Những địa điểm du lịch ở Núi Yên Tử

Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan
Được xây dựng vào thời Trần, chùa nằm ẩn mình bên chân núi, phía trước là suối Giải Oan. Truyền thuyết kể lại: Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia đến núi Yên Tử tu hành, không muốn vua cha đi tu, vua Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến đây can ngăn, xin vua trở lại triều đình, nhưng Trần Nhân Tông vẫn quyết định ở lại Yên Tử và khuyên họ trở về làm lại cuộc đời.

Để tỏ lòng trung với vua, họ đã trầm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên Trần Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng giải oan cho linh hồn các cung phi ấy. Nơi dựng đàn tràng sau được dựng chùa gọi là chùa Giải Oan.

Chùa Giải Oan vốn linh thiêng có tiếng. Chùa tựa lưng vào vách núi, phía trước chùa là dòng suối tuôn róc rách suốt đêm ngày, rì rào như hát khúc Thiền ca bất tận. Phía bên chùa là con dốc mang tên Hạ Kiệu nơi mỗi lần về thăm vua cha tu hành ở Yên Sơn, hoàng đế Trần Anh Tông lúc tới đây xuống kiệu đi bộ vào.

Từ đây có thể thấy ngọn núi Yên Tử cao vời vợi, mây trắng phủ đầy, núi lẫn với trời mây. Một khắc mây tan, núi trông như một chiếc đầu rồng. Có hai dãy núi bên tả và bên hữu nối tiếp với đầu rồng khá cân xứng, tạo thành tay ngai bao quanh chùa. Chùa ở địa thế rất đẹp với thế đất phong thủy càng khiến cho chùa linh thiêng hơn.
Được xây dựng vào thời Trần, chùa nằm ẩn mình bên chân núi, phía trước là suối Giải Oan. Truyền thuyết kể lại: Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia đến núi Yên Tử tu hành, không muốn vua cha đi tu, vua Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến đây can ngăn, xin vua trở lại triều đình, nhưng Trần Nhân Tông vẫn quyết định ở lại Yên Tử và khuyên họ trở về làm lại cuộc đời.

Để tỏ lòng trung với vua, họ đã trầm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên Trần Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng giải oan cho linh hồn các cung phi ấy. Nơi dựng đàn tràng sau được dựng chùa gọi là chùa Giải Oan.

Chùa Giải Oan vốn linh thiêng có tiếng. Chùa tựa lưng vào vách núi, phía trước chùa là dòng suối tuôn róc rách suốt đêm ngày, rì rào như hát khúc Thiền ca bất tận. Phía bên chùa là con dốc mang tên Hạ Kiệu nơi mỗi lần về thăm vua cha tu hành ở Yên Sơn, hoàng đế Trần Anh Tông lúc tới đây xuống kiệu đi bộ vào.

Từ đây có thể thấy ngọn núi Yên Tử cao vời vợi, mây trắng phủ đầy, núi lẫn với trời mây. Một khắc mây tan, núi trông như một chiếc đầu rồng. Có hai dãy núi bên tả và bên hữu nối tiếp với đầu rồng khá cân xứng, tạo thành tay ngai bao quanh chùa. Chùa ở địa thế rất đẹp với thế đất phong thủy càng khiến cho chùa linh thiêng hơn.

Địa chỉ Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan

Chùa Bảo Sái Yên Tử
Khi vua Trần Nhân Tông tu hành ở Yên Tử mới chỉ có am trong động (gọi là ghườm đá ở phía sau bên phải chùa hiện nay). Am được gọi là Ngô Ngữ Viện, đây là nơi tu hành của Bảo Sái, đệ tử thân tín với Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Ông được vua Trần giao cho công việc biên tập và ấn tống tất cả các kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm để truyền giảng phật tông cho các phật tử trong cả nước Đại Việt.
Khi vua Trần Nhân Tông tu hành ở Yên Tử mới chỉ có am trong động (gọi là ghườm đá ở phía sau bên phải chùa hiện nay). Am được gọi là Ngô Ngữ Viện, đây là nơi tu hành của Bảo Sái, đệ tử thân tín với Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Ông được vua Trần giao cho công việc biên tập và ấn tống tất cả các kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm để truyền giảng phật tông cho các phật tử trong cả nước Đại Việt.

Địa chỉ Chùa Bảo Sái Yên Tử

Chùa Đồng Yên Tử
Vào thời Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành chưa có chùa, ở đó chỉ có một hòn đá vuông phẳng thật lớn, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử, phía sau là vách núi dựng đứng thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, Ngài đã chọn nơi đây làm nơi tĩnh thiền. Vào thời Lê (1428 - 1527) chùa được bà vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, toàn bộ kết cấu kiến trúc cũng như đồ thờ tự trong chùa đều được tạo tác bằng đồng, để phù hợp với không khí ẩm ướt quanh năm ở nơi đây. Song do sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên chùa bị hư hỏng và đã trải qua nhiều lần trùng tu, năm 2007 chùa được xây dựng lại như ngày nay.
Vào thời Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành chưa có chùa, ở đó chỉ có một hòn đá vuông phẳng thật lớn, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử, phía sau là vách núi dựng đứng thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, Ngài đã chọn nơi đây làm nơi tĩnh thiền. Vào thời Lê (1428 - 1527) chùa được bà vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, toàn bộ kết cấu kiến trúc cũng như đồ thờ tự trong chùa đều được tạo tác bằng đồng, để phù hợp với không khí ẩm ướt quanh năm ở nơi đây. Song do sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên chùa bị hư hỏng và đã trải qua nhiều lần trùng tu, năm 2007 chùa được xây dựng lại như ngày nay.

Địa chỉ Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Hoa Yên Yên Tử
Được xây dựng từ thời Lý. Ban đầu là một am nhỏ, sau dựng thành chùa mái lợp bằng lá cây rừng gọi là chùa Vân Yên. Vân nghĩa là mây, Yên nghĩa là khói, chùa ở độ cao 600m nên những làn mây trắng mỏng bay qua trông như những làn khói nên gọi là Vân Yên.

Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi, trong một địa thế hùng vĩ, là một ngôi chùa còn giữ lại ít nhiều dấu tích xưa, chùa được xây dựng trên một triền núi rộng thoai thoải, những người xây dựng đã dựa vào thế núi mà bạt thành hai cấp nền lớn có bó đá chắc chắn. Thời Lê khi vua Thánh Tông lên vãn cảnh chùa, thấy cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trăm hoa đua nở, mây kết thành hoa, giăng trước cửa nên đổi tên thành chùa Hoa Yên.
Được xây dựng từ thời Lý. Ban đầu là một am nhỏ, sau dựng thành chùa mái lợp bằng lá cây rừng gọi là chùa Vân Yên. Vân nghĩa là mây, Yên nghĩa là khói, chùa ở độ cao 600m nên những làn mây trắng mỏng bay qua trông như những làn khói nên gọi là Vân Yên.

Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi, trong một địa thế hùng vĩ, là một ngôi chùa còn giữ lại ít nhiều dấu tích xưa, chùa được xây dựng trên một triền núi rộng thoai thoải, những người xây dựng đã dựa vào thế núi mà bạt thành hai cấp nền lớn có bó đá chắc chắn. Thời Lê khi vua Thánh Tông lên vãn cảnh chùa, thấy cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trăm hoa đua nở, mây kết thành hoa, giăng trước cửa nên đổi tên thành chùa Hoa Yên.

Địa chỉ Chùa Hoa Yên Yên Tử

Chùa Một Mái Yên Tử
Nằm nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái đúng như tên gọi của chùa, tên dân gian gọi là chùa Bán Mái. Thời Trần, đây chỉ có một am nhỏ gọi là Am ly trần. Cảnh am tĩnh lặng, thanh thoát, cách xa nơi trần tục (ly trần). Thượng hoàng Trần Nhân Tông thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Các văn từ, thư tịch được lưu trữ ở đây, sau khi ngài hiển Phật, người sau mới lập chùa ở Am này. Hiện nay, Am là nơi thờ Phật Quán Thế Âm, nơi đây có khe nước suối chảy ra từ núi uống rất mát.
Nằm nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái đúng như tên gọi của chùa, tên dân gian gọi là chùa Bán Mái. Thời Trần, đây chỉ có một am nhỏ gọi là Am ly trần. Cảnh am tĩnh lặng, thanh thoát, cách xa nơi trần tục (ly trần). Thượng hoàng Trần Nhân Tông thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Các văn từ, thư tịch được lưu trữ ở đây, sau khi ngài hiển Phật, người sau mới lập chùa ở Am này. Hiện nay, Am là nơi thờ Phật Quán Thế Âm, nơi đây có khe nước suối chảy ra từ núi uống rất mát.

Địa chỉ Chùa Một Mái Yên Tử

Chùa Trình/ đền Trình Yên Tử
Điểm đầu tiên bạn dừng chân là ngôi đền Trình nằm bên dòng suối nhỏ, nước chảy róc rách qua những khe đá. Khi vua Trần Nhân Tông qua đây, Người đã xuống suối tắm với ý định rũ sạch bụi trần và thắp hương trong đền trước khi vào đất Phật. Từ đó con suối được mang tên là Suối Tắm và ai đi qua đây cũng vào tham quan tại tại ngôi đền.
Điểm đầu tiên bạn dừng chân là ngôi đền Trình nằm bên dòng suối nhỏ, nước chảy róc rách qua những khe đá. Khi vua Trần Nhân Tông qua đây, Người đã xuống suối tắm với ý định rũ sạch bụi trần và thắp hương trong đền trước khi vào đất Phật. Từ đó con suối được mang tên là Suối Tắm và ai đi qua đây cũng vào tham quan tại tại ngôi đền.

Địa chỉ Chùa Trình/ đền Trình Yên Tử

Chùa Vân Tiêu Yên Tử
Ban đầu có tên là am Tử Tiêu, thời Trần, khi Trần Nhân Tông lên tu hành đã dựng am tại đây để ở, về sau mới xây dựng chùa. Từ chùa chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ quang cảnh của bến xe Giải Oan và thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thậm chí xa hơn nữa ta còn nhìn thấy cả thành phố Hải Phòng, dòng sông Bạch Đằng đang chảy nhìn như một dải lụa mềm mại, chính vị trí đắc địa này nên khi lên Yên Tử tu hành, Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để lập am thất.
Ban đầu có tên là am Tử Tiêu, thời Trần, khi Trần Nhân Tông lên tu hành đã dựng am tại đây để ở, về sau mới xây dựng chùa. Từ chùa chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ quang cảnh của bến xe Giải Oan và thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thậm chí xa hơn nữa ta còn nhìn thấy cả thành phố Hải Phòng, dòng sông Bạch Đằng đang chảy nhìn như một dải lụa mềm mại, chính vị trí đắc địa này nên khi lên Yên Tử tu hành, Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để lập am thất.

Địa chỉ Chùa Vân Tiêu Yên Tử

Cụm Tháp Hòn Ngọc Yên Tử
Hòn Ngọc xưa kia tương truyền là nơi hàng năm khi Hoàng Đế Trần Anh Tông lên vấn an vua cha Trần Nhân Tông ngài thường cho dừng lại ở đây và tiếp tục đi bộ lên chùa nên gọi là dốc Voi Quỳ.

Cạnh dốc voi quỳ là khu tháp Hòn Ngọc, đây là một gò đất khá rộng, bằng phẳng, ở độ cao 400m so với mặt nước biển, ở độ cao này gió đông nam thổi lồng lộng, phong cảnh tuyệt đẹp. Trên Hòn Ngọc là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối Lê cho đến đầu thời Nguyễn, gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử không rõ tên.
Hòn Ngọc xưa kia tương truyền là nơi hàng năm khi Hoàng Đế Trần Anh Tông lên vấn an vua cha Trần Nhân Tông ngài thường cho dừng lại ở đây và tiếp tục đi bộ lên chùa nên gọi là dốc Voi Quỳ.

Cạnh dốc voi quỳ là khu tháp Hòn Ngọc, đây là một gò đất khá rộng, bằng phẳng, ở độ cao 400m so với mặt nước biển, ở độ cao này gió đông nam thổi lồng lộng, phong cảnh tuyệt đẹp. Trên Hòn Ngọc là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối Lê cho đến đầu thời Nguyễn, gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử không rõ tên.

Địa chỉ Cụm Tháp Hòn Ngọc Yên Tử

Rừng quốc gia Yên Tử
Rừng Quốc gia Yên Tử với tổng diện tích 2.783 ha bao trọn các điểm di tích của Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử kể trên (có ranh giới phía Bắc giáp Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang), tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 80% diện tích, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên chiếm 64,6%. Trong đó có 321ha rừng hầu như chưa bị tác động bao gồm các ưu hợp, loài cây ưu thế sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Bắc như: táu mặt quỷ, táu muối, sến mật, chẹo, giẻ, trâm... trữ lượng bình quân 218 m3/ ha.

Rừng Yên Tử phân làm 2 vùng khí hậu:
- Từ độ cao 700m trở xuống khu vực Vân Tiêu, Bảo Sái là rừng Nhiệt đới, rừng nhiều tầng đa dạng sinh học.
- Từ độ cao 700m trở lên là rừng Á nhiệt đới, quanh năm mây phủ, ẩm ướt.
Rừng Quốc gia Yên Tử với tổng diện tích 2.783 ha bao trọn các điểm di tích của Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử kể trên (có ranh giới phía Bắc giáp Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang), tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 80% diện tích, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên chiếm 64,6%. Trong đó có 321ha rừng hầu như chưa bị tác động bao gồm các ưu hợp, loài cây ưu thế sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Bắc như: táu mặt quỷ, táu muối, sến mật, chẹo, giẻ, trâm... trữ lượng bình quân 218 m3/ ha.

Rừng Yên Tử phân làm 2 vùng khí hậu:
- Từ độ cao 700m trở xuống khu vực Vân Tiêu, Bảo Sái là rừng Nhiệt đới, rừng nhiều tầng đa dạng sinh học.
- Từ độ cao 700m trở lên là rừng Á nhiệt đới, quanh năm mây phủ, ẩm ướt.

Địa chỉ Rừng quốc gia Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu huỷ hoàn toàn, chỉ còn hệ thống các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên.

Ngày 19 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002), lễ đặt đá xây dựng chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức. Công trình được xây dựng với sự khởi xướng của hoà thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và công đức của các tăng ni, phật tử trong, ngoài nước.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu huỷ hoàn toàn, chỉ còn hệ thống các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên.

Ngày 19 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002), lễ đặt đá xây dựng chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức. Công trình được xây dựng với sự khởi xướng của hoà thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và công đức của các tăng ni, phật tử trong, ngoài nước.

Địa chỉ Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Vườn tháp Huệ Quang
Qua vườn tháp Hòn Ngọc, đi tiếp khoảng 300m, đường dốc đứng được xếp đá chắc chắn là lên sân của vườn tháp Tổ. Đây là vườn tháp trung tâm của toàn bộ khu di tích Yên Tử, giữa vườn là tháp Huệ Quang, nơi đặt xá lỵ của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm đệ nhất tổ, quanh tháp Huệ Quang có tường xây bằng gạch, lợp bằng ngói mũi hài thời Trần. Hiện nay, vườn tháp còn lại 64 ngọn tháp và mộ.
Qua vườn tháp Hòn Ngọc, đi tiếp khoảng 300m, đường dốc đứng được xếp đá chắc chắn là lên sân của vườn tháp Tổ. Đây là vườn tháp trung tâm của toàn bộ khu di tích Yên Tử, giữa vườn là tháp Huệ Quang, nơi đặt xá lỵ của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm đệ nhất tổ, quanh tháp Huệ Quang có tường xây bằng gạch, lợp bằng ngói mũi hài thời Trần. Hiện nay, vườn tháp còn lại 64 ngọn tháp và mộ.

Địa chỉ Vườn tháp Huệ Quang

Kinh nghiệm du lịch phượt Núi Yên Tử
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Núi Yên Tử

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.