Kinh nghiệm du lịch phượt Núi Yên Tử

5 / 5     1 đánh giá
Núi Yên Tử (chữ Hán: 安子山 Yên Tử sơn) là ngọn núi cao 1068m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang.

Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh núi thuộc ... # Xem thêm
- Vì đường lên Yên Tử chủ yếu là leo núi nên các bạn cần cố gắng mang những vật dụng nhẹ và cần thiết nhất có thể, nói chung bạn nên đơn giản hóa và gọn nhẹ mọi thứ, đừng mang vác cồng kềnh, đừng mang quá nhiều đồ ăn và nước.

- Đi Yên Tử vào dịp Tết thì nên đi từ rất sớm vì từ mùng 4 là du khách các tỉnh thành về du lịch Yên tử rất đông nên chờ đi cáp treo mất vài tiếng đồng hồ là bình thường. Thêm nữa là lên đến chùa Đồng sẽ không có chỗ chen chân mặc dù đường lên chùa Đồng không dễ dàng. Lúc xuống núi cũng sẽ rất đông chỗ ga cáp treo.

- Nên leo núi trước rồi xuống vãn cảnh chùa sau sẽ cảm thấy thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm ngía. bạn sang bên chỗ nhà chùa còn được ăn bánh tét, bánh chưng chay miễn phí nữa.

- Tránh mua linh tinh dọc đường, lưu ý không nên chơi cờ thế, bài bạc, dễ bị lừa gạt và cảnh giác bị móc túi.
- Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.

- Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẵm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!

- Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt.

- Về trang phục bạn nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi vì bạn sẽ phải vượt qua 6 km đường bậc thang để đến với đỉnh Chùa Đồng ở độ cao 1068m.

- Quần áo thì tùy vào mùa nhưng tuyệt đối không nên mặc quần áo quá sexy vì đây là nơi linh thiêng tốt nhất ăn mặc lịch sự. Bạn nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Không nên mặc jean, hay mặc đồ skinny (nếu mặc nên mặc loại co giãn thoải mái), tốt nhất vẫn là quần áo thể thao, không thấm mồ hôi. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc. Những chiếc áo phao lông vũ nhẹ và ấm là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn khi leo Yên Tử.

- Về đồ ăn, thức uống: Nên mang theo 1 lít nước cho 1 người, tốt nhất là mang theo nước khoáng mặn, 1 loại thức uống riêng biệt có ở Quảng Ninh. Nó sẽ giúp bổ sung lại lượng khoáng chất vừa mất, tỉnh táo và khỏe mạnh như thuốc tăng lực.

- Đồ ăn: hành trình ngắn nên bạn chỉ cần mang đồ ăn nhẹ vừa đủ cho 1-2 bữa. Mình chọn bánh mỳ và giò, hoặc xôi và giò… đại loại một thứ gì đấy ăn lót dạ vào buổi trưa. Vào mùa lễ hội dọc đường ngươi dân có bán, nhưng nếu bạn đi không phải mùa hội thì tốt nhất nên chuẩn bị từ nhà vì ngày đấy người ta ít bán hoặc nghỉ bán rồi.Như thế vừa tiện, vừa ngon và vừa không đắt. (Trứng 15.000đ/ quả, bò húc 25.000đ/ lon).
Bạn có thể đến Yên Tử bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên du khách thường tới Yên Tử rất đông vào dịp lễ hội. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ 10 tháng 1 âm lịch nhưng kể từ ngày 1 Tết khách đến Yên Tử đã rất đông, chủ yếu là người dân địa phương và các tỉnh thành lân cận. Nếu bạn có ý định đi vãn cảnh Yên Tử thì tốt nhất bạn không nên đi vào mùa lễ hội đặc biệt là ngày thứ bảy sau rằm tháng giêng có lẽ bạn đừng đi, vì thông thường ngày đó là ngày đông nhất trong năm.

Bạn có thể bị bỏ lỡ chuyến đi của mình vì không có đủ thời gian để leo tới đỉnh chùa Đông, thậm chí bạn có thể mất đến vài tiếng đồng hồ chỉ để xếp hàng đợi tới lượt đi cáp treo. Tuy nhiên bạn có thể đi cáp treo lúc tầm trưa, có lẽ sẽ đỡ đông người hơn và bạn vẫn kịp thời gian để xuống chân núi trước khi trời tối.
   Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Máy bay từ Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Nam hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Hà Nội hoặc Hải Phòng để đến Núi Yên Tử. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Hà Nội hoặc Hải Phòng.

Đặt vé máy bay đến Thành phố Hà Nội hoặc Hải Phòng tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
Đặt vé đi chung Taxi từ Sân Bay tại đây:

   Hà Nội
Xe khách từ Hà Nội
Chặng đường từ Hà Nội tới đền Trình – Yên Tử (thành phố Uông Bí) hết khoảng 125km, mất khoảng 2,5 - 3 giờ . Từ Hà Nội, bạn có thể đón xe khách của nhiều hãng xe khác nhau để đi Yên Tử. Lựa chọn tốt nhất là các bạn nên sử dụng dịch vụ xe bus của Kumho Viet Thanh, dịch vụ tốt, giá niêm yết, không bắt khách dọc đường, Giá vé dao động từ 99.000đ – 120.000đ/ 1 vé. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số hang xe khác: Đức Phúc, Phúc Xuyên, Sinh Thành, Hoàng Long.

Lưu ý: Xe khách chỉ đưa bạn tới Đền Trình – Uông Bí, từ Đền Trình – Núi Yên Tử, bạn sẽ phải bắt xe ôm giá 35.000đ/ người, taxi, xe bus vào, quãng đường này khoảng 10km. Bạn chỉ cần đứng ở ngã 3 sẽ thấy điểm chờ xe bus. Có 2 loại xe bus. Xe bus vàng – giá vé 10.000đ/ 1 lượt và xe bus của công ty dịch vụ du lịch Tùng Lâm – giá vé 20.000đ/ người

Lưu ý: Trường hợp bạn đi thăm Yên Tử trong ngày nên khởi hành sớm từ khoảng 5h30 sáng để thuận tiện cho việc tham quan.
# Xem thông tin các xe Khách từ Hà Nội đến Thành phố Uông Bí tại đây.

Xe máy từ Hà Nội
Đường ngắn nhất: Từ Hà Nội đi thẳng đường QL 1A đi Bắc Ninh đến cách Bắc Ninh 3 Km thì gặp đường QL 18 đi Phả Lại, Sao Đỏ thì rẽ phải rồi chạy thẳng tới đền Trình – Uông Bí – Đền Trình – Núi Yên Tử.

Đường thứ 2: Từ Hà Nội đi theo QL5 qua thành phố Hải Dương khoảng 5 Km gì đó gặp ngã 3 đi Sao đỏ thì rẽ trái đến Sao đỏ gặp QL 18 thì rẽ phải (đi như trên).

   Hải Phòng
Xe máy từ Hải Phòng
Quãng đường từ Hải Phòng – Yên Tử ần 45 km. Bạn di chuyển theo lộ trình Hải Phòng – thị trấn núi Đèo – đường số 10 – Yên Tử

   Hải Phòng và Hạ Long
Xe khách từ Hải Phòng và Hạ Long
Hành trình Hải Phòng – Yên Tử là khoảng gần 45km và Hạ Long Yên Tử khoảng 59km, bạn có thể đón xe đi Yên Tử từ bến xe Hải Phòng hoặc bến xe Bãi Cháy hoặc sử dụng xe bus địa phương để đặt vé đi Yên Tử khá dễ dàng.
# Xem thông tin các xe Khách từ Hạ Long đến Thành phố Uông Bí tại đây.

Ở Chân núi rất nhiều nhà nghỉ nghỉ khách sạn, nhà hàng. Bạn có thể thuê phòng ngủ qua đêm giá tầm 150k/ ngày.Nếu thích ngủ lều thì cũng khá hợp lý, ở chân núi không gian khá rộng và yên tĩnh.

Nếu bạn xác định ăn và ngủ dưới chân núi thì bạn có thể lựa chọn các nhà hàng sau:
- Nhà hàng khách sạn Ngọc Hải: Cổng Chùa Lân, Thiền Viện Trúc Lâm, Yên Tử ; phục vụ ăn nghỉ cho du khách đi thăm Yên Tử, có nhà hàng và hệ thống 20 phòng nghỉ thoáng mát, sạch sẽ.
- Nhà hàng Tùng Lâm: chân núi Yên Tử, phục vụ món ngon Yên Tử, thực đơn chay mặn phong phú.
- Nhà hàng khách sạn Thanh Bình: Ngã tư Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí; có nhà hàng và 10 phòng nghỉ phục vụ du khách.
- Nhà hàng khách sạn Doan Rực: Số 6.2, khu dịch vụ Bến Xe Giải Oan; có nhà hàng và phòng nghỉ thoáng mát phục vụ du khách.
- Nhà hàng khách sạn Dung Nguyên: Số 4.1, khu dịch vụ Bến xe Giải Oan, có nhà hàng và phòng nghỉ phục vụ du khách.
- Nhà hàng Hương Lý: Số 6.1, khu dịch vụ Bến xe Giải Oan, phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách.
Đi bộ:
từ chân núi, bạn có thể leo núi theo đường bộ, đoạn đường dài khoảng 6km địa hình đồi núi. Tuy leo núi khá vất vả, nhưng bù lại cảnh quan khoáng đạt, không khí trong lành sẽ khiến bạn phấn chấn. Dọc đường bạn có thể tham quan nhiều điểm dừng khác nhau.

Lộ trình đi bộ như sau
Từ bãi đỗ xe bạn đi thẳng khoảng 300m bạn sẽ đến suối Giải Oan, con suối linh thiêng tại Yên Tử, nơi xưa kia hàng trăm cung tần mỹ nữ đã trẫm mình tại đây tỏ lòng trung với Vua Trần Nhân Tông khi ngài lên Yên Tử tu hành.

Đến suối, ở bên trái có một Đàn Tràng( theo cách gọi của những người dân nơi đây), bạn nhớ thắp nén hương cho Các Cung tần mỹ nữ xưa kia trước khi lên Chùa Giải Oan. Sau khi lên chùa Giải Oan, bạn sẽ tiếp tục leo qua đường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi. Bạn nhớ tránh những rễ Tùng xù xì dọc đường để góp phần bảo tồn hàng Tùng cổ nhé. Tiếp tục leo dốc lên đến Tháp tổ. Tháp Tổ là tháp trung tâm của vườn tháp Huệ Quang, nơi đây chân giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nếu có thời gian bạn nên thắp cho mỗi ngôi tháp 1 nén hương.

Sau đó bạn tiếp tục qua dốc Dây Diều đến chùa Hoa Yên, ngôi chùa chính của Yên Tử, nơi ngày xưa Phật Hoàng tu hành và giảng đạo. Lưu ý bạn nên dành thời gian về phía sau của chùa, là nhà thờ tổ để thắp hương 3 vị tam tổ Trúc Lâm là : Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

Tiếp tục hành trình về hướng tay phải bạn sẽ gặp chùa Một Mái ở phía trên. Tiếp theo bạn đi theo đường chính khoảng vài chục m thì có đường leo tiếp đến chùa Bảo Sái. Leo tiếp qua khu dịch vụ của người dân ở đây, bạn hãy dùng lại thắp hương tại tượng đá An kỳ Sinh ( một vị đạo sỹ nổi tiếng dưới thời Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc, từng qua đỉnh Yên Tử tìm cây thuốc để luyện linh đan trường sinh bất lão rồi hóa đá.). Ngay sau đó bạn đã tới Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông nơi đặt pho tượng Phật Hoàng nặng 138 tấn mới khánh thành ngày 3/12/2013. Đi khoảng 300m nữa thì tới chùa Đồng.

Thời gian: Thông thường bạn sẽ mất 3 - 5 tiếng cho toàn bộ hành trình leo bộ tùy thuộc vào sức khỏe, thời gian đi lễ.

Đi cáp treo:
nếu bạn không chủ đích leo núi, thì có thể đi cáp treo. Cáp treo ở Yên Tử là một trong những hệ thống cáp treo hiện đại của Việt Nam, dài 1,2km và có độ cao có đoạn 450m. Đi cáp treo, bạn có thể qun sát toàn bộ Yên Tử ở trên cao khá đặc biệt.

Đến bãi đỗ xe bạn đi thẳng qua cầu Giải Oan, lên chùa Giải Oan. Thắp hương xong bạn không leo lên núi mà đi xuống theo con đường bên phải chùa (Tính từ trên nhìn xuống) để đến ga 1 Cáp treo.

Nếu bạn vội không thể qua Chùa Giải Oan thì sau khi gửi xe bạn không đi thẳng mà rẽ trái luôn để vào nhà ga 1 Cáp treo. Lên đến ga 2, bạn đi hướng tay phải để qua Tháp Tổ rồi lên Chùa Hoa Yên. Sau đó bạn đi và phía tay phải để lên ga 3 Cáp treo. Trên đường đi bạn thấy chùa Một Mái ở phía trên, bạn lên thắp hương rồi tiếp tục đi xuống Ga 3 để cáp treo đưa bạn lên ga 4. Bạn đi khoảng 200m đến tượng An kỳ Sinh rồi đến Quảng trường Phật Hoàng Trần Nhân Tông.Tiếp tục hành trình lên chùa Đồng và xuống núi. Như vậy đi bằng cáp treo bạn sẽ không vào được chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu.

Thời gian: hành trình đi bằng cáp treo sẽ mất khoảng 3 giờ.

Yên tử có 2 tuyến cáp treo:
- Tuyến 1: Từ chùa Giải Oan đến chùa Hoa Yên.
- Tuyến 2: Từ chùa Hoa Yên đến quảng trường Phật hoàng Trần Nhân Tông (An Kỳ Sinh).

Thời gian hoạt động của cáp treo:
- Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch: Từ 5h đến 20h hàng ngày.
- Từ tháng 4 đến tháng 12 âmlịch: Từ 7h đến 18h hàng ngày.

Giá vé cáp treo trọn gói 2 tuyến khứ hồi khoảng 280.000đ người lớn, 200.000đ cho trẻ em, khứ hồi 1 tuyến khoảng 180.000đ, 1 chiều 1 tuyến 100.000đ.

Kết hợp đi bộ & cáp treo:
đây là sự kết hợp cực kỳ phổ biến cho du khách, nên bạn cũng có thể đi theo cách kết hợp này. Chiều đi lên bạn nên sử dụng cáp treo và khi đi xuống núi thì sẽ đi bộ, bới mệt và vẫn tham quan được các cảnh quan trọng dọc hành trình.
Canh gà rượu Bâu Yên Tử

Canh gà rượu Bâu Yên Tử

Địa điểm, quán ăn món Canh gà rượu Bâu Yên Tử
1 3489 /images/foods/canh-ga-ruou-bau-yen-tu.jpg Canh gà rượu Bâu Yên Tử Canh gà rượu Bâu là đặc sản nổi tiếng của Yên Tử. Rượu Bâu là loại rượu được lên men bằng lá cây rừng của người dân tộc quanh núi Yên Tử. Canh gà được nấu với gừng và rượu Bâu. Thơm phức, nóng hổi, khói nghi ngút - cảm giác thật tuyệt vời để thưởng thức khi bạn vừa qua một chặng đường mệt và lạnh cóng từ trên núi xuống. Vậy nên bạn đừng quên thưởng thức canh gà rượu Bâu khi bạn tới Yên Tử nhé.
Dầu Tiên Yên Tử

Dầu Tiên Yên Tử

Địa điểm, quán ăn món Dầu Tiên Yên Tử
2 3491 /images/foods/dau-tien-yen-tu.jpg Dầu Tiên Yên Tử Người sáng tạo ra bài thuốc là ông Phùng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Hội CTĐ TP Uông Bí. Từ khoảng năm 1994, ông Hải đã dùng 3 loại cây lá thuốc lấy từ núi Yên Tử là địa liền, gừng gió và trầu 1 lá ngâm với rượu thành loại dầu xoa. Dầu này dùng để xoa ngoài da chữa các chứng đau xương, đau khớp. Đặc biệt, mỗi khi leo núi Yên Tử, cơ thể chân tay đau nhức, chỉ cần xoa bóp dầu vài lần là hết đau.

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH & RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ
HTX THẢO DƯỢC YÊN TỬ.
- Anh Nam: 0969.560.560.
- Chị Xuân: 0962.23.8998.
Măng trúc tươi Yên Tử

Măng trúc tươi Yên Tử

Địa điểm, quán ăn món Măng trúc tươi Yên Tử
3 3487 /images/foods/mang-truc-tuoi-yen-tu.jpg Măng trúc tươi Yên Tử Măng trúc tươi là đặc sản nổi tiếng của Yên tử. Măng trúc có thể chế biến nhiều cách: luộc, xào, tẩm bột chiên nhưng ngon nhất có lẽ là món măng để cả vỏ luộc chấm muối lạc vừng, vừa thơm lại vừa bùi, ngon tuyệt. Đặc biệt là món măng trúc luộc chấm muối vừng.

Mua măng trúc tươi bạn phải lưu ý chọn đúng loại không thì rất dễ lẫn với các loại măng khác.

Măng trúc thường nhỏ hơn các loại măng khác, chỉ to bằng ngón tay. Măng trúc rộ nhất là vào tháng 2 âm lịch. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn nên nếm thử nếu đắng thì không phải măng trúc. Có một loại măng to hơn, bằng ngón tay cái trở lên, người bán hàng thường nói đó là măng trúc nhưng thực tế không phải, là loại măng đắng. Loại này thường rất đắng nhưng chỉ cấu bên ngoài thử thì bạn thấy ngọt nhưng ở giữa thì đắng kinh khủng, bạn nhớ lưu ý để phân biệt, tốt nhất nên cấu ở giữa lõi, nếu thấy không đắng thì hãy mua.
Rượu Mơ Yên Tử

Rượu Mơ Yên Tử

Địa điểm, quán ăn món Rượu Mơ Yên Tử
4 3490 /images/foods/ruou-mo-yen-tu.jpg Rượu Mơ Yên Tử Rượu Mơ Yên Tử là một loại rượu được chế biến bằng phương pháp lên men quả mơ tươi và đôi khi là cả mật ong. Khoảng tháng 3 và 4 hằng năm, mơ lại được ngâm và chưng cất, với mỗi vùng lại có một công thức pha chế rượu mơ khác nhau, do đó rượu mơ cũng có các hương vị hấp dẫn khác nhau, nhưng vẫn giữ được mùi mơ tự nhiên vốn có và vị ngọt của mật ong.

Các chuyên gia y học của Nhật đã từng phân tích và đưa ra nhận đinh rằng, mơ là một vị thuốc quý được xếp vào nhóm thuốc bổ gan rất có lợi cho sức khoẻ. Vì thế nếu sử dụng điều độ, thường xuyên loại rượu mơ này sẽ có tác dụng chữa các chứng ho, khó thở, hen suyễn, phù thũng, mát gan, trừ đờm, thanh nhiệt, bổ sung cho cơ thể nhiều axít, vitamin C...
Trầu một lá Yên Tử

Trầu một lá Yên Tử

Địa điểm, quán ăn món Trầu một lá Yên Tử
5 3488 /images/foods/trau-mot-la-yen-tu.jpg Trầu một lá Yên Tử Trầu một lá có rất nhiều công dụng. Bạn nên chọn mua những những chỗ bán có địa chỉ rõ ràng để đảm bảo chất lượng. có một loại do Hội chữ thập đỏ Uông Bí làm rất có tín nhiệm mà dùng được ngay, nếu muốn mua số lượng nhiều hoặc yên tâm về chất lượng, bạn nên mua ở Ga 2 Cáp treo là điểm bán chính thức của hội chữ thập đỏ hoặc điện thoại số : 0120.559.8596 (Chị Phương) để được tư vấn cụ thể.

Trong lễ hội có rất nhiều người bán lá, cây thuốc tươi, nếu biết chắc chắn thì bạn hãy mua.
0 5
3699 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cau-giai-oan-chua-giai-oan.jpg Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan Được xây dựng vào thời Trần, chùa nằm ẩn mình bên chân núi, phía trước là suối Giải Oan. Truyền thuyết kể lại: Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia đến núi Yên Tử tu hành, không muốn vua cha đi tu, vua Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến đây can ngăn, xin vua trở lại triều đình, nhưng Trần Nhân Tông vẫn quyết định ở lại Yên Tử và khuyên họ trở về làm lại cuộc đời.

Để tỏ lòng trung với vua, họ đã trầm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên Trần Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng giải oan cho linh hồn các cung phi ấy. Nơi dựng đàn tràng sau được dựng chùa gọi là chùa Giải Oan.

Chùa Giải Oan vốn linh thiêng có tiếng. Chùa tựa lưng vào vách núi, phía trước chùa là dòng suối tuôn róc rách suốt đêm ngày, rì rào như hát khúc Thiền ca bất tận. Phía bên chùa là con dốc mang tên Hạ Kiệu nơi mỗi lần về thăm vua cha tu hành ở Yên Sơn, hoàng đế Trần Anh Tông lúc tới đây xuống kiệu đi bộ vào.

Từ đây có thể thấy ngọn núi Yên Tử cao vời vợi, mây trắng phủ đầy, núi lẫn với trời mây. Một khắc mây tan, núi trông như một chiếc đầu rồng. Có hai dãy núi bên tả và bên hữu nối tiếp với đầu rồng khá cân xứng, tạo thành tay ngai bao quanh chùa. Chùa ở địa thế rất đẹp với thế đất phong thủy càng khiến cho chùa linh thiêng hơn.
Yên Tử, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Yên Tử, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.140088, 106.722136
3704 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-bao-sai-yen-tu.jpg Chùa Bảo Sái Yên Tử Khi vua Trần Nhân Tông tu hành ở Yên Tử mới chỉ có am trong động (gọi là ghườm đá ở phía sau bên phải chùa hiện nay). Am được gọi là Ngô Ngữ Viện, đây là nơi tu hành của Bảo Sái, đệ tử thân tín với Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Ông được vua Trần giao cho công việc biên tập và ấn tống tất cả các kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm để truyền giảng phật tông cho các phật tử trong cả nước Đại Việt. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.155438, 106.718831
3706 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-dong-yen-tu.jpg Chùa Đồng Yên Tử Vào thời Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành chưa có chùa, ở đó chỉ có một hòn đá vuông phẳng thật lớn, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử, phía sau là vách núi dựng đứng thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, Ngài đã chọn nơi đây làm nơi tĩnh thiền. Vào thời Lê (1428 - 1527) chùa được bà vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, toàn bộ kết cấu kiến trúc cũng như đồ thờ tự trong chùa đều được tạo tác bằng đồng, để phù hợp với không khí ẩm ướt quanh năm ở nơi đây. Song do sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên chùa bị hư hỏng và đã trải qua nhiều lần trùng tu, năm 2007 chùa được xây dựng lại như ngày nay. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.161001, 106.715033
3703 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-hoa-yen-yen-tu.jpg Chùa Hoa Yên Yên Tử Được xây dựng từ thời Lý. Ban đầu là một am nhỏ, sau dựng thành chùa mái lợp bằng lá cây rừng gọi là chùa Vân Yên. Vân nghĩa là mây, Yên nghĩa là khói, chùa ở độ cao 600m nên những làn mây trắng mỏng bay qua trông như những làn khói nên gọi là Vân Yên.

Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi, trong một địa thế hùng vĩ, là một ngôi chùa còn giữ lại ít nhiều dấu tích xưa, chùa được xây dựng trên một triền núi rộng thoai thoải, những người xây dựng đã dựa vào thế núi mà bạt thành hai cấp nền lớn có bó đá chắc chắn. Thời Lê khi vua Thánh Tông lên vãn cảnh chùa, thấy cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trăm hoa đua nở, mây kết thành hoa, giăng trước cửa nên đổi tên thành chùa Hoa Yên.
Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.151636, 106.717758
3702 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-mot-mai-yen-tu.jpg Chùa Một Mái Yên Tử Nằm nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái đúng như tên gọi của chùa, tên dân gian gọi là chùa Bán Mái. Thời Trần, đây chỉ có một am nhỏ gọi là Am ly trần. Cảnh am tĩnh lặng, thanh thoát, cách xa nơi trần tục (ly trần). Thượng hoàng Trần Nhân Tông thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Các văn từ, thư tịch được lưu trữ ở đây, sau khi ngài hiển Phật, người sau mới lập chùa ở Am này. Hiện nay, Am là nơi thờ Phật Quán Thế Âm, nơi đây có khe nước suối chảy ra từ núi uống rất mát. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.153297, 106.718616
3697 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-trinh-den-trinh-yen-tu.jpg Chùa Trình/ đền Trình Yên Tử Điểm đầu tiên bạn dừng chân là ngôi đền Trình nằm bên dòng suối nhỏ, nước chảy róc rách qua những khe đá. Khi vua Trần Nhân Tông qua đây, Người đã xuống suối tắm với ý định rũ sạch bụi trần và thắp hương trong đền trước khi vào đất Phật. Từ đó con suối được mang tên là Suối Tắm và ai đi qua đây cũng vào tham quan tại tại ngôi đền. Đỉnh Yên Tử 1068m, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Đỉnh Yên Tử 1068m, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.160921, 106.715014
3705 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-van-tieu-yen-tu.jpg Chùa Vân Tiêu Yên Tử Ban đầu có tên là am Tử Tiêu, thời Trần, khi Trần Nhân Tông lên tu hành đã dựng am tại đây để ở, về sau mới xây dựng chùa. Từ chùa chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ quang cảnh của bến xe Giải Oan và thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thậm chí xa hơn nữa ta còn nhìn thấy cả thành phố Hải Phòng, dòng sông Bạch Đằng đang chảy nhìn như một dải lụa mềm mại, chính vị trí đắc địa này nên khi lên Yên Tử tu hành, Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để lập am thất. Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.154617, 106.717265
Cụm Tháp Hòn Ngọc Yên Tử
Cụm Tháp Hòn Ngọc Yên Tử
3700 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cum-da-hon-ngoc-yen-tu.jpg Cụm Tháp Hòn Ngọc Yên Tử Hòn Ngọc xưa kia tương truyền là nơi hàng năm khi Hoàng Đế Trần Anh Tông lên vấn an vua cha Trần Nhân Tông ngài thường cho dừng lại ở đây và tiếp tục đi bộ lên chùa nên gọi là dốc Voi Quỳ.

Cạnh dốc voi quỳ là khu tháp Hòn Ngọc, đây là một gò đất khá rộng, bằng phẳng, ở độ cao 400m so với mặt nước biển, ở độ cao này gió đông nam thổi lồng lộng, phong cảnh tuyệt đẹp. Trên Hòn Ngọc là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối Lê cho đến đầu thời Nguyễn, gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử không rõ tên.
|
3707 https://www.yong.vn/Content/images/travels/rung-quoc-gia-yen-tu.jpg Rừng quốc gia Yên Tử Rừng Quốc gia Yên Tử với tổng diện tích 2.783 ha bao trọn các điểm di tích của Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử kể trên (có ranh giới phía Bắc giáp Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang), tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 80% diện tích, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên chiếm 64,6%. Trong đó có 321ha rừng hầu như chưa bị tác động bao gồm các ưu hợp, loài cây ưu thế sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Bắc như: táu mặt quỷ, táu muối, sến mật, chẹo, giẻ, trâm... trữ lượng bình quân 218 m3/ ha.

Rừng Yên Tử phân làm 2 vùng khí hậu:
- Từ độ cao 700m trở xuống khu vực Vân Tiêu, Bảo Sái là rừng Nhiệt đới, rừng nhiều tầng đa dạng sinh học.
- Từ độ cao 700m trở lên là rừng Á nhiệt đới, quanh năm mây phủ, ẩm ướt.
Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.147353, 106.713638
3698 https://www.yong.vn/Content/images/travels/thien-vien-truc-lam-yen-tu.jpg Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu huỷ hoàn toàn, chỉ còn hệ thống các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên.

Ngày 19 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002), lễ đặt đá xây dựng chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức. Công trình được xây dựng với sự khởi xướng của hoà thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và công đức của các tăng ni, phật tử trong, ngoài nước.
Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.110005, 106.729474
3701 https://www.yong.vn/Content/images/travels/vuon-thap-hue-quang.jpg Vườn tháp Huệ Quang Qua vườn tháp Hòn Ngọc, đi tiếp khoảng 300m, đường dốc đứng được xếp đá chắc chắn là lên sân của vườn tháp Tổ. Đây là vườn tháp trung tâm của toàn bộ khu di tích Yên Tử, giữa vườn là tháp Huệ Quang, nơi đặt xá lỵ của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm đệ nhất tổ, quanh tháp Huệ Quang có tường xây bằng gạch, lợp bằng ngói mũi hài thời Trần. Hiện nay, vườn tháp còn lại 64 ngọn tháp và mộ. Đường bộ lên chùa Đồng, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Đường bộ lên chùa Đồng, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 21.150755, 106.717672
0 11
  Xem thông tin Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan
Được xây dựng vào thời Trần, chùa nằm ẩn mình bên chân núi, phía trước là suối Giải Oan. Truyền thuyết kể lại: Khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia đến núi Yên Tử tu hành, không muốn vua cha đi tu, vua Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến đây can ngăn, xin vua trở lại triều đình, nhưng Trần Nhân Tông vẫn quyết định ở lại Yên Tử và khuyên họ trở về làm lại cuộc đời.

Để tỏ lòng trung với vua, họ đã trầm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên Trần Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng giải oan cho linh hồn các cung phi ấy. Nơi dựng đàn tràng sau được dựng chùa gọi là chùa Giải Oan.

Chùa Giải Oan vốn linh thiêng có tiếng. Chùa tựa lưng vào vách núi, phía trước chùa là dòng suối tuôn róc rách suốt đêm ngày, rì rào như hát khúc Thiền ca bất tận. Phía bên chùa là con dốc mang tên Hạ Kiệu nơi mỗi lần về thăm vua cha tu hành ở Yên Sơn, hoàng đế Trần Anh Tông lúc tới đây xuống kiệu đi bộ vào.

Từ đây có thể thấy ngọn núi Yên Tử cao vời vợi, mây trắng phủ đầy, núi lẫn với trời mây. Một khắc mây tan, núi trông như một chiếc đầu rồng. Có hai dãy núi bên tả và bên hữu nối tiếp với đầu rồng khá cân xứng, tạo thành tay ngai bao quanh chùa. Chùa ở địa thế rất đẹp với thế đất phong thủy càng khiến cho chùa linh thiêng hơn.
Địa chỉ Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan:
  Xem thông tin Chùa Bảo Sái Yên Tử
Khi vua Trần Nhân Tông tu hành ở Yên Tử mới chỉ có am trong động (gọi là ghườm đá ở phía sau bên phải chùa hiện nay). Am được gọi là Ngô Ngữ Viện, đây là nơi tu hành của Bảo Sái, đệ tử thân tín với Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Ông được vua Trần giao cho công việc biên tập và ấn tống tất cả các kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm để truyền giảng phật tông cho các phật tử trong cả nước Đại Việt.
Địa chỉ Chùa Bảo Sái Yên Tử:
  Xem thông tin Chùa Đồng Yên Tử
Vào thời Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành chưa có chùa, ở đó chỉ có một hòn đá vuông phẳng thật lớn, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử, phía sau là vách núi dựng đứng thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, Ngài đã chọn nơi đây làm nơi tĩnh thiền. Vào thời Lê (1428 - 1527) chùa được bà vợ chúa Trịnh công đức xây dựng, toàn bộ kết cấu kiến trúc cũng như đồ thờ tự trong chùa đều được tạo tác bằng đồng, để phù hợp với không khí ẩm ướt quanh năm ở nơi đây. Song do sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên chùa bị hư hỏng và đã trải qua nhiều lần trùng tu, năm 2007 chùa được xây dựng lại như ngày nay.
Địa chỉ Chùa Đồng Yên Tử:
  Xem thông tin Chùa Hoa Yên Yên Tử
Được xây dựng từ thời Lý. Ban đầu là một am nhỏ, sau dựng thành chùa mái lợp bằng lá cây rừng gọi là chùa Vân Yên. Vân nghĩa là mây, Yên nghĩa là khói, chùa ở độ cao 600m nên những làn mây trắng mỏng bay qua trông như những làn khói nên gọi là Vân Yên.

Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi, trong một địa thế hùng vĩ, là một ngôi chùa còn giữ lại ít nhiều dấu tích xưa, chùa được xây dựng trên một triền núi rộng thoai thoải, những người xây dựng đã dựa vào thế núi mà bạt thành hai cấp nền lớn có bó đá chắc chắn. Thời Lê khi vua Thánh Tông lên vãn cảnh chùa, thấy cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trăm hoa đua nở, mây kết thành hoa, giăng trước cửa nên đổi tên thành chùa Hoa Yên.
Địa chỉ Chùa Hoa Yên Yên Tử:
  Xem thông tin Chùa Một Mái Yên Tử
Nằm nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái đúng như tên gọi của chùa, tên dân gian gọi là chùa Bán Mái. Thời Trần, đây chỉ có một am nhỏ gọi là Am ly trần. Cảnh am tĩnh lặng, thanh thoát, cách xa nơi trần tục (ly trần). Thượng hoàng Trần Nhân Tông thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Các văn từ, thư tịch được lưu trữ ở đây, sau khi ngài hiển Phật, người sau mới lập chùa ở Am này. Hiện nay, Am là nơi thờ Phật Quán Thế Âm, nơi đây có khe nước suối chảy ra từ núi uống rất mát.
Địa chỉ Chùa Một Mái Yên Tử:
  Xem thông tin Chùa Trình/ đền Trình Yên Tử
Điểm đầu tiên bạn dừng chân là ngôi đền Trình nằm bên dòng suối nhỏ, nước chảy róc rách qua những khe đá. Khi vua Trần Nhân Tông qua đây, Người đã xuống suối tắm với ý định rũ sạch bụi trần và thắp hương trong đền trước khi vào đất Phật. Từ đó con suối được mang tên là Suối Tắm và ai đi qua đây cũng vào tham quan tại tại ngôi đền.
Địa chỉ Chùa Trình/ đền Trình Yên Tử:
  Xem thông tin Chùa Vân Tiêu Yên Tử
Ban đầu có tên là am Tử Tiêu, thời Trần, khi Trần Nhân Tông lên tu hành đã dựng am tại đây để ở, về sau mới xây dựng chùa. Từ chùa chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ quang cảnh của bến xe Giải Oan và thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thậm chí xa hơn nữa ta còn nhìn thấy cả thành phố Hải Phòng, dòng sông Bạch Đằng đang chảy nhìn như một dải lụa mềm mại, chính vị trí đắc địa này nên khi lên Yên Tử tu hành, Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để lập am thất.
Địa chỉ Chùa Vân Tiêu Yên Tử:
  Xem thông tin Cụm Tháp Hòn Ngọc Yên Tử
Hòn Ngọc xưa kia tương truyền là nơi hàng năm khi Hoàng Đế Trần Anh Tông lên vấn an vua cha Trần Nhân Tông ngài thường cho dừng lại ở đây và tiếp tục đi bộ lên chùa nên gọi là dốc Voi Quỳ.

Cạnh dốc voi quỳ là khu tháp Hòn Ngọc, đây là một gò đất khá rộng, bằng phẳng, ở độ cao 400m so với mặt nước biển, ở độ cao này gió đông nam thổi lồng lộng, phong cảnh tuyệt đẹp. Trên Hòn Ngọc là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối Lê cho đến đầu thời Nguyễn, gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch, ngoài ra còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử không rõ tên.
Địa chỉ Cụm Tháp Hòn Ngọc Yên Tử:
  Xem thông tin Rừng quốc gia Yên Tử
Rừng Quốc gia Yên Tử với tổng diện tích 2.783 ha bao trọn các điểm di tích của Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử kể trên (có ranh giới phía Bắc giáp Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang), tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 80% diện tích, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên chiếm 64,6%. Trong đó có 321ha rừng hầu như chưa bị tác động bao gồm các ưu hợp, loài cây ưu thế sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Bắc như: táu mặt quỷ, táu muối, sến mật, chẹo, giẻ, trâm... trữ lượng bình quân 218 m3/ ha.

Rừng Yên Tử phân làm 2 vùng khí hậu:
- Từ độ cao 700m trở xuống khu vực Vân Tiêu, Bảo Sái là rừng Nhiệt đới, rừng nhiều tầng đa dạng sinh học.
- Từ độ cao 700m trở lên là rừng Á nhiệt đới, quanh năm mây phủ, ẩm ướt.
Địa chỉ Rừng quốc gia Yên Tử:
  Xem thông tin Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.

Năm 1293, vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Ba vị sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết pháp, giảng kinh. Chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu huỷ hoàn toàn, chỉ còn hệ thống các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên.

Ngày 19 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002), lễ đặt đá xây dựng chùa Lân - Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức. Công trình được xây dựng với sự khởi xướng của hoà thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và công đức của các tăng ni, phật tử trong, ngoài nước.
Địa chỉ Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử:
  Xem thông tin Vườn tháp Huệ Quang
Qua vườn tháp Hòn Ngọc, đi tiếp khoảng 300m, đường dốc đứng được xếp đá chắc chắn là lên sân của vườn tháp Tổ. Đây là vườn tháp trung tâm của toàn bộ khu di tích Yên Tử, giữa vườn là tháp Huệ Quang, nơi đặt xá lỵ của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trúc Lâm đệ nhất tổ, quanh tháp Huệ Quang có tường xây bằng gạch, lợp bằng ngói mũi hài thời Trần. Hiện nay, vườn tháp còn lại 64 ngọn tháp và mộ.
Địa chỉ Vườn tháp Huệ Quang:
21.140088, 106.722136 | Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan | Yên Tử, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3699 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/cau-giai-oan-chua-giai-oan.jpg | 1
21.155438, 106.718831 | Chùa Bảo Sái Yên Tử | Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3704 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-bao-sai-yen-tu.jpg | 1
21.161001, 106.715033 | Chùa Đồng Yên Tử | Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3706 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-dong-yen-tu.jpg | 1
21.151636, 106.717758 | Chùa Hoa Yên Yên Tử | Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3703 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-hoa-yen-yen-tu.jpg | 1
21.153297, 106.718616 | Chùa Một Mái Yên Tử | Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3702 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-mot-mai-yen-tu.jpg | 1
21.160921, 106.715014 | Chùa Trình/ đền Trình Yên Tử | Đỉnh Yên Tử 1068m, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3697 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-trinh-den-trinh-yen-tu.jpg | 1
21.154617, 106.717265 | Chùa Vân Tiêu Yên Tử | Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3705 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-van-tieu-yen-tu.jpg | 1
21.147353, 106.713638 | Rừng quốc gia Yên Tử | Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3707 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/rung-quoc-gia-yen-tu.jpg | 1
21.110005, 106.729474 | Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử | Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3698 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/thien-vien-truc-lam-yen-tu.jpg | 1
21.150755, 106.717672 | Vườn tháp Huệ Quang | Đường bộ lên chùa Đồng, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam | 11 | 3701 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/vuon-thap-hue-quang.jpg | 1

9. Bản đồ du lịch Núi Yên Tử

Điểm Du Lịch
Quán ăn
Quán Cafe
L
Địa điểm của bạn
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Ninh

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.

Kinh nghiệm du lịch phượt Núi Yên Tử