn La là thuê phòng ở khách sạn, nhà nghỉ, cắm trại và ngủ ở nhà dân. Dù chọn phương án nào, bạn cũng cần lên kế hoạch kỹ trước khi xuất phát.

Nếu đến Sơn La lựa chọn tốt nhất là dừng chân tại huyện Mộc Châu. Huyện Mộc Châu có hai thị trấn là Thị trấn Mộc Châu và Thị trấn Nông trường, mỗi nơi cách nhau khoảng 3km.

Một số khách sạn, Nhà nghỉ tại Mộc Châu:
Xe máy
- Công ty Tiến Phát: Địa chỉ: 430 Trần Đăng Ninh, P. Quyết Thắng, Thành phố. Sơn La, Sơn La. Điện thoại: 022.3752.116 hoặc anh Minh Đức 0914.789.500. - DŨNG NGA. Địa chỉ: Bắc Yên, Sơn La. Điện thoại: 0988.77338 - 0914.900.138.
- KHÁCH SẠN HÀ NỘI: Địa chỉ: 228 Trường Chinh, Tp Sơn La, Sơn La. Điện thoại: 0212.375.3299.
- NHÀ TRỌ THU HUẾ: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 022.376.9769.
- NHÀ NGHỈ PHA LUÔNG: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 022.3569.666.
- NHÀ NGHỈ HOÀNG SƠN: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 022.3766.859 – 0947.518.026.
- NHÀ NGHỈ PHƯƠNG VY: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La (Đối diện Khách sạn Công Đoàn). Điện thoại: 022.3869.813 – 0975.304.595 – 0984.607.327.
- CHỊ DUYÊN: Địa chỉ: Tiểu khu 9- Thị trấn Mộc Châu (Ngã 3 bản Mòn - cạnh Sữa Chua dẻo Mộc Châu). Điện thoại: 01636.828.666.
- CHỊ NHUNG: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 022.386.6690.
- THUÊ XE MÁY MỘC CHÂU: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 0168.3259.666.
- NHÀ NGHỈ THẾ ANH: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 022.3869.059 – 0979.869.059.
- QUÁN TÓC VIỆT: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 0162.824.8508.
- THUÊ XE MÁY MỘC CHÂU: Địa chỉ: Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La. Điện thoại: 0163.265.3052 – 0945.918.050.
Bê chao Mộc Châu Sơn La

Bê chao Mộc Châu Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Bê chao Mộc Châu Sơn La
1 2299 /images/foods/be-thui-moc-chau-son-la.jpg Bê chao Mộc Châu Sơn La Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), nơi cửa ngõ Tây Bắc với thảo nguyên xanh rộng hàng chục nghìn héc ta tuyệt đẹp, được trời phú cho kiểu khí hậu cận ôn đới để trở thành nơi có đàn bò lấy sữa lớn nhất cả nước. Hiện nay, ở Mộc Châu có khoảng 10.000 con bò sữa. Ở đây, bê cái luôn được giữ lại nuôi lớn để cho sữa, còn bê đực được chế biến thành đặc sản bê chao nức tiếng.

Nguyên liệu để làm bê chao ngon nhất là bê sữa khoảng một tuần tuổi, chưa từng ăn cỏ, nên miếng thịt bê có vị thơm và cái mềm ngọt mà bê già tuổi hơn không thể nào có được. Trong số những món bê thường thấy như xào lăn, hấp sả, tái chanh… thì bê chao có lẽ là món ăn được chế biến đơn giản nhất, nhưng hương vị lại thuộc hàng đặc sản. Có lẽ bởi bê non đã sẵn cái ngon, cái ngọt, cái thơm, nên càng bớt cầu kỳ lại càng tôn hương vị đó lên trọn vẹn.
Cháo Mắc nhung Sơn La

Cháo Mắc nhung Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Cháo Mắc nhung Sơn La
2 2304 /images/foods/chao-mac-nhung-son-la.jpg Cháo Mắc nhung Sơn La Cháo mắc nhung – một món ăn được chế biến từ một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay cay, đắng ngọt.

Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị.
Chè Tà Xùa Sơn La

Chè Tà Xùa Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Chè Tà Xùa Sơn La
3 2310 /images/foods/che-ta-xua-son-la.jpg Chè Tà Xùa Sơn La Chè Shan tuyết Tà Xùa có búp màu trắng, cánh vàng, lá to được bà con lại chăm bón tự nhiên, không sử dụng hóa chất, việc thu hái, sao chế tuân thủ đúng theo kinh nghiệm cha ông để lại nên chè khi uống có vị thơm, ngọt thanh, mát dịu. Màu nước chè từ khi pha tới vài nước sau vẫn giữ được nguyên màu xanh lơ đỏ. Khi uống chè, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát, sau đó dần chuyển sang ngọt, hương vị chè thơm đặc biệt khác lạ so với các dòng chè khác.
Cơm lam người Thái Sơn La

Cơm lam người Thái Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Cơm lam người Thái Sơn La
4 2303 /images/foods/com-lam-nguoi-thai-son-la.jpg Cơm lam người Thái Sơn La Cơm lam là một món ăn đặc trưng của vùng Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái, Cơm lam được chế biến rất đơn giản từ gạo nếp, theo phong tục của người Thái ngày xưa thì Cơm lam chỉ được làm sau khi thu hoạch xong vụ lúa mới đặc biệt là người ta thích nấu bằng gạo nếp nương, gạo nếp được ngâm ủ qua đêm cho vào từng ống tre mà bà con gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm nước vừa đủ và nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi đưa lên bếp củi đốt cho đến khi vỏ ống nứa cháy sém lan tỏa mùi thơm từ gạo, ống nứa không còn nước là chín.

Sau đó chẻ tách từng phần cật chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn bạn phải thật khéo khi chẻ ống cơm lam nếu không chẻ khéo không giữ được lớp lụa mỏng thì coi như cơm lam đã mất đi một nửa giá trị, Trên lớp vỏ lụa trắng mỏng ấy có thoáng chút mặn, chút hương của rừng và của khói làm cho miếng cơm dẻo thật sự thăng hoa, cơm lam thường được chấm muối hoặc vừng tùy theo từng sở thích của mỗi người, cũng có những vùng người dân ăn cơm lam với chẳm chéo món chấm đặc trưng của dân tộc Thái, Chẩm Chéo được chế biến từ muối, ớt tươi nướng, rau mùi…, đặc biệt không thể thiếu loại trái rừng có tên là mắc khén, tất cả được giã nhuyễn. Không có mắc khén không làm ra chẩm chéo, không có chẩm chéo không thành bữa cơm lam. Cơm lam Sơn La thường được bán vào mùa đông. Vì loại ống nứa để nướng cơm lam mùa này mới có.
Dưa Mèo Sơn La

Dưa Mèo Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Dưa Mèo Sơn La
5 2312 /images/foods/dua-meo-son-la.jpg Dưa Mèo Sơn La Dưa mèo là giống dưa chuột quả to đến mức kỷ lục: quả to nhất cân được 2,1kg, quả nhỏ nhất cũng nặng tới 500g. Giống có vỏ quả trơn bóng, màu xanh sáng xen lẫn những vết sọc xanh mờ, đặc trưng của dưa chuột. Quả dài 25-30cm, đường kính quả to nhất đo được 8,5cm, ruột trắng, cùi dày, nhiều hạt.

Dưa mèo là giống dưa chuột địa phương quả to do bà con dân tộc người H’Mông thuộc các tỉnh vùng cao Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên…gây trồng và giữ giống từ lâu đời. Tại Sơn La, loại dưa này do bà con người Mông ở xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu trồng xen trong các nương ngô, nương lúa vừa để lấy rau ăn, vừa đem bán cho khách du lịch ven quốc lộ hoặc các khách sạn, nhà hàng để tăng thêm nguồn thu. Thường trồng vào đầu mùa mưa, tháng 2-3 để thu hoạch cùng với ngô tháng 6-7, mỗi cây dưa mèo cho 2-3 quả, mỗi sào thường cho sản lượng 200-300 kg.
Nậm Pịa Sơn La

Nậm Pịa Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Nậm Pịa Sơn La
6 2302 /images/foods/nam-pia-son-la.jpg Nậm Pịa Sơn La Đây là một món ăn rất lạ, nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”.

Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi. Có nhiều người mới đầu khi trông thấy bát nậm pịa, ngửi thấy mùi đã không ăn được. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi và vị, thì những miếng tiếp theo, ta sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa tuy vậy nhưng lại rất an toàn cho những ai yếu bụng.

Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của bò. Món có tên đơn giản là nậm pịa, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, đây là món ăn truyền thống có từ rất lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.
Nộm da trâu Sơn La

Nộm da trâu Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Nộm da trâu Sơn La
7 2305 /images/foods/nom-da-trau-son-la.jpg Nộm da trâu Sơn La Những người phụ nữ Thái đảm đang đã không ngại khó khăn để làm mềm hóa sự dai và cứng của da trâu bằng cách hơ qua lửa rồi ngâm với nước lã. Sau khi đủ độ, với con dao thật sắc, họ dùng hết sức để thái mỏng miếng da dầy đó.

Thật lạ, miếng da trâu đen xì, dầy bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn đó lại biến thành món cực hấp dẫn từ ánh nhìn. Khi thái mỏng tang, miếng da trâu giờ có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại sần sật, giòn giòn, là lạ.

Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng.

Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh. Nước măng chua muốn ngon phải ngâm bằng thứ măng củ tươi, nước suối và thêm những gia vị cần thiết. Măng cũng phải có thời gian để “ngấu” tiết ra thứ nước chua thanh mát mới đúng điệu để trộn món nộm này.
Ốc đá Suối Bàng Mộc Châu Sơn La

Ốc đá Suối Bàng Mộc Châu Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Ốc đá Suối Bàng Mộc Châu Sơn La
8 2311 /images/foods/oc-da-suoi-bang-moc-chau-la.jpg Ốc đá Suối Bàng Mộc Châu Sơn La Ốc đá ở Suối Bàng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt, chúng thường bò ra để ăn lá cây. Những tháng còn lại chúng vùi mình trong những lớp lá dày hoặc nằm im dưới đất. Ốc này thường chỉ có ở những khu rừng rậm, nhiều cây cối, ẩm thấp, vì vậy, lên Sơn La được thưởng thức món ốc Suối Bàng béo ngậy trong ngày rét mướt thì không gì tuyệt bằng.

Món ốc luộc của người Sơn La được chế biến rất đơn giản, nhưng vị ngon ngọt của nó sẽ khiến người ăn một lần nhớ mãi. Ốc rửa sạch, không cần phải hấp cùng lá chanh hay gừng, sả. Nước chấm cũng chỉ cần cho vài lát ớt xanh đỏ, cũng đã đủ tạo nên một món ăn hấp dẫn. Con ốc đá béo ngậy khều ra quệt qua tí nước chấm bỏ vào miệng thấy cay cay đầu lưỡi, ốc chạm vào răng lại thấy giòn giòn. Ăn ốc đá nên nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành, vị thơm độc đáo.
Pa Pỉnh Tộp (Cá nướng gập) Sơn La

Pa Pỉnh Tộp (Cá nướng gập) Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Pa Pỉnh Tộp (Cá nướng gập) Sơn La
9 2301 /images/foods/pa-ping-top-ca-nuong-gap-son-la.jpg Pa Pỉnh Tộp (Cá nướng gập) Sơn La Nếu một lần lên Sơn La mà chưa thưởng thức món cá nướng gập, thì cuộc hành trình của bạn thật sự chưa trọn vẹn. Nhiều người thích món cá nướng nổi tiếng này không chỉ bởi giá trị ẩm thực của nó mà còn bởi bàn tay khéo léo của người chế biến.

Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cho rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng và nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cá chép, cá trắm hoặc cá trôi khoảng vài lạng được mổ dọc sống lưng để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng các loại gia vị vào tẩm ướp cho ngấm đều. Sau đó, người ta gập đôi lại, cho cá vào một đoạn tre để kẹp chặt, nướng trên than củi đã hồng.

Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín, không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Miếng cá chín vàng đều, tỏa mùi thơm cay cay của mắc khén, vị béo ngọt của cá, vị cay của các loại gia vị nơi đầu lưỡi khiến du khách ăn một lần mà nhớ mãi.
Quả táo mèo Sơn La

Quả táo mèo Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Quả táo mèo Sơn La
10 2313 /images/foods/qua-tao-meo-son-la.jpg Quả táo mèo Sơn La Đặc sản táo mèo thuộc “Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng Việt Nam” là một loại quả mà có vị chua chát, có hình trứng, khi chín màu vàng lục ăn có vị chua, hơi chát.

Táo mèo ra hoa vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, mọc tự nhiên nhiều ở vùng cao như huyện Bắc Yên, huyện Mường La, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.

Người sành ăn không chọn những quả to, đẹp mà thường chọn những quả nhỏ, quả có sâu vì đây mới chính là những quả táo chín thơm và ngọt. Táo mèo khi chín bên trong thường có màu hồng trắng hoặc vàng trong, ngọt, giòn và có mùi thơm đặc biệt quyến rũ, hấp dẫn.
Rượu chuối Yên Châu Sơn La

Rượu chuối Yên Châu Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Rượu chuối Yên Châu Sơn La
11 2308 /images/foods/ruou-chuoi-yen-chau-son-la.jpg Rượu chuối Yên Châu Sơn La Rượu chuối từ lâu đã nổi tiếng là đặc sản của vùng đất Yên Châu (tỉnh Sơn La) và được bà con nơi đây trưng cất theo phương pháp thủ công truyền thống. Để có được rượu chuối ngon thì trước tiên phải lựa chon loại chuối phải thật chín, thái mỏng rồi đem phơi nắng cho thật khô. Rượu ngâm phải dùng loại rượu cốt nguyên chất, cứ 1 kg chuối hột thì ngâm khoảng 2-2,5 lít rượu nguyên chất. Đồ ngâm rượu phải là dùng lọ thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào,chuôi chiếm 1/3 lọ, rượu chiếm 2/3 lọ rồi đậy nắp kỹ, ngâm 100 ngày sau là sử dụng được.
Thịt trâu khô (Trâu gác bếp) Sơn La

Thịt trâu khô (Trâu gác bếp) Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Thịt trâu khô (Trâu gác bếp) Sơn La
12 2300 /images/foods/thit-trau-kho-trau-gac-bep-son-la.jpg Thịt trâu khô (Trâu gác bếp) Sơn La Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến nó trở nên hấp dẫn có tiếng. Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay lễ cúng lớn, gia đình có mổ trâu thì người ta mới để lại một ít để làm món này.

Khi ăn, thịt trâu khô có thể đem nướng trên than hồng hoặc đồ lại cho thịt mềm, dễ ăn. Món này hấp dẫn bởi hương vị đặc biệt, có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp, mùi thơm không trộn lẫn cùng vị tê tê nơi đầu lưỡi khi ăn của hạt mắc khén.
Tỏi tía Phù Yên Sơn La

Tỏi tía Phù Yên Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Tỏi tía Phù Yên Sơn La
13 2309 /images/foods/toi-tia-phu-yen-son-la.jpg Tỏi tía Phù Yên Sơn La Tỏi cô đơn là một loại tỏi quí được trồng trên đất Phù Yên- Sơn La. Tỏi này có mùi vị và công dụng rất đặc biệt. Ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được nhiều bệnh. Tỏi nổi tiếng nhất được trồng là ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên.
Xoài trứng Yên Châu Sơn La

Xoài trứng Yên Châu Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Xoài trứng Yên Châu Sơn La
14 2307 /images/foods/xoai-trungyen-chau-son-la.jpg Xoài trứng Yên Châu Sơn La Lần đầu tiên nhìn thấy, có thể bạn sẽ lặc đầu chê, xoài gì mà vừa bé vừa xấu. Ấy thế mà ai đã ăn một lần là sẽ nhớ vị thơm vị ngọt của nó. Xoài Yên Châu ngọt, thơm khác hẳn loại xoài ở các vùng khác. Khi chín xoài có mầu vàng, tỏa mùi thơm hấp dẫn, đến mức rửa tay rồi, hương thơm của xoài vẫn vấn vít, thoang thoảng. Cái ngọt của xoài Yên Châu cũng hơi khác, ngọt đậm nhưng lại thanh mát cho nên không có cảm giác khé cổ bởi ngọt quá.

Đặc biệt ngon là những quả xoài bản địa được trồng tại Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán,……của vùng đất Yên Châu. Trọng lượng từ 200 – 250g, nhựa quả trắng, trong, nhựa cây dạng sữa đục ngà, vỏ quả xanh nhạt, có các đốm lấm tấm, hạt dẹt nhiều xơ.
Xôi sắn Sơn La

Xôi sắn Sơn La

Địa điểm, quán ăn món Xôi sắn Sơn La
15 2306 /images/foods/xoi-san-son-la.jpg Xôi sắn Sơn La Xôi sắn là là món ăn quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Sắn bà con đào từ nương về bóc vỏ, rửa sạch rồi nạo thành từng sợi nhỏ trộn lẫn với gạo nếp cho vào chõ đồ lên.

Để xôi dẻo, nắm tay không dính, lâu thiu, bà con không dùng các loại chõ sành, chõ kim loại vì có nhược điểm thường gây ra “ướt xôi” không ngấm nước. Cái chõ này được làm bằng những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên một cái ninh đồng, thay cho nồi. Dùng loại chõ gỗ có ưu điểm gỗ hút hơi nước lên, xôi chín dẻo, khô. Khi xôi chín bà con đổ xôi ra mâm, dàn mỏng dùng quạt, quạt cho xôi nguội nhanh. Rồi cho xôi vào các “giỏ” đan bằng mây có nắp đậy, có quai treo lên cột nhà. Đến bữa đem ra dùng hoặc đem đi làm nương ăn rất tiện. Thức ăn chỉ cần là gói muối ớt, hoặc con cá nướng.
0 15
1473 https://www.yong.vn/Content/images/travels/ban-mong.jpg Bản Mòng Bản Mòng là một địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng hấp dẫn thuộc xã Hua La, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.

Điều đầu tiên mà du khách cảm nhận được là cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình nơi đây. Những dãy núi nhấp nhô như thân rồng uốn lượn soi mình xuống dòng Nậm La. Trên các sườn đồi cà phê, mơ, mận, thông, tre mọc um tùm.

Vào độ xuân về, hoa mơ, hoa mận và hoa ban đua nở trằng rừng với từng bày ong bay tìm mật tạo nên không khí vui nhộn. Khi đông về, hoa vông gai nở đỏ rực bên sườn đồi như tô điểm cho những ngôi nhà sản lợp ngói đỏ. Cái rét se lạnh cũng là thời điểm lý tưởng để thả mình trong dòng suối nước nóng.
Bản Mòng Sơn La, Sơn La, Việt Nam Bản Mòng Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 21.289969, 103.900194
1477 https://www.yong.vn/Content/images/travels/bao-tang-tinh-son-la.jpg Bảo tàng tỉnh Sơn La Bảo tàng Sơn La nằm trong khuôn viên di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Bảo tàng chủ yếu trưng bày nội dung về dân tộc, là nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn di vật từ thời tiền sử, sơ sử, những hiện vật phản ảnh nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ được bộ sưu tập sách chữ Thái cổ, Dao cổ với gần 1000 cuốn thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian… Bảo Tàng Tỉnh Sơn La, Tô Hiệu, tp. Sơn La, Sơn La, Việt Nam Bảo Tàng Tỉnh Sơn La, Tô Hiệu, tp. Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 21.331749, 103.909153
Cánh đồng hoa cải Mộc Châu
1474 https://www.yong.vn/Content/images/travels/canh-dong-hoa-cai-moc-chau.jpg Cánh đồng hoa cải Mộc Châu Những cánh rừng hoa đào, hoa ban, hoa mận cũng góp phần khiến cho màu sắc của rừng núi Tây Bắc thu hút du khách tới đây tham quan và ngắm cảnh. Núi đào rực một màu hồng nổi bật giữa sắc trắng muốt của những lùm hoa mận thâm thấp, nhìn xuống thung lũng là những gốc đào san sát nhau, tạo cho nơi đây một khung cảnh thơ mộng đến kì ảo được pha bởi sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mận, hoa ban, sắc xanh của núi rừng. Những con đường đất đỏ bazan lọt thỏm vào giữa cái khung cảnh ấy, nhìn như một con đường đi vào cõi thần tiên vậy. Cánh đồng hoa cải Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam Cánh đồng hoa cải Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam |
1469 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cao-nguyen-moc-chau.jpg Cao nguyên Mộc Châu Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050 m so với mặt biển, cách Hà Nội gần 200 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Đây là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25 km, với 1600 ha đồng cỏ.

Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc – Bắc Bộ. Khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có tính đặc thù của Mộc Châu. Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 20 độ C và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác.

Đến với Mộc Châu du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử, động Sơn Mộc Hương, rừng thông, chùa Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, và các bản văn hóa của người Mông, người Dao ở Vân Hồ, với những câu hát điệu múa khèn, với các món ăn dân tộc, đặc sản, ẩm thực và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá lâu đời.
Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam | 20.830634, 104.701381
Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam
Cầu Pá Uôn, Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam
Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam
1482 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cau-pa-uon-cay-cau-cao-nhat-viet-nam.jpg Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam Cầu Pá Uôn nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, sát ngay thị trấn Phiêng Lanh, thủ phủ mới của huyện Quỳnh Nhai.được mệnh danh là Đông Dương đệ nhất cầu với độ cao tự nhiên từ mặt đất lên đến mặt cầu xe chạy là 105m, đặc biệt nhịp giữa cầu cao đến 120m. Đứng giữa cầu, con người chỉ là một chấm nhỏ bé giữa bức tranh sơn thủy với núi non xanh biếc, sông sâu thác dữ, mây trắng vờn trên đỉnh. Nhìn từ xa cầu Pá Uôn như một con rồng bê tông cốt thép lừng lững giữa hai triền núi cao chót vót. Cầu Pá Uôn, Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam Cầu Pá Uôn, Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam | 21.694791, 103.615663
1467 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cum-du-lich-song-da.jpg Cụm du lịch sông Đà Du lịch Sông Đà là đến với các công trình thế kỷ, khám phá thời kỳ tiền sử của con người qua các di chỉ khảo cổ, đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cảnh núi cao, sông rộng, rừng xanh ngút ngàn, thác đổ, khung cảnh hoang sơ, đến với những con người thật thà, mến khách, nền văn hóa đặc sắc.

Sông Đà chảy qua tỉnh Sơn La dài 280 km với 32 phụ lưu lớn nhỏ. Từ ngàn xưa sông Đà là con đường thông thương giữa nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng, nhân dân dân tộc Tây Bắc nói chung với miền xuôi.
Sông Đà, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam Sông Đà, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam | 21.693953, 103.617822
1483 https://www.yong.vn/Content/images/travels/den-tho-nang-han-linh-son-thuy-tu.jpg Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn - Thủy Từ) Ở Quỳnh Nhai (Sơn La) có hai ngôi đền thiêng từ thế kỷ 17 của bà con dân tộc thiểu số là đền Linh Sơn Thủy Từ và Nàng Han đã được phục dựng gần nguyên gốc sau khi đền chính ngập dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.

Truyền thuyết kể lại rằng: Nàng là con gái duy nhất của chúa đất người Khơ Mú ở Chiềng Phung (Quỳnh Nhai ngày nay). Nàng có tài kiếm, cung vô địch. Nàng xin cha được giả trai và luyện tập cùng quân lính. Cha nàng thuận ý và đặt tên con trai cho nàng là Khum Chương.

Khi giặc phương Bắc tràn sang xâm lược, chúa đất chọn chủ tướng cầm quân ra trận. Trong cuộc thỉ đấu quyết liệt Khum Chương đã thắng và được phong làm Chủ tướng và một người đứng sau làm Phó tướng là Khum Lụm. Khum Chương cùng Phó tướng dẫn quân ngược sông Đà, sông Nậm Na (thuộc Lai Châu ngày nay) đánh đuổi giặc phương Bắc qua Chiềng Sa (xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đến Si Xoong Pa Na (Mường Là – Trung Quốc) rồi quay về.

Về nhà đúng 30 Tết, nàng làm lễ cúng áp Mố Chiêng – Tắm gội 30 Tết. Tắm gội xong thì lại nghe tin giặc giữ phương Bắc sang cướp phá ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái). Nàng lại mặc giáp bào, trở thành Khum Chương cùng Phó tướng Khum Lụm cầm quân xuôi sông Đà vào Bắc Yên, vượt núi vào Phù Yên tiến vào Mường Lò đánh đuổi quân giặc chạy tan tác.

Khum Chương cùng quân lính tiến quân khải hoàn trở về, đến Mường Pùa (xã Tường Phù ngày nay) cho quân sĩ nghỉ lại. Một buổi chiều Khum Chương và phó tướng Khum Lụm cưỡi ngựa đi chơi, qua khe suối có nước trong vắt, Khum Chương cúi xuống đưa tay vục nước uống; có ngờ Khum Lụm nhìn thấy vú nàng. Biết nàng là con gái giả trai, Khum Lụm uất ức phải làm phó cho một nữ nhi nên hô lính đuổi giết Khum Chương.

Khum Chương quay lại rút kiếm chém chết Khum Lụm và thốc ngựa chạy vào rừng sâu. Thấy quân lính hỗn loạn, Khum Chương dừng ngựa ngửa mặt kêu trời. Trời thương nên thả nôi mây xuống đón hồn nàng lên trời và cho dội một trận mưa phôn chăng (bây giờ gọi là mưa axít) bỗng xác Khum Chương và quân lính đã biến thành đá.

Sau khi Khum Chương chết, Tạo Mường và dân bản đã trả lại tên con gái cho nàng là Nàng Han. Nhớ công ơn nàng đánh đuổi giặc cứu Mường nên người dân cùng Tạo Mường đã làm cho Nàng một cỗ quan tài quý, đặt hình nhân, xếp mộ đá giả cho Nàng và làm miếu thờ cúng hàng năm vào ngày rằm tháng 3 (âm lịch).
Linh Sơn Thủy Từ, QL279, Mường Giàng, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam Linh Sơn Thủy Từ, QL279, Mường Giàng, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam | 21.666978, 103.632445
Đỉnh Pha Luông - Mộc Châu
1476 https://www.yong.vn/Content/images/travels/dinh-pha-luong-moc-chau.jpg Đỉnh Pha Luông - Mộc Châu Ở độ cao gần 2.000m, đỉnh Pha Luông đang là một điểm đến đầy hấp dẫn với giới trẻ. Chinh phục đỉnh Pha Luông – Mộc Châu đòi hỏi lòng quả cảm và sức bền của những người có đam mê khám phá thực sự khi du lịch Mộc Châu.

Cách thị trấn Mộc Châu 30 km, đỉnh Pha Luông được ví như nóc nhà của Mộc Châu, nằm giữa biên giới Việt – Lào. Từ đồn biên phòng Pha Luông ở chân lên tới đỉnh núi phải mất 3 – 4 tiếng đi bộ.

Trải qua một quãng đường rừng khoảng 6 km bạn sẽ lên tới đỉnh núi và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Pha Luông.

Nơi đỉnh núi chênh vênh bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên giữa mây trời lộng gió. Đứng trên đỉnh Pha Luông, bạn sẽ dễ dàng quan sát được sự chuyển động không ngừng của những đám mây, tạo ra nhiều hình thù kỳ thú. Đặc biệt, vào những hôm trời nhiều mây bạn có thể thấy cả biển mây lưng chừng núi.

Mỗi một góc của đỉnh Pha Luông là những tảng đá xếp chồng với hình thù độc đáo. Đỉnh núi Pha Luông với độ dốc đứng cao, từ trên đỉnh nhìn thẳng xuống mặt đất phía dưới mà không bị che khuất bởi bất cứ cây cối gì.
Đỉnh Pha Luông, Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam Đỉnh Pha Luông, Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam | 20.672530, 104.634647
Động Sơn Mộc Hương
1468 https://www.yong.vn/Content/images/travels/dong-son-moc-huong.jpg Động Sơn Mộc Hương Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu - cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Đó là một tác phẩm nghệ thuật, một danh thắng quốc gia mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất cao nguyên Mộc Châu.

Trong hang một cách sắc diệu kỳ, từ trần hang rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ bảy sắc cầu vồng. Nhiều khối ngũ đá từ trên trần hang chảy xuống nền hang cao tới hơn 20 m như những rễ cây đa cổ thụ rủ xuống mặt đất. Ngoài ra còn rất nhiều nhũ đá mang dáng cây đồng tiền, cây thóc, hình ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử, hổ, kỳ đà, đại bàng và cả những đám mây bay lượn.

Các cửa hang 50 m rộng khoảng 800 m2 vòm hang có chỗ cao hơn 30 m, có hình tròn. Ở chính giữa nền hang có một số hồ khô nước, rộng chừng 200 m2, giữa hồ có con rùa bằng đá to lớn. Bờ bên trái của hồ khối thạch nhũ hình đôi trai gái đang quấn quýt bên nhau.
Hang Dơi, Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam Hang Dơi, Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam | 20.850069, 104.638982
Hang Thẩm Tét Toòng
Hang Thẩm Tét Toòng
1479 https://www.yong.vn/Content/images/travels/hang-tham-tet-toong.jpg Hang Thẩm Tét Toòng Hang Thẩm Tét Toòng cách trung tâm Tp Sơn La (tỉnh Sơn La) độ 2 km. Đi về hướng Mường Lát, Chiềng An nằm yên bình trên tỉnh lộ bên cạnh Chiềng Phom, Chiềng Hồ.

Hoang sơ và chưa có đơn vị nào khai thác du lịch song đây là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ người Kinh, người Thái ở Tp Sơn La cũng như các xã, huyện trong tỉnh. Ba bạn trẻ ở địa phương chúng tôi gặp lúc khám phá hang cho biết: “Chưa ai đi hết Thẩm Tét Tòng nên không biết hang dài bao nhiêu, chỉ đi độ hơn một vài giờ thì mọi người đã trở ra…”.
Hang Thẩm Tét Toòng cách trung tâm Tp Sơn La (tỉnh Sơn La) độ 2 km. Đi về hướng Mường Lát, Chiềng An nằm yên bình trên tỉnh lộ bên cạnh Chiềng Phom, Chiềng Hồ. |
1481 https://www.yong.vn/Content/images/travels/ho-chieng-khoi.jpg Hồ Chiềng Khoi Hồ Chiềng Khoi thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu về phía Nam 4 km, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha hiện ra như một con nhện khổng lồ.

Theo cách giải thích của người dân bản địa, Chiềng Khoi có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và ở trên cao. Tương truyền rằng, xưa kia Chiềng Khoi là vùng đất thiếu nước, đất đai khô cằn, người dân nơi đây tuy chịu thương, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn chật vật, khó khăn vì thiếu nước. Trên mảnh đất này có một chàng trai tên là Khoi, chàng có sức khoẻ phi thường. Thân chàng đen và bóng như thân gỗ lim, tay chàng to như mặt quạt. Thấy nhân dân cực khổ chàng bèn dời núi, khơi các dòng nước từ các hướng chảy về đây, hình thành nên hồ Chiềng Khoi.

Hồ Chiềng Khoi là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng năm 1971 với một đập chắn cao 45 m, dài 110 m và hoàn thành đi vào sử dụng năm 1980. Hồ Chiềng Khoi vốn là đáy các thung lũng hẹp, có các dòng suối nhỏ từ trong lòng núi chảy vào Suối Sập. Lòng Hồ là một thung lũng hẹp, chạy ngoằn ngoèo quanh những quả đồi lớn dài tới 7 km. Nước Hồ Chiềng Khoi lúc nào cũng trong xanh, yên ả quanh năm bởi nguồn nước cung cấp cho hồ đều chảy ra từ trong lòng núi. Chính những con suối nhỏ và rừng núi nguyên sơ đã tạo cho mặt hồ và cảnh quan nơi đây có vẻ đẹp huyền ảo. Như bức tường thành thẫm xanh bồng bềnh mây trắng, những dãy núi điệp trùng trải dải từ phía Nam đến phía Tây Bắc và rừng già ôm lấy toàn bộ mặt hồ, hồ lồng trong bóng núi. Khi du khách đến đây vào mùa hoa ban nở sẽ thấy một mầu trắng thuần khuất trải dài theo sườn núi và mềm mại như một dải lụa, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc trời đất nơi đây.

Đến Chiềng Khoi, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi mà còn được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Yên Châu với những lễ hội, ca vũ đặc sắc. Người Thái ở đây còn có các nghề thủ công truyền thống. Với bàn tay khéo léo họ đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như: nhạc cụ dân tộc, đồ dùng mây tre đan và tiêu biểu nhất là vải “Khít”, là loại vải thổ cẩm nổi tiếng không những ở Yên Châu mà cả vùng Tây Bắc. Đặc biệt vùng đất này nổi tiếng với nghề thêu khăn piêu và làm khèn bè. Sau vài giờ thưởng ngoạn cảnh đẹp và không khí trong lành mát dịu trên hồ, du khách sẽ thăm những bản mường nơi đây để thưởng thức những món ăn dân tộc do chính bàn tay của những cô “Sơn nữ Châu Yên” chế biến. Du khách lại được dập dìu trong tiếng trống, đắm mình trong điệu xoè, đầm ấm bên chum rượu cần, cảm nhận thấy sự thân thiện, không khí chan hoà bởi lòng mến khách của dân tộc nơi đây. Hồ Chiềng Khoi là một điểm du lịch sinh thái – văn hoá ngày càng hấp dẫn du khách.
Hồ Chiềng Khoi, Chiềng Khoi, Yên Châu, Sơn La, Việt Nam Hồ Chiềng Khoi, Chiềng Khoi, Yên Châu, Sơn La, Việt Nam | 21.012916, 104.316151
1471 https://www.yong.vn/Content/images/travels/ho-tien-phong.jpg Hồ Tiền Phong Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, Huyện Mai Sơn, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Thị xã Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km.

Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn quý khách là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. Quý khách có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, cá trôi, cá mè.
Hồ Tiền Phong, Mai Sơn, Sơn La, Việt Nam Hồ Tiền Phong, Mai Sơn, Sơn La, Việt Nam | 21.208460, 104.055853
Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ
Hồng Ngài, Sơn La, Việt Nam
Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ
1484 https://www.yong.vn/Content/images/travels/hong-ngai-dia-danh-vo-chong-a-phu.jpg Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” do nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 được xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La ngày nay.

Xã Hồng Ngài giản dị giữa thung lũng xanh. Vào xã hiện còn vài km đường đất. Đến mùa mưa cũng làm nản lòng nhiều tay lái lạ. Hồng Ngài hôm nay đã khác rất nhiều so với trước kia. Phiên chợ họp ríu rít đông đảo bà con dân tộc. Mùa táo mèo, đâu đâu cũng thơm phức hương táo quyến rũ. Vào Hồng Ngài, bạn nên nhờ dân bản chỉ đường lên thăm hang A Phủ, được xem là nơi vợ chồng A Phủ từng trốn khỏi ách của cha con thống lý Pá Tra. (Gọi là hang A Phủ bởi trong phim có cảnh quay A Phủ và Mỵ cùng du kích trốn vào hang)
Hồng Ngài, Sơn La, Việt Nam Hồng Ngài, Sơn La, Việt Nam | 21.189111, 104.482512
Nhà máy Thủy điện Sơn La
1480 https://www.yong.vn/Content/images/travels/nha-may-thuy-dien-son-la.jpg Nhà máy Thủy điện Sơn La Nhà máy Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm tại tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005,. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Diện tích hồ chứa: 224km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước.
Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy.
Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KW
Thủy điện Sơn La, Ít Ong, Sơn La, Việt Nam Thủy điện Sơn La, Ít Ong, Sơn La, Việt Nam | 21.497851, 103.996593
1478 https://www.yong.vn/Content/images/travels/nha-tu-son-la.jpg Nhà tù Sơn La Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân.

Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chế độ tàn bạo của thực dân phong kiến. Phong trào đấu tranh đã làm kẻ địch bất ngờ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách đàn áp, bắt bớ những người Việt Nam yêu nước hòng dập tắt phong trào cách mạng. Mặt khác tăng cường xây dựng và mở rộng thêm hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó chúng đặc biệt chú ý đến nhà tù Sơn La. Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đã không thực hiện được.
Di tích nhà tù Sơn La, Sơn La, Việt Nam Di tích nhà tù Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 21.330689, 103.908230
Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
rừng bản Nhọt, Sơn La, Việt Nam
Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
1485 https://www.yong.vn/Content/images/travels/rung-dai-tuong-vo-nguyen-giap.jpg Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La không ai là không biết đến khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà người trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân mật: “Rừng ông Giáp”. Là khu rừng rậm rạp, ít người lui tới nên muốn vào thăm, ai nấy đều phải gõ cửa ngôi nhà gỗ nhỏ nằm cạnh suối Bùa để được nghe chỉ dẫn.

Men theo con đường mòn nhỏ dốc đá trơn trượt, bạn sẽ được chủ nhân của ngôi nhà gỗ, đồng thời là người giữ rừng kể lại câu chuyện năm xưa. Trong lần hành quân từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) lên Điện Biên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn quân đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân, nghỉ ngơi.

Vốn có tên gọi là rừng bản Nhọt nhưng với lòng kính trọng, biết ơn và cảm phục công lao của Đại tướng, người dân địa phương đã gọi khu rừng này là “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” như một cách để con cháu luôn nhớ về nơi Đại tướng đã dừng chân. Vẫn là những con đường rêu đá nhỏ hẹp, lúc lên, lúc xuống, nhưng qua câu chuyện kể đồng hành, bước chân lữ khách như chững lại, để rồi hình dung về quãng đường thồ gạo, kéo pháo lên Điện Biên của đoàn quân năm xưa.

“Rừng ông Giáp” hiện có diện tích khoảng 200 ha, được hình thành từ hai dãy núi bao bọc, cây cối xanh tốt, quanh năm mây phủ. Không giống như nhiều khu rừng khác chỉ còn gỗ tạp, dây leo, khu rừng vẫn còn nguyên vẹn với những cây chò chỉ đại thụ to vài ba người ôm không xuể. Một góc khác là cây lát, dổi, sâng, sấu cổ thụ lâu năm, là những cây pơ mu cao hàng chót vót, thẳng đứng lẫn trong làn sương mờ ảo.

Trong không gian tĩnh lặng của rừng già, văng vẳng bên tai là tiếng suối Dưn chảy róc rách đêm ngày như lời nguyện từ năm xưa vọng lại. Đây là nơi trú quân đầu tiên trong rừng bản Nhọt. Dọc theo các con suối khác trong rừng cũng được Tướng Giáp chọn đóng quân: đài quan sát trên đồi suối Hiền, trạm quân y dã chiến bên dòng suối Bùa và đặc biệt là trên ngọn suối Tắc Tè bên sườn đồi Tang Tú – nơi đặt sở chỉ huy mà Đại tướng dừng chân, đến nay vẫn còn hiện hữu.
rừng bản Nhọt, Sơn La, Việt Nam rừng bản Nhọt, Sơn La, Việt Nam |
1472 https://www.yong.vn/Content/images/travels/thac-dai-yem.jpg Thác Dải Yếm Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay.

Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.
Thác Dải Yếm, Sơn La, Việt Nam Thác Dải Yếm, Sơn La, Việt Nam | 20.817330, 104.593449
1470 https://www.yong.vn/Content/images/travels/thanh-pho-son-la.jpg Thành phố Sơn La Thành phố Sơn La là một thành phố cao nguyên, ở độ cao 600 m so với mặt nước biển. Cơ sở hạ tầng ở đây khá phát triển và cũng là nơi tập trung phần lớn các cơ sở lưu trú của khách du lịch. Khí hậu ở TP. Sơn La trong lành, mát mẻ. Vì vậy đây là nơi rất thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

Du khách có thể đi thăm quan các di tích lịch sử văn hóa như Nhà ngục Sơn La, đền thờ vua Lê Thánh Tông, các làng nghề, các trang trại hoặc tham gia các lễ hội văn hóa.
thành phố Sơn La, Sơn La, Việt Nam thành phố Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 21.327034, 103.914129
1475 https://www.yong.vn/Content/images/travels/xa-ngoc-chien.jpg Xã Ngọc Chiến Nằm ở độ cao trung bình trên 1.800m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, xã Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La) là điểm được khá nhiều bạn trẻ ưa xê dịch tìm đến trong những năm gần đây. Đây là nơi sống và định cư lâu đời của 3 dân tộc Thái, Mông và La Ha với văn hóa phong phú đa dạng, giàu lòng mến khách.

Đến Ngọc Chiến để ngắm nhìn vẻ đẹp của con gái Thái, thả mình trong làn nước nóng của suối khoáng Bản Lướt rồi thưởng thức hạt cơm nếp dẻo ngon từ bông nếp Tan sẽ để lại cho bạn những ấn tượng, mà chắc chắn rồi từ đó bạn sẽ trở lại Ngọc Chiến lần hai.
Xã Ngọc Chiến, Sơn La, Việt Nam Xã Ngọc Chiến, Sơn La, Việt Nam | 21.650280, 104.265738
0 19
  Xem thông tin Bản Mòng
Bản Mòng là một địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng hấp dẫn thuộc xã Hua La, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.

Điều đầu tiên mà du khách cảm nhận được là cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình nơi đây. Những dãy núi nhấp nhô như thân rồng uốn lượn soi mình xuống dòng Nậm La. Trên các sườn đồi cà phê, mơ, mận, thông, tre mọc um tùm.

Vào độ xuân về, hoa mơ, hoa mận và hoa ban đua nở trằng rừng với từng bày ong bay tìm mật tạo nên không khí vui nhộn. Khi đông về, hoa vông gai nở đỏ rực bên sườn đồi như tô điểm cho những ngôi nhà sản lợp ngói đỏ. Cái rét se lạnh cũng là thời điểm lý tưởng để thả mình trong dòng suối nước nóng.
Địa chỉ Bản Mòng:
  Xem thông tin Bảo tàng tỉnh Sơn La
Bảo tàng Sơn La nằm trong khuôn viên di tích lịch sử Bảo tàng và Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Bảo tàng chủ yếu trưng bày nội dung về dân tộc, là nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn di vật từ thời tiền sử, sơ sử, những hiện vật phản ảnh nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em sống ở Sơn La. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ được bộ sưu tập sách chữ Thái cổ, Dao cổ với gần 1000 cuốn thuộc các thể loại như sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian…
Địa chỉ Bảo tàng tỉnh Sơn La:
  Xem thông tin Cánh đồng hoa cải Mộc Châu
Những cánh rừng hoa đào, hoa ban, hoa mận cũng góp phần khiến cho màu sắc của rừng núi Tây Bắc thu hút du khách tới đây tham quan và ngắm cảnh. Núi đào rực một màu hồng nổi bật giữa sắc trắng muốt của những lùm hoa mận thâm thấp, nhìn xuống thung lũng là những gốc đào san sát nhau, tạo cho nơi đây một khung cảnh thơ mộng đến kì ảo được pha bởi sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mận, hoa ban, sắc xanh của núi rừng. Những con đường đất đỏ bazan lọt thỏm vào giữa cái khung cảnh ấy, nhìn như một con đường đi vào cõi thần tiên vậy.
Địa chỉ Cánh đồng hoa cải Mộc Châu:
  Xem thông tin Cao nguyên Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050 m so với mặt biển, cách Hà Nội gần 200 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Đây là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25 km, với 1600 ha đồng cỏ.

Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc – Bắc Bộ. Khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có tính đặc thù của Mộc Châu. Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 20 độ C và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác.

Đến với Mộc Châu du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử, động Sơn Mộc Hương, rừng thông, chùa Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, và các bản văn hóa của người Mông, người Dao ở Vân Hồ, với những câu hát điệu múa khèn, với các món ăn dân tộc, đặc sản, ẩm thực và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá lâu đời.
Địa chỉ Cao nguyên Mộc Châu:

Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam

Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam
  Xem thông tin Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam
Cầu Pá Uôn nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, sát ngay thị trấn Phiêng Lanh, thủ phủ mới của huyện Quỳnh Nhai.được mệnh danh là Đông Dương đệ nhất cầu với độ cao tự nhiên từ mặt đất lên đến mặt cầu xe chạy là 105m, đặc biệt nhịp giữa cầu cao đến 120m. Đứng giữa cầu, con người chỉ là một chấm nhỏ bé giữa bức tranh sơn thủy với núi non xanh biếc, sông sâu thác dữ, mây trắng vờn trên đỉnh. Nhìn từ xa cầu Pá Uôn như một con rồng bê tông cốt thép lừng lững giữa hai triền núi cao chót vót.
Địa chỉ Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam:
  Xem thông tin Cụm du lịch sông Đà
Du lịch Sông Đà là đến với các công trình thế kỷ, khám phá thời kỳ tiền sử của con người qua các di chỉ khảo cổ, đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cảnh núi cao, sông rộng, rừng xanh ngút ngàn, thác đổ, khung cảnh hoang sơ, đến với những con người thật thà, mến khách, nền văn hóa đặc sắc.

Sông Đà chảy qua tỉnh Sơn La dài 280 km với 32 phụ lưu lớn nhỏ. Từ ngàn xưa sông Đà là con đường thông thương giữa nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng, nhân dân dân tộc Tây Bắc nói chung với miền xuôi.
Địa chỉ Cụm du lịch sông Đà :

Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn - Thủy Từ)

Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn - Thủy Từ)
  Xem thông tin Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn - Thủy Từ)
Ở Quỳnh Nhai (Sơn La) có hai ngôi đền thiêng từ thế kỷ 17 của bà con dân tộc thiểu số là đền Linh Sơn Thủy Từ và Nàng Han đã được phục dựng gần nguyên gốc sau khi đền chính ngập dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.

Truyền thuyết kể lại rằng: Nàng là con gái duy nhất của chúa đất người Khơ Mú ở Chiềng Phung (Quỳnh Nhai ngày nay). Nàng có tài kiếm, cung vô địch. Nàng xin cha được giả trai và luyện tập cùng quân lính. Cha nàng thuận ý và đặt tên con trai cho nàng là Khum Chương.

Khi giặc phương Bắc tràn sang xâm lược, chúa đất chọn chủ tướng cầm quân ra trận. Trong cuộc thỉ đấu quyết liệt Khum Chương đã thắng và được phong làm Chủ tướng và một người đứng sau làm Phó tướng là Khum Lụm. Khum Chương cùng Phó tướng dẫn quân ngược sông Đà, sông Nậm Na (thuộc Lai Châu ngày nay) đánh đuổi giặc phương Bắc qua Chiềng Sa (xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đến Si Xoong Pa Na (Mường Là – Trung Quốc) rồi quay về.

Về nhà đúng 30 Tết, nàng làm lễ cúng áp Mố Chiêng – Tắm gội 30 Tết. Tắm gội xong thì lại nghe tin giặc giữ phương Bắc sang cướp phá ở Mường Lò (Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái). Nàng lại mặc giáp bào, trở thành Khum Chương cùng Phó tướng Khum Lụm cầm quân xuôi sông Đà vào Bắc Yên, vượt núi vào Phù Yên tiến vào Mường Lò đánh đuổi quân giặc chạy tan tác.

Khum Chương cùng quân lính tiến quân khải hoàn trở về, đến Mường Pùa (xã Tường Phù ngày nay) cho quân sĩ nghỉ lại. Một buổi chiều Khum Chương và phó tướng Khum Lụm cưỡi ngựa đi chơi, qua khe suối có nước trong vắt, Khum Chương cúi xuống đưa tay vục nước uống; có ngờ Khum Lụm nhìn thấy vú nàng. Biết nàng là con gái giả trai, Khum Lụm uất ức phải làm phó cho một nữ nhi nên hô lính đuổi giết Khum Chương.

Khum Chương quay lại rút kiếm chém chết Khum Lụm và thốc ngựa chạy vào rừng sâu. Thấy quân lính hỗn loạn, Khum Chương dừng ngựa ngửa mặt kêu trời. Trời thương nên thả nôi mây xuống đón hồn nàng lên trời và cho dội một trận mưa phôn chăng (bây giờ gọi là mưa axít) bỗng xác Khum Chương và quân lính đã biến thành đá.

Sau khi Khum Chương chết, Tạo Mường và dân bản đã trả lại tên con gái cho nàng là Nàng Han. Nhớ công ơn nàng đánh đuổi giặc cứu Mường nên người dân cùng Tạo Mường đã làm cho Nàng một cỗ quan tài quý, đặt hình nhân, xếp mộ đá giả cho Nàng và làm miếu thờ cúng hàng năm vào ngày rằm tháng 3 (âm lịch).
Địa chỉ Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn - Thủy Từ):
  Xem thông tin Đỉnh Pha Luông - Mộc Châu
Ở độ cao gần 2.000m, đỉnh Pha Luông đang là một điểm đến đầy hấp dẫn với giới trẻ. Chinh phục đỉnh Pha Luông – Mộc Châu đòi hỏi lòng quả cảm và sức bền của những người có đam mê khám phá thực sự khi du lịch Mộc Châu.

Cách thị trấn Mộc Châu 30 km, đỉnh Pha Luông được ví như nóc nhà của Mộc Châu, nằm giữa biên giới Việt – Lào. Từ đồn biên phòng Pha Luông ở chân lên tới đỉnh núi phải mất 3 – 4 tiếng đi bộ.

Trải qua một quãng đường rừng khoảng 6 km bạn sẽ lên tới đỉnh núi và được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Pha Luông.

Nơi đỉnh núi chênh vênh bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên giữa mây trời lộng gió. Đứng trên đỉnh Pha Luông, bạn sẽ dễ dàng quan sát được sự chuyển động không ngừng của những đám mây, tạo ra nhiều hình thù kỳ thú. Đặc biệt, vào những hôm trời nhiều mây bạn có thể thấy cả biển mây lưng chừng núi.

Mỗi một góc của đỉnh Pha Luông là những tảng đá xếp chồng với hình thù độc đáo. Đỉnh núi Pha Luông với độ dốc đứng cao, từ trên đỉnh nhìn thẳng xuống mặt đất phía dưới mà không bị che khuất bởi bất cứ cây cối gì.
Địa chỉ Đỉnh Pha Luông - Mộc Châu:
  Xem thông tin Động Sơn Mộc Hương
Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu - cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Đó là một tác phẩm nghệ thuật, một danh thắng quốc gia mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất cao nguyên Mộc Châu.

Trong hang một cách sắc diệu kỳ, từ trần hang rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ bảy sắc cầu vồng. Nhiều khối ngũ đá từ trên trần hang chảy xuống nền hang cao tới hơn 20 m như những rễ cây đa cổ thụ rủ xuống mặt đất. Ngoài ra còn rất nhiều nhũ đá mang dáng cây đồng tiền, cây thóc, hình ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử, hổ, kỳ đà, đại bàng và cả những đám mây bay lượn.

Các cửa hang 50 m rộng khoảng 800 m2 vòm hang có chỗ cao hơn 30 m, có hình tròn. Ở chính giữa nền hang có một số hồ khô nước, rộng chừng 200 m2, giữa hồ có con rùa bằng đá to lớn. Bờ bên trái của hồ khối thạch nhũ hình đôi trai gái đang quấn quýt bên nhau.
Địa chỉ Động Sơn Mộc Hương:
  Xem thông tin Hang Thẩm Tét Toòng
Hang Thẩm Tét Toòng cách trung tâm Tp Sơn La (tỉnh Sơn La) độ 2 km. Đi về hướng Mường Lát, Chiềng An nằm yên bình trên tỉnh lộ bên cạnh Chiềng Phom, Chiềng Hồ.

Hoang sơ và chưa có đơn vị nào khai thác du lịch song đây là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ người Kinh, người Thái ở Tp Sơn La cũng như các xã, huyện trong tỉnh. Ba bạn trẻ ở địa phương chúng tôi gặp lúc khám phá hang cho biết: “Chưa ai đi hết Thẩm Tét Tòng nên không biết hang dài bao nhiêu, chỉ đi độ hơn một vài giờ thì mọi người đã trở ra…”.
Địa chỉ Hang Thẩm Tét Toòng:
  Xem thông tin Hồ Chiềng Khoi
Hồ Chiềng Khoi thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu về phía Nam 4 km, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha hiện ra như một con nhện khổng lồ.

Theo cách giải thích của người dân bản địa, Chiềng Khoi có nghĩa là vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và ở trên cao. Tương truyền rằng, xưa kia Chiềng Khoi là vùng đất thiếu nước, đất đai khô cằn, người dân nơi đây tuy chịu thương, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn chật vật, khó khăn vì thiếu nước. Trên mảnh đất này có một chàng trai tên là Khoi, chàng có sức khoẻ phi thường. Thân chàng đen và bóng như thân gỗ lim, tay chàng to như mặt quạt. Thấy nhân dân cực khổ chàng bèn dời núi, khơi các dòng nước từ các hướng chảy về đây, hình thành nên hồ Chiềng Khoi.

Hồ Chiềng Khoi là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng năm 1971 với một đập chắn cao 45 m, dài 110 m và hoàn thành đi vào sử dụng năm 1980. Hồ Chiềng Khoi vốn là đáy các thung lũng hẹp, có các dòng suối nhỏ từ trong lòng núi chảy vào Suối Sập. Lòng Hồ là một thung lũng hẹp, chạy ngoằn ngoèo quanh những quả đồi lớn dài tới 7 km. Nước Hồ Chiềng Khoi lúc nào cũng trong xanh, yên ả quanh năm bởi nguồn nước cung cấp cho hồ đều chảy ra từ trong lòng núi. Chính những con suối nhỏ và rừng núi nguyên sơ đã tạo cho mặt hồ và cảnh quan nơi đây có vẻ đẹp huyền ảo. Như bức tường thành thẫm xanh bồng bềnh mây trắng, những dãy núi điệp trùng trải dải từ phía Nam đến phía Tây Bắc và rừng già ôm lấy toàn bộ mặt hồ, hồ lồng trong bóng núi. Khi du khách đến đây vào mùa hoa ban nở sẽ thấy một mầu trắng thuần khuất trải dài theo sườn núi và mềm mại như một dải lụa, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc trời đất nơi đây.

Đến Chiềng Khoi, du khách không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp của thắng cảnh Hồ Chiềng Khoi mà còn được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Yên Châu với những lễ hội, ca vũ đặc sắc. Người Thái ở đây còn có các nghề thủ công truyền thống. Với bàn tay khéo léo họ đã tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như: nhạc cụ dân tộc, đồ dùng mây tre đan và tiêu biểu nhất là vải “Khít”, là loại vải thổ cẩm nổi tiếng không những ở Yên Châu mà cả vùng Tây Bắc. Đặc biệt vùng đất này nổi tiếng với nghề thêu khăn piêu và làm khèn bè. Sau vài giờ thưởng ngoạn cảnh đẹp và không khí trong lành mát dịu trên hồ, du khách sẽ thăm những bản mường nơi đây để thưởng thức những món ăn dân tộc do chính bàn tay của những cô “Sơn nữ Châu Yên” chế biến. Du khách lại được dập dìu trong tiếng trống, đắm mình trong điệu xoè, đầm ấm bên chum rượu cần, cảm nhận thấy sự thân thiện, không khí chan hoà bởi lòng mến khách của dân tộc nơi đây. Hồ Chiềng Khoi là một điểm du lịch sinh thái – văn hoá ngày càng hấp dẫn du khách.
Địa chỉ Hồ Chiềng Khoi:
  Xem thông tin Hồ Tiền Phong
Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, Huyện Mai Sơn, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Thị xã Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km.

Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn quý khách là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. Quý khách có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, cá trôi, cá mè.
Địa chỉ Hồ Tiền Phong:

Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ

Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ
  Xem thông tin Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” do nhà văn Tô Hoài viết năm 1952 được xây dựng từ những nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La ngày nay.

Xã Hồng Ngài giản dị giữa thung lũng xanh. Vào xã hiện còn vài km đường đất. Đến mùa mưa cũng làm nản lòng nhiều tay lái lạ. Hồng Ngài hôm nay đã khác rất nhiều so với trước kia. Phiên chợ họp ríu rít đông đảo bà con dân tộc. Mùa táo mèo, đâu đâu cũng thơm phức hương táo quyến rũ. Vào Hồng Ngài, bạn nên nhờ dân bản chỉ đường lên thăm hang A Phủ, được xem là nơi vợ chồng A Phủ từng trốn khỏi ách của cha con thống lý Pá Tra. (Gọi là hang A Phủ bởi trong phim có cảnh quay A Phủ và Mỵ cùng du kích trốn vào hang)
Địa chỉ Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ:
  Xem thông tin Nhà máy Thủy điện Sơn La
Nhà máy Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện nằm tại tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005,. Sau 7 năm xây dựng, Thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Diện tích hồ chứa: 224km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước.
Công suất lắp máy: 2.400 MW, gồm 6 tổ máy.
Điện lượng bình quân hằng năm: 10,2 tỉ KW
Địa chỉ Nhà máy Thủy điện Sơn La:
  Xem thông tin Nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2. Nhà tù xây dựng khá kiên cố: tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn. Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Với lối thiết kế như vậy, mùa hè những đợt gió Lào của vùng Tây Bắc gây nên cái nóng như thiêu như đốt, những đợt sương muối tạo ra cái lạnh giá, rét thấu xương thịt vào mùa đông cộng với môi trường ô nhiễm ở mỗi phòng giam đã làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh chóng trong tù nhân.

Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chế độ tàn bạo của thực dân phong kiến. Phong trào đấu tranh đã làm kẻ địch bất ngờ, chúng lồng lộn tìm đủ mọi cách đàn áp, bắt bớ những người Việt Nam yêu nước hòng dập tắt phong trào cách mạng. Mặt khác tăng cường xây dựng và mở rộng thêm hệ thống nhà tù trong cả nước trong đó chúng đặc biệt chú ý đến nhà tù Sơn La. Năm 1940, Nhà tù Sơn La được mở rộng thêm một trại giam lớn để giam thêm tù nhân và đưa một số tù nhân nữ lên Sơn La nhưng âm mưu đó đã không thực hiện được.
Địa chỉ Nhà tù Sơn La:
  Xem thông tin Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La không ai là không biết đến khu rừng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà người trong vùng vẫn gọi bằng cái tên thân mật: “Rừng ông Giáp”. Là khu rừng rậm rạp, ít người lui tới nên muốn vào thăm, ai nấy đều phải gõ cửa ngôi nhà gỗ nhỏ nằm cạnh suối Bùa để được nghe chỉ dẫn.

Men theo con đường mòn nhỏ dốc đá trơn trượt, bạn sẽ được chủ nhân của ngôi nhà gỗ, đồng thời là người giữ rừng kể lại câu chuyện năm xưa. Trong lần hành quân từ Nghĩa Lộ (Yên Bái) lên Điện Biên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn quân đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân, nghỉ ngơi.

Vốn có tên gọi là rừng bản Nhọt nhưng với lòng kính trọng, biết ơn và cảm phục công lao của Đại tướng, người dân địa phương đã gọi khu rừng này là “Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp” như một cách để con cháu luôn nhớ về nơi Đại tướng đã dừng chân. Vẫn là những con đường rêu đá nhỏ hẹp, lúc lên, lúc xuống, nhưng qua câu chuyện kể đồng hành, bước chân lữ khách như chững lại, để rồi hình dung về quãng đường thồ gạo, kéo pháo lên Điện Biên của đoàn quân năm xưa.

“Rừng ông Giáp” hiện có diện tích khoảng 200 ha, được hình thành từ hai dãy núi bao bọc, cây cối xanh tốt, quanh năm mây phủ. Không giống như nhiều khu rừng khác chỉ còn gỗ tạp, dây leo, khu rừng vẫn còn nguyên vẹn với những cây chò chỉ đại thụ to vài ba người ôm không xuể. Một góc khác là cây lát, dổi, sâng, sấu cổ thụ lâu năm, là những cây pơ mu cao hàng chót vót, thẳng đứng lẫn trong làn sương mờ ảo.

Trong không gian tĩnh lặng của rừng già, văng vẳng bên tai là tiếng suối Dưn chảy róc rách đêm ngày như lời nguyện từ năm xưa vọng lại. Đây là nơi trú quân đầu tiên trong rừng bản Nhọt. Dọc theo các con suối khác trong rừng cũng được Tướng Giáp chọn đóng quân: đài quan sát trên đồi suối Hiền, trạm quân y dã chiến bên dòng suối Bùa và đặc biệt là trên ngọn suối Tắc Tè bên sườn đồi Tang Tú – nơi đặt sở chỉ huy mà Đại tướng dừng chân, đến nay vẫn còn hiện hữu.
Địa chỉ Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
  Xem thông tin Thác Dải Yếm
Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay.

Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn.
Địa chỉ Thác Dải Yếm:
  Xem thông tin Thành phố Sơn La
Thành phố Sơn La là một thành phố cao nguyên, ở độ cao 600 m so với mặt nước biển. Cơ sở hạ tầng ở đây khá phát triển và cũng là nơi tập trung phần lớn các cơ sở lưu trú của khách du lịch. Khí hậu ở TP. Sơn La trong lành, mát mẻ. Vì vậy đây là nơi rất thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

Du khách có thể đi thăm quan các di tích lịch sử văn hóa như Nhà ngục Sơn La, đền thờ vua Lê Thánh Tông, các làng nghề, các trang trại hoặc tham gia các lễ hội văn hóa.
Địa chỉ Thành phố Sơn La:
  Xem thông tin Xã Ngọc Chiến
Nằm ở độ cao trung bình trên 1.800m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, xã Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La) là điểm được khá nhiều bạn trẻ ưa xê dịch tìm đến trong những năm gần đây. Đây là nơi sống và định cư lâu đời của 3 dân tộc Thái, Mông và La Ha với văn hóa phong phú đa dạng, giàu lòng mến khách.

Đến Ngọc Chiến để ngắm nhìn vẻ đẹp của con gái Thái, thả mình trong làn nước nóng của suối khoáng Bản Lướt rồi thưởng thức hạt cơm nếp dẻo ngon từ bông nếp Tan sẽ để lại cho bạn những ấn tượng, mà chắc chắn rồi từ đó bạn sẽ trở lại Ngọc Chiến lần hai.
Địa chỉ Xã Ngọc Chiến:
21.289969, 103.900194 | Bản Mòng | Bản Mòng Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1473 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/ban-mong.jpg | 0
21.331749, 103.909153 | Bảo tàng tỉnh Sơn La | Bảo Tàng Tỉnh Sơn La, Tô Hiệu, tp. Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1477 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/bao-tang-tinh-son-la.jpg | 0
20.830634, 104.701381 | Cao nguyên Mộc Châu | Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1469 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/cao-nguyen-moc-chau.jpg | 0
21.694791, 103.615663 | Cầu Pá Uôn, cây cầu cao nhất Việt Nam | Cầu Pá Uôn, Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1482 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/cau-pa-uon-cay-cau-cao-nhat-viet-nam.jpg | 0
21.693953, 103.617822 | Cụm du lịch sông Đà | Sông Đà, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1467 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/cum-du-lich-song-da.jpg | 0
21.666978, 103.632445 | Đền thờ Nàng Han (Linh Sơn - Thủy Từ) | Linh Sơn Thủy Từ, QL279, Mường Giàng, Quỳnh Nhai, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1483 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/den-tho-nang-han-linh-son-thuy-tu.jpg | 0
20.672530, 104.634647 | Đỉnh Pha Luông - Mộc Châu | Đỉnh Pha Luông, Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1476 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/dinh-pha-luong-moc-chau.jpg | 0
20.850069, 104.638982 | Động Sơn Mộc Hương | Hang Dơi, Mộc Châu, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1468 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/dong-son-moc-huong.jpg | 0
21.012916, 104.316151 | Hồ Chiềng Khoi | Hồ Chiềng Khoi, Chiềng Khoi, Yên Châu, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1481 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/ho-chieng-khoi.jpg | 0
21.208460, 104.055853 | Hồ Tiền Phong | Hồ Tiền Phong, Mai Sơn, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1471 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/ho-tien-phong.jpg | 0
21.189111, 104.482512 | Hồng Ngài - Địa danh trong Vợ chồng A Phủ | Hồng Ngài, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1484 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/hong-ngai-dia-danh-vo-chong-a-phu.jpg | 0
21.497851, 103.996593 | Nhà máy Thủy điện Sơn La | Thủy điện Sơn La, Ít Ong, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1480 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/nha-may-thuy-dien-son-la.jpg | 0
21.330689, 103.908230 | Nhà tù Sơn La | Di tích nhà tù Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1478 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/nha-tu-son-la.jpg | 0
20.817330, 104.593449 | Thác Dải Yếm | Thác Dải Yếm, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1472 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/thac-dai-yem.jpg | 0
21.327034, 103.914129 | Thành phố Sơn La | thành phố Sơn La, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1470 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/thanh-pho-son-la.jpg | 1
21.650280, 104.265738 | Xã Ngọc Chiến | Xã Ngọc Chiến, Sơn La, Việt Nam | 19 | 1475 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/xa-ngoc-chien.jpg | 0

9. Bản đồ du lịch Sơn La

Điểm Du Lịch
Quán ăn
Quán Cafe
L
Địa điểm của bạn
Kinh nghiệm du lịch phượt Sơn La