Kinh nghiệm du lịch phượt Điện Biên

5 / 5     1 đánh giá
Điện Biên là một tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc, miền Bắc Việt Nam, giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt Nam, Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát).
Điệ... # Xem thêm
- Các địa điểm du lịch ở Điện Biên cách nhau khá xa, bạn nên lập kế hoạch để di chuyển giữa các nơi một cách hợp lý và tiết kiệm thời gian nhất.
- Ở Điện Biên có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ. Nếu bạn muốn nhà nghỉ giá rẻ bạn nên tới đường Nguyễn Chí Thanh (dân địa phương còn gọi là đường 15m) cách bên xe 500m. Đây là nơi tập trung nhà nghỉ giá rẻ và là con đường ăn uống ở Điện Biên.

- Nếu đi xe máy bạn cần mang theo: giấy tờ xe, xăng dự trữ (chai 1,5l), đồ vá xe (bơm, đồ mở lốp, miếng vá, keo dán...). Những thứ này rất rất cần thiết vì đường Điện Biên nhiều đoạn xấu, đèo cao không có quán sửa xe và ít trạm xăng.
- Đường đèo Điện Biên rất xấu, nhiều đá nhỏ, thường xuyên gặp ổ gà lớn. Bạn lưu ý đi cẩn thận khi đi đèo ban đêm và đặc biệt là lúc trời mưa xuống vì nước mưa sẽ lấp hết ổ gà khiến bạn không thấy đường và dễ bị ngã xe rất nguy hiểm.

- Điện Biên thuộc vùng cao nên nhiệt độ thường thấp hơn vùng đồng bằng. Đi vào mùa đông thì nhớ mang đầy đủ khăn, găng và quần áo ấm. Mùa hè cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng hoặc khăn choàng do khí hậu về đêm có thể hơi lạnh.
- Taxi tại Điện Biên giá tương đối cao nên bạn hạn chế đi mà hãy thuê xe máy hay đi xe ôm.
- Luôn luôn phải hỏi giá trước khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại Điện Biên.
- Nếu muốn làm quà bạn có thể mua sâu Chít về ngâm rượu: 500.000đ/ kg. Tắc Kè 80.000đ/ con. Bìm Bịp 200.000đ/ con... có bán ngay chợ Trung tâm 1.
- Mang theo giấy tờ tùy thân : Chứng minh thư, hộ chiếu, passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu hoặc sang dạo chơi các quốc gia lân cận.
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao nên nhiệt độ khá mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 21 đến 23 độ C. Có những lúc nhiệt độ xuống khá thấp khoảng 12 độ trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3.
Bạn nên lựa chọn đến Điện Biên vào các tháng sau:
- Tháng 3: Mùa hoa ban nở.
- Tháng 5: Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.
- Tháng 9: Mùa lúa chín.
- Tháng 11: Kết hợp đi ngắm hoa cải ở Mộc Châu.
- Tháng 12: Mùa hoa dã quỳ nở rộ 2 bên đoạn đường Quốc lộ 6 đi Điện Biên.

Bạn nên tránh du lịch Điện Biên vào mùa mưa. Mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8, đường đi sẽ khá trơn trượt, dễ sạt lở, không phù hợp để đi chơi hay ngắm cảnh.
   Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Máy bay từ Các tỉnh Miền Nam / Miền Trung
Nếu Bạn xuất phát từ các tỉnh miền Nam hoặc miền Trung, Bạn có thể mua vé Máy bay đển Hà Nội để đến Điện Biên. Hiện tại các hãng bay Vietnam airline, JetStar và VietJet Air đểu có cung cấp các chuyến bay đến Hà Nội.

Đặt vé máy bay đến Thành phố Hà Nội tại:
Với những trường hợp du lịch ít người hoặc du lịch một mình. Bạn có thể lựa chọn Đi chung Taxi để chia sẽ chi phí từ sân bay về khách sạn với một số Hành Khách khác. Cách sẽ này giúp giảm chi phí Taxi từ sân bay.
Đặt vé đi chung Taxi từ Sân Bay tại đây:

   Hà Nội
Xe máy từ Hà Nội
Cung đường phượt hấp dẫn bằng xe máy từ Hà Nội đến Điện Biên như sau:
Hà Nội – Mai Châu – Mộc Châu – Sơn La – vượt đèo Pha Đin tới Tuần Giáo – rẽ trái theo quốc lộ 279 đến Điện Biên Phủ – đi Lai Châu bằng quốc lộ 12 – sau đó đi quốc lộ 4D qua Sín Chải – Sìn Hồ – Tam Đường (Phong Thổ – Bình Lư – Than Uyên – Mù Căng Chải – Tú Lệ – Nghĩa Lộ) – đi quốc lộ 32 qua Thanh Sơn Thu Cúc về Hà Nội.
Các địa danh nêu trên là những điểm dừng chân để ngủ hoặc ăn trưa và ngắm cảnh, dọc đường đi có thể dừng lại bất kỳ nơi nào trên cung đường để ngắm nhìn hoặc chụp ảnh.

Với chặng đường khoảng 500km bạn sẽ mất nguyên một ngày để di chuyển thẳng từ Hà Nội đến Điện Biên.

Máy bay từ Hà Nội
Từ Hà Nội có rất nhiều cách để đi đến Điện Biên. Có thể bay từ Nội Bài đến thẳng sân bay Điện Biên. Đây được xem là cách thuận lợi và nhàn nhã nhất, nhưng dân du lịch ít khi chọn cách này. Đa phần người đi Điện Biên sẽ đi theo tuyến đường bộ.
Bạn có thể mua vé máy bay từ Hà Nội đến Điện Biên qua hãng hàng không Vietnam Airline.

Xe khách từ Hà Nội
Tỉnh Điện Biên cách Hà Nội khoảng 500km. Từ Hà Nội, bạn có thể đi xe giường nằm tại các bến xe. Chuyến đi kéo dài khoảng 14 giờ. Tới nơi, bạn hãy thuê xe ôm tới các điểm cần đến, do giá xe ôm tại đây rẻ hơn nhiều so với đi taxi.
# Xem thông tin các xe Khách từ Hà Nội đến Điện Biên tại đây.

Nếu bạn có thời gian dài ngày để đến Điện Biên. Bạn có thể đi xe đến Thành phố Sơn La trước sau đó bắt xe đến Điện Biên.
# Xem thông tin các xe Khách từ Hà Nội đến Sơn La tại đây.

- Hệ thống nhà nghỉ khách sạn ở Điện Biên cũng khá phát triển. Giá phòng dao động từ 150.000đ - 500.000đ.
- Nếu bạn muốn nhà nghỉ giá rẻ bạn nên tới đường Nguyễn Chí Thanh (dân địa phương còn gọi là đường 15m) cách bên xe 500m. Đây là nơi tập trung nhà nghỉ giá rẻ và là con đường ăn uống ở Điện Biên.
- Với những bạn thích ở homestay bạn có thể ở trong các bản nhà sàn của dân tộc Thái để trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa bản địa.

Một số khách sạn, Nhà nghỉ tại Điện Biên:
Các địa điểm du lịch ở Điện Biên cách nhau khá xa nên xe máy là phương tiện di chuyển hợp lý nhất.
Bạn có thể liên hệ xe máy tại các cửa hàng xe máy ở gần bến xe hoặc thuê xe máy tại khách sạn nhà nghỉ bạn ở.

Một số địa chỉ liên hệ thuê xe máy:
+ THUÊ XE MÁY ĐIỆN BIÊN. Địa chỉ: Tp Điện Biên Phủ, Điện Biên. Điện thoại: 0988.179.429.
+ HẢI TRANG. Địa chỉ: Cổng sau Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Tp Điện Biên Phủ, Điện Biên. Điện thoại: 01658.898.898 - 0941.306.999.

Taxi
+ Taxi Xuân Long: 0215.3767.676.
+ Taxi Điện Biên (taxi 96): 0215.3969.696.
+ Taxi Hoa Ban Điện Biên: 0215.389.8989.
Bánh dày Điện Biên

Bánh dày Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Bánh dày Điện Biên
1 2347 /images/foods/banh-day-dien-bien.jpg Bánh dày Điện Biên Bánh dày - đặc sản Điện Biên là một loại bánh không thể thiếu trong trong ngày tết của người Mông. Món quà thiên nhiên ban tặng, tượng trưng cho trái đất tròn, môi trường sinh thái trong lành. Thưởng thức hương vị thơm ngon, thuần khiết của bánh dày nhưng ít ai nghĩ rằng bánh dày của người Mông làm rất công phu.

Bánh dày làm công phu nhưng để được rất lâu nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Người Mông có thể mang bánh dày nướng trên bếp than hồng, hay chấm với mật ong…hoặc ăn cùng với chả, giò khi bánh còn mềm, ngon mang vị khó quên.
Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên

Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên
2 2339 /images/foods/bap-cai-cuon-nhot-xanh-dien-bien.jpg Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên Có một món ăn dân dã của Tây Bắc mà ai đã thưởng thức một lần sẽ không thể nào quên được hương vị của nó đó chính là món bắp cải cuốn với nhót xanh, rau mùi chấm chẳm chéo.Món bắp cải cuốn nhót xanh chấm chẳm chéo có sự kết hợp giữa vị chua và vị cay nồng nên tạo nên hương vị rất độc đáo. Đây là món ăn độc đáo của dân tộc thái ở vùng Tây Bắc.

Đây là món ăn chỉ có thể thưởng thức vào khoảng thời gian nhất định trong năm, là khi những chùm nhót xanh vừa kết thúc giai đoạn khai hoa để nhú quả. Để làm bắp cải cuốn nhót xanh, đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng không già quá, lớp phấn chỉ mới trăng trắng. Quả nhót phải xanh mướt, hơi mềm mềm, chưa mọng nước và chua rôn rốt, lại cũng thoảng qua vị chát nữa.

Một miếng bắp cải cuốn nhót đúng kiểu phải có đầy đủ các loại lá, củ, quả như lá bắp cải, cây tỏi tươi, gừng già, rau mùi, ớt đỏ. Quan trọng nhất là bát nước chấm, chắc ngoài Tây Bắc không đâu có: bát “chẳm chéo” là sự hòa quyện của những: tỏi khô, (nhưng phải đúng là tỏi Tây Bắc mới có mùi, vị cay đặc trưng, tỏi tàu – củ to, mọng nước không ra vị của nó), gừng, ớt, rau mùi… tất cả đều giã nhuyễn, trộn vào chút nước mắm hoặc muối, mì chính hoặc một chút đường. Vị chua chua của nhót được hòa tan trong vị cay nhặng nhặng của lá bắp cải, vị cay nồng của gừng, cay dịu của tỏi và cay xé lưỡi của những miếng ớt tươi được dầm đỏ trong bát chấm.
Các món từ măng Điện Biên

Các món từ măng Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Các món từ măng Điện Biên
3 2343 /images/foods/cac-mon-tu-mang-dien-bien.jpg Các món từ măng Điện Biên Đến Điện Biên bạn củng đừng quên thưởng thức các món từ măng rừng rất độc đáo của người Thái. Măng ăn sống có hai loại: măng đắng và măng ngọt, thường là măng củ được đào lên, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, chấm với mắm thối, mắm chua hoặc với ruốc. Gia vị ăn cùng măng có ớt, lá phắc cụt (rau dớn).

Hay các món măng nấu với nhái : Nhái bắt về, mổ bụng, lấy ruột, rửa sạch. Nếu là măng củ thì thái thành từng miếng to bằng ngón tay, nếu là măng ống thì xé nhỏ bỏ vào nồi nấu với nhái. Bà con thường nấu với măng củ chua. Gia vị cũng chỉ là mắm chua, hoặc ruốc, ngoài ra có ớt cay, lá lốt, lá xương xông… Măng nấu với các loại tôm, cá ngạnh nguồn ở sông suối. Khi nấu, cho thêm nhiều gia vị: mì chính, bột canh, ớt…ca dao có câu ca ngợi món măng nấu cá ngạnh nguồn: Măng giang nấu cá ngạnh nguồn; Đến đây ta phải bán buồn mua vui”. Măng nấu canh thịt vịt, thịt gà: Canh măng là món ăn không thể thiếu của người Thái. Thịt gà chặt nhỏ, bỏ nấu canh măng, cho vào một nắm gạo. Nấu chín, bắc ra, bỏ thêm gia vị. Nếu không có măng tươi có thể nấu với măng khô và cũng chế biến như vậy.
Chẩm chéo Điện Biên

Chẩm chéo Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Chẩm chéo Điện Biên
4 2346 /images/foods/cham-cheo-dien-bien.jpg Chẩm chéo Điện Biên Một trong những món góp phần tạo nên hương vị riêng của ẩm thực Thái là món chấm đặc trưng mang tên chẳm chéo. Đây là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của đồng bào Thái Điện Biên.

Chẳm chéo được dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống . Chẩm chéo có nhiều loại. Nguyên liệu chính là: ớt, muối, mắc khén (một loại hạt tiêu rừng có mùi thơm và vị cay nồng), tỏi, mỳ chính. Mỗi món ăn khi ăn cùng chẳm chéo đều trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đó là sự tổng hợp hương vị quen thuộc của món ăn khi quện với chẳm chéo thì lại có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị tê tê của mắc khén, vị ngòn ngọt của đường cùng mùi thơm của rau mùi và tỏi.

Đến Điện Biên thưởng thức bát chẳm chéo bao giờ cũng đỏ lựng ớt, nhón một chút xôi hay một miếng măng chấm vào bát chẳm chéo rồi đưa lên miệng thưởng thức, cảm nhận bao mùi vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, xuýt xoa vì cay quá nhưng sao vẫn thấy hấp dẫn vô cùng. Cái vị cay cay, tê tê cứ dần ngấm vào mình, cảm giác đó khiến bạn khó có thể quên được.
Gạo tám Điện Biên

Gạo tám Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Gạo tám Điện Biên
5 2337 /images/foods/gao-tam-dien-bien.jpg Gạo tám Điện Biên Gạo tám Điện Biên là đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Gạo được trồng tại cánh đồng Mường Thanh nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp nên gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo ngọt, đậm đà, giàu giá trị dinh dưỡng. Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.

Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm… Gạo tám vừa thơm vừa dẻo nên đồng bào thường dùng nấu cơm lam hay làm khẩu cắm (như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng), khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp).
Lam nhọ Điện Biên

Lam nhọ Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Lam nhọ Điện Biên
6 2340 /images/foods/lam-nho-dien-bien.jpg Lam nhọ Điện Biên Đến Điện Biên, ai cũng muốn thưởng thức món ăn truyền thống dân tộc Thái thưởng thức các món nướng nơi đây. Đặc trưng nhất là món thức ăn nướng, gọi là “lam nhọ”: lam là nướng, nhọ là nhừ. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nướng.

Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối… Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, hương thơm. Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán.

Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon.
Măng đắng Điện Biên

Măng đắng Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Măng đắng Điện Biên
7 2350 /images/foods/mang-dang-dien-bien.jpg Măng đắng Điện Biên Măng rừng được người Điện Biên hái về sau khi đi làm nương rẫy rồi chế biến thành các món luộc, hấp, xào, hầm xương, nướng chứ không ngâm muối nên vẫn còn giữ được vị đắng đặc trưng của loại măng này. Măng đắng là đặc sản truyền thống ở Điện Biên mà người dân thường sử dụng trong mỗi bữa cơm thường ngày.
Món ăn từ hoa ban Điện Biên

Món ăn từ hoa ban Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Món ăn từ hoa ban Điện Biên
8 2344 /images/foods/mon-an-tu-hoa-ban-dien-bien.jpg Món ăn từ hoa ban Điện Biên Đến với Điện Biên đặc biệt là khi mùa xuân đến, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một màu trắng tinh khôi của hoa ban nở trắng, phủ kín khắp đỉnh đèo, lưng núi mà còn được thưởng thức các món ăn từ hoa ban – loài hoa không chỉ mang vẻ đẹp trinh bạch của núi rừng mà còn đi vào đời sống ẩm thực của người Thái, đặc biệt sự độc đáo, tinh xảo cùng những kinh nghiệm dân gian chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người qua ẩm thực.

Người Thái có nhiều món ăn ngon được chế biến từ cây ban. Hoa ban, lá ban non, quả ban già, người ta chế biến thành những món ăn vừa ngon, vừa bổ như: hoa ban hầm móng giò, hoa ban xào thịt lợn rừng, hoa ban đồ, hoa ban nộm củ riềng… Những món ăn này vừa tốt cho sức khoẻ vừa có thể chữa trị một số bệnh như: bệnh đường ruột, bệnh gan, giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra, lá ban đun nước đặc bỏ một chút muối vào dùng để rửa vết thương. Để giữ vị ngọt và hương thơm, đồng bào Thái thường đồ hoa ban như kiểu đồ xôi trong vòng 15 – 20 phút. Nước chấm làm bằng quả nhót chín, nướng sém vỏ, bỏ hạt, cùng với ớt nướng, tỏi, rau mùi, giã nhỏ, trộn cùng bột canh, mì chính, cho thêm nước đun sôi để nguội. Bát nước chấm có vị chua, màu đỏ của quả nhót, mùi gia vị đặc trưng quyến rũ, càng tăng thêm sức hấp dẫn nơi vị giác cho người thưởng thức.
Pa pính tộp Điện Biên

Pa pính tộp Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Pa pính tộp Điện Biên
9 2341 /images/foods/pa-pinh-top-dien-bien.jpg Pa pính tộp Điện Biên Cá nướng hay gọi là “pỉnh tộp” là một món ăn truyền thống, độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng lại rất lạ miệng với thực khách. Đối với món cá nướng này, người ta dùng các loại cá bản to như chép , mè , trôi , chắm …, con độ một cân , cân rưỡi, có như vậy cá mới nhiều thịt. Cá mang về nhà rửa sạch, mổ từ sống lưng trở xuống để lấy sạch ruột, rồi xoa một lượng muối rang nổ vào cả bên trong và bên ngoài cá.

Cách ướp cá cũng là bí quyết riêng của người dân Tây Bắc để cá có mùi vị đặc biệt hơn. Món cá nướng này không dùng riềng mẻ hay nghệ nhiều vì chính những gia vị đó sẽ làm át đi vị tươi ngon của cá. Với một chút Mắc khén ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất ca trộn đều nhồi vào bụng cá , sau đó banh ra gập ngang thân dùng que xiên, nướng trên than hồng. Kiểu nướng cá độc đáo này giúp cá nướng chín đều, bản thân nước bên trong được giữ lâu hơn và khiến thịt cá không bị cháy. Vị dịu của mắc khén, vị cay nồng nàn của ớt, vị đậm đà của muối, vị thơm ngậy của cá nướng hòa với mùi thơm của rau mùi…tất cả tạo nên một hương vị rất riêng, rất hấp dẫn. Từng thớ thịt cá trắng ngà quện với gia vị dậy mùi thơm phức, nếm thử một miếng cũng cảm nhận được độ ngon, ngọt và đậm đà.

Ngoài ra từ cá, người Thái còn chế biến nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ. Món “pa giảng” là cá hun khói. Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao.
Rau Hoa ban Điện Biên

Rau Hoa ban Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Rau Hoa ban Điện Biên
10 2352 /images/foods/rau-hoa-ban-dien-bien.jpg Rau Hoa ban Điện Biên Rau ban là món “đưa cơm” truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Điện Biên. Ấy là những búp ban mới chỉ có đôi lá, người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi. Búp ban muối, ăn với cá sông Nậm Rốm kho thì ngon không gì sánh được. Chỉ qua đèo Pha Đin, mùa này hai bên đường đều có những người phụ nữ tần tảo đứng bên gùi búp ban xanh. Nhưng, muốn gì thì muốn, phải lên đến thành phố Điện Biên Phủ, bước chân vào chợ Mường Thanh, hòa vào những cánh khăn piêu, thấp thoáng trong dáng điệu áo váy của phụ nữ Thái mới cảm nhận được một “mùa xuân của búp ban” ở nơi này.

Những quẩy búp ban còn xanh mơn mởn, nguyên mùi ngai ngái đặc trưng. Rau của loài hoa đẹp, lại được người con gái Thái nhẹ nhàng gói lại, rồi đưa cho khách thì cái cảm giác mới nghĩ đến đã thấy là món ngon.

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Cũng giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Hơn thế, hình ảnh cánh ban trắng đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con đồng bào Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. “Trăm năm ngắm ban nở còn ngắm mãi. Mỗi mùa ban lộc nảy thêm trẻ ra”. Câu ca của đồng bào Thái không chỉ lắng đọng về sức sống của loài cây ấy, mà còn như mời gọi bạn ngược đường đến với Tây Bắc, dù chỉ một lần cũng đủ để nhận ra.
Rêu đá Điện Biên

Rêu đá Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Rêu đá Điện Biên
11 2342 /images/foods/reu-da-dien-bien.jpg Rêu đá Điện Biên Rêu đá có màu xanh lục, mọc bám vào những tảng đá chìm trong khe suối. Vào ngày Hội Hái rêu, đàn bà con gái Thái tấp nập đua nhau ra suối. Rêu dài miên man, dập dờn trong bụng nước, lúc vớt lên, còn lưu luyến lóng lánh bám nhiểu giọt nước. Các cô gái Thái vắt rêu thành từng nắm, rêu mịn mát, nắm tròn như bột lọc. Đối với người Thái ở Mường Lò, rêu là món ăn chỉ dành cho khách quý. Nào là rêu nướng, rêu rán, nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

Rêu chế biến được nhiều món ăn ngon: Canh rêu tươi “kinh tau” nấu với xương hầm hoặc nước luộc gà, nấu vừa chín tới, cho mắm muối và các gia vị, ăn nóng. Rêu nộm “tau nửng chụp”, thường lấy rêu non, cho vào chõ đồ xôi, đồ vừa chín tới, trộn cùng súp, mì chính và các gia vị, gừng, mùi, “mắc khén” (hạt tiêu rừng), thích ăn cay cho thêm quả ớt nướng giã nhỏ. Rêu nướng “tau pho”, món ăn hấp dẫn và hợp khẩu vị với hầu hết mọi người. Rêu rửa sạch, lấy lá chuối hoặc lá dong trên rừng, chọn lá to bản, hơ trên than hồng cho lá mềm, khi gói không bị rách, cho cùng các gia vị, muối, mì chính, gừng, rau mùi, “mắc khén”, sả, hành, buộc túm lại, nướng trên tro nóng hoặc than hồng, thỉnh thoảng xoay đều cho tới khi lớp lá bên ngoài cháy xém là được. Rêu nướng còn dùng ống nứa non “tau lam” để nướng, cách này giữ lại các chất ngọt trong ống. Món rêu nướng có mùi vị đặc trưng, đặc biệt khoái khẩu đối với người biết uống rượu.
Rượu Mông Pê Điện Biên

Rượu Mông Pê Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Rượu Mông Pê Điện Biên
12 2348 /images/foods/ruou-mong-pe-dien-bien.jpg Rượu Mông Pê Điện Biên “Mông pê”, dịch ra tiếng phổ thông là “người Mông ta”. Rượu Mông Pê là rượu của người Mông ta. Tuy mang cái tên như vậy song rượu Mông Pê chỉ do đồng bào Mông Tủa Chùa, Điện Biên sản xuất và chỉ có ở Tủa Chùa mới nấu được thứ rượu này.

Người Mông Tủa Chùa thật thà, giản dị, hiếu khách. Mỗi khi có khách đến nhà, dù lạ hay quen, chủ nhà đều mang rượu ra mời. Mới chỉ nhấp giọt rượu đầu tiên, ta đã cảm nhận thấy hương vị hoang dã của núi rừng, sự nồng hậu của chủ nhân làm ra nó.Rượu Mông Pê có màu vàng như mật ong, có hương vị đặc trưng của ngô được trồng trên đá hòa trộn với mùi hương của cây lá, núi rừng, là loại rượu có nồng độ cao, uống bốc, nhanh say, nhưng ta vẫn có cảm giác dịu êm. Để có được thứ rượu thơm ngon này là cả một quy trình công phu, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, ngô, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền.
Rượu sâu chít Điện Biên

Rượu sâu chít Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Rượu sâu chít Điện Biên
13 2349 /images/foods/ruou-sau-chit-dien-bien.jpg Rượu sâu chít Điện Biên Sâu chít không chỉ là món ăn “đặc sản” của người H’mông, Thái, Dao đỏ ở Tây Bắc mà nó còn là một loại rượu quý để giúp đàn ông tăng sinh lực, cải thiện da và sức khỏe cho phụ nữ, cho những người có thế trạng yếu.

Sâu chít là một loại côn trùng sống trong thân cây chít. Theo kinh nghiệm, để biết cây có sâu, người thu hái sẽ lựa những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là những cây đã bị ấu trùng ký sinh. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 – 40 cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy giữ cho sâu không bị biến chất.
Thịt gà đen Tủa Chùa Điện Biên

Thịt gà đen Tủa Chùa Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Thịt gà đen Tủa Chùa Điện Biên
14 2351 /images/foods/thit-ga-den-tua-chua-dien-bien.jpg Thịt gà đen Tủa Chùa Điện Biên Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong, tiếng Hmong gọi là Ka Đu. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư, song Ka Đu vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quí, luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.

Ka Đu có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen. Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp. Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.
Thịt xông khói Điện Biên

Thịt xông khói Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Thịt xông khói Điện Biên
15 2345 /images/foods/thit-xong-khoi-dien-bien.jpg Thịt xông khói Điện Biên Thịt xông khói là món ăn phổ biến của người dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi Tây bắc. Nếu ai được một lần có dịp thưởng thức món ăn này sẽ không thể nào quên cái hương vị thơm ngon là lạ của từng miếng thịt.

Để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của những con trâu, bò, lợn. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt mới được giết mổ ra bỏ hết mỡ, gân rồi cắt thành từng miếng dài. Đặc biệt khi làm thịt không được rửa sạch bằng nước lạnh để khỏi bị ôi thối mà dùng khăn sạch thấm khô máu. Gia vị để ướp thịt gồm ít lá mắc khén giã nhỏ, muối hột, ớt và hạt chối rừng giã nhuyễn. Rồi xâu thịt lại bằng dây rừng treo lủng lẳng trên dàn bếp, nơi luôn có bếp lửa đỏ hồng và hằng ngày hơi nóng của khói âm ỉ từ bếp củi làm cho thịt rút nước khô lại, mỡ cũng tiết ra bớt, miếng thịt sẽ dần săn lại và khói than tạo thành một lớp bì bọc ngoài bảo vệ vững chắc khiến cho vi khuẩn khó thâm nhập và làm hỏng phần bên trong của thịt. Vì thế khi ăn hương vị của miếng thịt luôn giữ được mùi thơm, ăn dai dai và ngọt đượm. Món này có thể ăn được sau khi treo được một tuần, nhưng muốn ngon hơn phải để thật lâu.

Thịt xông khói không phải ăn liền ngay mà phải qua chế biến mới ngon. Khi nào muốn ăn người dân đem miếng thịt xuống rửa hoặc cạo sạch lớp tro than bên ngoài rồi sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Từ miếng thịt này có thể chế biến ra nhiều món: luộc, rán, xào,…Khi ăn có vị ngọt lại vừa dai vừa dòn ăn chẳng thấy ngán.
Vịt om hoa chuối Điện Biên

Vịt om hoa chuối Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Vịt om hoa chuối Điện Biên
16 2353 /images/foods/thit-om-hoa-chuoi-dien-bien.jpg Vịt om hoa chuối Điện Biên Vịt được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, bột gà, mắc khén rồi đồ trong khoảng 3 tiếng, om thật nhỏ lửa. Món ăn này tuy màu sắc không được đẹp nhưng nếm thử sẽ thấy ngay cái vị đặc trưng không đâu có. Mới chỉ ngửi mùi thôi đã thấy đặc biệt, mùi hơi cay nồng nhưng khi đưa vào miệng vị ngọt, cay, bùi lan tỏa khiến ai cũng phải tấm tắc khen.
Xôi nếp nương Điện Biên

Xôi nếp nương Điện Biên

Địa điểm, quán ăn món Xôi nếp nương Điện Biên
17 2338 /images/foods/xoi-bep-nuong-dien-bien.jpg Xôi nếp nương Điện Biên Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Cây lúa nếp Điện Biên “uống nước” của núi rừng, cộng với khí hậu đặc trưng của Tây Bắc nên lúa nếp nương ở đây săn, chắc, thơm vô cùng.

Nếp nương mà được những người phụ nữ Thái đồ xôi thì quả thật tuyệt vời xôi mềm, dẻo nhưng không dính tay. Người dân tộc Thái thường dùng xôi nếp nương chung với cá nướng, thịt lợn nướng… Cá nướng được tẩm ướp cùng với hạt mắc khén (một loại gia vị đặc trưng có vị cay và rất thơm) cùng với ớt, sả, gừng, rồi nướng bằng hơi nóng lửa than hồng cho đến khi chín vàng mới đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.Khách du lịch khi ghé Điện Biên thường mua những cái ếp xôi nóng hổi của người dân tộc Thái để mang đi đường ăn cho ấm bụng.
0 17
3537 https://www.yong.vn/Content/images/travels/a-pa-chai-cuc-tay-to-quoc.jpg A Pa Chải - Cực Tây của Tổ Quốc Trong bốn cực của lãnh thổ Việt Nam, cực Tây A Pa Chải nằm trên đỉnh Khoang La San, cách bản Tá Miếu, bản cuối cùng về phía tây của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 6 km đường rừng, Điện Biên được xem là điểm khó chinh phục nhất. Cột mốc biên giới được xây bằng đá hoa cương có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Để đến được vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc từ Hà Nội các bạn có thể bắt xe khách Điện Biên (gửi kèm xe máy) lên tới Tp Điện Biên Phủ rồi đi tiếp vào Trung tâm huyện Mường Nhé. Từ đây vào đến Sín Thầu còn khoảng 70km. Cuối cùng, từ đồn biên phòng Apachai các bạn cần đi bộ khoảng 10km nữa mới đến được nơi.

# Xem thêm bài viết Kinh nghiệm chinh phục cực tây Apachai tại đây
A Pa Chải- Cột mốc Không Số, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên, Việt Nam A Pa Chải- Cột mốc Không Số, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên, Việt Nam | 22.400713, 102.143927
3533 https://www.yong.vn/Content/images/travels/canh-dong-muong-thanh.jpg Cánh đồng Mường Thanh Từ lâu, câu truyền khẩu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Tây Bắc với ngụ ý xếp hạng các cánh đồng. So với cánh đồng Mường Lò, Yên Bái; cánh đồng Mường Than, Lai Châu, cánh đồng Mường Tấc, Sơn La, cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên được đánh giá là rộng lớn nhất. Nằm trên độ cao hơn 400 m so với mặt nước biển, cánh đồng Mường Thanh trải dài hơn 20 km với chiều rộng trung bình 6 km.

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một “cái kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa. Từ cuối tháng 9, lúa mùa khu vực lòng chảo Mường Thanh bắt đầu chín rộ, khiến du khách ghé thăm ngỡ như đi giữa mùa vàng. Một cảm giác thân thuộc của cánh đồng quê Bắc Bộ trải dài ngút mắt, nhưng vẻ đẹp kiêu hùng của cánh đồng lúa bốn bề núi bọc cũng chẳng hề xen lẫn.

Không chỉ nổi tiếng về diện tích mênh mông, với điều kiện thâm canh thuận lợi, cánh đồng Mường Thanh còn mang đến cho đời những hạt ngọc thơm ngon đặc biệt với thương hiệu gạo Điện Biên nổi tiếng. Hạt gạo nhỏ, có hương thơm tự nhiên, khi nấu cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà. Hạt gạo từ cánh đồng Mường Thanh đã mang đến vẻ đẹp trù phú cho vùng đất Điện Biên vốn vang danh với những chiến công hiển hách.

Nói đến cánh đồng “Nhất Thanh” không thể không nhắc đến dòng sông Nậm Rốm đầy ắp phù sa, bồi đắp ngày ngày. Từ góc độ nào, sông Nậm Rốm cũng hiện ra như một nét vẽ xanh biếc giữa bức tranh lúa đồng rộng lớn. Hai bên bờ cây cối xanh mướt, điểm tô những chùm hoa chuối sắc đỏ lung linh, nghiêng mình soi bóng. Bắc qua sông Nậm Rốm là cầu Mường Thanh yên bình và thơ mộng. Hiện cầu chỉ dành cho xe đạp, xe máy và người đi bộ, nhiều người đến đây để tìm về quá khứ oanh liệt một thời
Cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu Cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu |
3539 https://www.yong.vn/Content/images/travels/cau-hang-tom.jpg Cầu Hang Tôm Cầu Hang Tôm cũ trước đây từng nổi tiếng là cầu dây văng đẹp nhất Tây Bắc, nối liền Mường Lay (Điện Biên) và Phong Thổ, Sìn Hồ của Lai Châu. Sở dĩ cầu có tên Hang Tôm là do khúc sông này xưa kia có quá nhiều tôm. Cách cầu chừng 50m có một “mó” nước rất mát, tôm từ sông Đà lũ lượt lên đó đẻ trứng, cả một khúc sông dày đặc tôm là tôm. Ngày ngày bà con thay nhau lên đó bắt về ăn. Nhưng người dân quanh khu vực này có tục lệ bất thành văn, mỗi nhà chỉ được bắt chừng một tiếng đồng hồ rồi nhà khác tiếp tục.

Cuối những năm 1960, cầu Hang Tôm bắt đầu được tiến hành xây dựng. Ngày đó, chuyên gia và công nhân Trung Quốc cũng qua giúp ta làm cầu. Tuy nhiên, đến năm 1968, Trung Quốc xảy ra cách mạng văn hóa, chuyên gia và công nhân của họ rút hết về nước. Rất may khi đó hạng mục được coi là khó nhất là cáp treo đã được kéo xong, chỉ còn lại các công đoạn hoàn thiện.

Nhưng cũng phải mãi đến năm 1973, cầu Hang Tôm mới được khánh thành. Ngày đó thật sự là ngày hội lớn của hàng vạn đồng bào Tây Bắc. Hàng ngàn người từ khắp nơi cơm đùm, cơm nắm, đi bộ vài ngày đường đổ về để tận mắt được nhìn, được một lần đi qua cây cầu mơ ước.

Hang Tôm như một điểm nhấn cho vùng Tây Bắc. Cũng bởi vẻ đẹp hoành tráng và hoang sơ của cầu Hang Tôm nên những năm sau này, dân du lịch,Tây cũng như ta, đã đổ về đây, nhất là từ khi xuất hiện phong trào du lịch bụi.

Tháng 11/2012 thủy điện Sơn La tích nước, toàn bộ Thị xã Mường Lay cũ trong đó bao gồm cả cây cầu Hang Tôm đã chìm sâu dưới lòng hồ Sông Đà, chấm dứt 40 năm hoạt động của cây cầu lịch sử. Ngay gần vị trí cầu Hang Tôm cũ, một cây cầu mới được dựng lên để thay thế nhiệm vụ, cao hơn cây cầu cũ 70m.
Cầu Hang Tôm, Lê Lợi, Thị Xã Mường Lay, Lai Châu, Việt Nam Cầu Hang Tôm, Lê Lợi, Thị Xã Mường Lay, Lai Châu, Việt Nam | 22.080278, 103.174304
1521 https://www.yong.vn/Content/images/travels/chua-tien.jpg Chùa Tiên Chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên – Đầm Đa) là một ngôi chùa thuộc địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Chùa được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989. Khu Du lịch Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.

Lễ hội chính của chùa Tiên được tổ chức vào 3 ngày: 4 – 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức quy mô hơn, đông vui hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.

Đến với lễ hội Chùa Tiên, du khách sẽ được thưởng thức một di sản văn hoá vừa vật thể, vừa phi vật thể. Những chiếc kiệu như từ truyền thuyết đi ra, như từ dã sử xuất hiện, vừa lạ vừa quen, vừa cổ xưa, vừa mới mẻ, vừa bình dị vừa thiêng liêng. Những chiếc kiệu Thành hoàng làng là trung tâm của đám rước, được khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Chiếc kiệu được rước trên những đôi vai của niềm tin, của lòng thành kính và của những ước mong. Kiệu Thành hoàng có thể đi, có thể chạy, có thể bay khi có niềm tin và niền tin vào sự linh thiêng được tăng lên.

Cùng với đám rước, là những nghi thức tế lễ: có dâng rượu dâng hương, có đọc sắc phong của triều vua xưa phong cho các vị Thành hoàng trong khu di tích, có dâng chúc văn cầu mong thần linh ban tặng mưa thuận gió hoà, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh vượng… Đó là những nghi thức đã trở thành truyền thống để tôn vinh các vị thần Thành hoàng làng – những người đã vì nước vì dân được tôn thờ.
Phú Lão, Lạc Thủy, Hòa Bình, Việt Nam Phú Lão, Lạc Thủy, Hòa Bình, Việt Nam | 20.563477, 105.747035
3538 https://www.yong.vn/Content/images/travels/deo-pha-din.jpg Đèo Pha Đin Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Điểm khởi đầu của đèo cách thị xã Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách thành phố Điện Biên khoảng 84 km. Đây cũng là một trong Tứ đại đỉnh đèo được dân Phượt tôn vinh, 3 đèo còn lại là Mã Pì Lèng, Ô Quý Hồ và Khau Phạ.

Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Người Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.
Đèo Pha Đin, Điện Biên, Sơn La, Việt Nam Đèo Pha Đin, Điện Biên, Sơn La, Việt Nam | 21.566904, 103.527786
3527 https://www.yong.vn/Content/images/travels/doi-a1.jpg Đồi A1 Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.

Hiện nay, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tương hoa.

Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.
Hoàng Văn Thái, Đồi A1, Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam Hoàng Văn Thái, Đồi A1, Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 21.382993, 103.017597
3542 https://www.yong.vn/Content/images/travels/dong-xa-nhe.jpg Động Xá Nhè Xá Nhè là xã nằm ở phía Nam của huyện Tủa Chùa, được nhiều người biết đến với chợ phiên Xá Nhè, rượu Mông Pê, đặc biệt còn có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, tiêu biểu là thắng cảnh hang động Xá Nhè. Động Xá Nhè được người dân tộc Mông địa phương gọi là Khó Xo (nghĩa là hang thuốc nổ vì trước đây ở trong hang có nhiều dơi, người dân địa phương thường lấy phân dơi để làm thuốc nổ).

Động Xá Nhè nằm dưới chân một vách nui cao dựng đứng, cách trung tâm xã Sáng Nhè khoảng 1km. Động Xá Nhè nằm trong khung cảnh thiên nhiên hết sức đẹp và hùng vĩ. Màu xám thâm trầm của những khối núi đá hòa vào màu xanh của rừng, màu vàng của lúa nương những ngày vào vụ. Mặc dù động khá gần trung tâm xã Sáng Nhè song quanh động không có nhiều dân cư quần tụ. Núi non, cây cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên, mang lại cho du khách đến thăm động cảm giác như đang tự mình khám phá một nơi nguyên sơ đầy thú vị.

Động dài 700m, gồm 5 khoang lớn nhỏ khác nhau. Mỗi khoang đều có một vẻ đẹp kì bí riêng. Khoang bên ngoài có hình vòm cung, trên trần động là những khối nhũ đá rủ xuống lấp lánh với đường nét khi thì mềm mại, uyển chuyển như thác nước, lúc mang dáng vẻ sắc nhọn như san hô biển. Từng khối thạch nhũ như những dòng thác đang tuôn chảy với vô số hạt kết tinh sáng lấp lánh. Dưới nền động là những rừng măng đá, nhũ đá muôn hình muôn vẻ với nhiều hình thù kỳ lạ. Toàn cảnh khoang bên ngoài trông như một bức tranh sơn dầu khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Càng vào trong, động càng lộng lẫy bởi hằng hà sa số những đường nét, hình dáng do thạch nhũ, măng đá tạo nên. Tuy đều là những tác phẩm điêu khắc tự nhiên làm từ đá nhưng vẻ đẹp của mỗi khoang động không hề giống nhau, tạo cho người xem sự thú vị và kích thích trí tò mò, đam mê khám phá. Khoang thứ 2 êm đềm với những khung cảnh giả tưởng, cách điệu như cảnh làng quê mộc mạc với sông suối, ao hồ, ruộng bậc thang…; khoang 3 nổi bật với 2 cột trụ đá to lớn mọc sừng sững giữa trung tâm động; khoang 4 nằm ở vị trí cao hơn so với các ngăn khác và phải trườn qua một ngách nhỏ mới có thể vào khám phá khoang 5, là khoang cuối cùng đồng thời cũng hấp dẫn nhất động. Quang cảnh trong khoang giống như một mê cung có ngai vàng, núi hoa cương lấp lánh. Dưới nền là những thảm ruộng bậc thang nối tiếp nhau từ gần đến xa, từ cao xuống thấp, xung quanh là các khối nhũ đá rủ xuống giống hình tượng Phật. Cả 5 khoang động với vẻ quyến rũ luôn tạo ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ cho người thưởng ngoạn. Ðứng dưới động, du khách có cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ, hùng vĩ nhưng không kém phần lãng mạn, thơ mộng.
Sáng Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên, Việt Nam Sáng Nhè, Tủa Chùa, Điện Biên, Việt Nam |
3541 https://www.yong.vn/Content/images/travels/du-lich-cong-dong-ban-men.jpg Du lịch cộng đồng Bản Mển Nằm nép mình giữa bạt ngàn núi đồi và ruộng nương, bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) được biết đến như một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Từ TP. Điện Biên Phủ, theo quốc lộ 12 khoảng 6km về phía bắc, du khách sẽ đến bản Mển.

Nhìn từ xa, bản Mển đẹp như một bức tranh với lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng rộng mênh mông. Nổi bật trên nền xanh của cây cối và bầu trời là những nếp nhà sàn truyền thống của người Thái đen. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi khung cảnh tuyệt đẹp, bản Mển còn có không khí trong lành, mát mẻ và môi trường xanh, sạch và đẹp.

Bản có hơn 110 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu, đều là người dân tộc Thái đen. Đồng bào Thái đen ở đây sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.

Những năm vừa qua, dân bản đã chung tay phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nếp sống văn minh, ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Nhờ đi đúng hướng trong việc phát triển du lịch cộng đồng bền vững nên bản Mển không những đã trở thành điểm du lịch thu hút đông du khách trong và ngoài nước mà còn bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt, thêu thổ cẩm. Nếu như trước đây, phụ nữ trong bản dệt, thêu thổ cẩm chỉ để cho gia đình dùng, thì nay còn phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm thổ cẩm của bản thường là những tấm vải, chiếc khăn piêu hay chiếc túi với dòng chữ thêu “Thổ cẩm bản Mển kỷ niệm” nhằm quảng bá nét văn hóa đặc trưng của bản tới du khách.
bản Men, Thanh Nưa, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam bản Men, Thanh Nưa, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 21.432736, 103.006173
3529 https://www.yong.vn/Content/images/travels/ham-do-cat.jpg Hầm Đờ Cát Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc. Nguyễn Hữu Thọ, Thanh Trường, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, Thanh Trường, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 21.384952, 103.010216
3535 https://www.yong.vn/Content/images/travels/ho-ba-khoang.jpg Hồ Pá Khoang Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nằm kề quốc lộ 279, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc còn giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có... Nếu có dịp đến với Điện Biên, hãy dành chút thời gian ghé thăm hồ Pá Khoang để cùng hòa mình vào thiên nhiên.
Hồ Pa Khoang, Mường Phăng, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam Hồ Pa Khoang, Mường Phăng, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam | 21.433953, 103.115487
Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
279, Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam
Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
3525 https://www.yong.vn/Content/images/travels/khu-di-tich-chien-thang-dien-bien-phu.jpg Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ Khu di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri. 279, Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam 279, Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 21.381030, 103.015290
3528 https://www.yong.vn/Content/images/travels/nghia-trang-liet-sy-doi-a1.jpg Nghĩa trang liệt sỹ Đồi A1 Nghĩa trang liệt sỹ A1, nằm cách điểm di tích lịch sử đồi A1 (thành phố Điện Biên Phủ) vài trăm mét về phía nam, được xây dựng năm 1958.

Nơi đây có 644 ngôi mộ là những cán bộ, chiến sỹ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ hầu hết là các ngôi mộ vô danh, chỉ có 4 ngôi mộ có tên là các anh hùng liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Không gian Nghĩa trang rất yên tĩnh, không khí trong lành, môi trường xanh, sạch, đẹp. Hàng ngày, Nghĩa trang mở cửa từ sáng đến chiều tối để đón du khách từ các tỉnh trong nước và quốc tế viếng thăm.
QL279, Nam Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam QL279, Nam Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 21.381075, 103.017468
1522 https://www.yong.vn/Content/images/travels/nha-may-in-tien-chi-ne.jpg Nhà máy in tiền Chi Nê Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946-1947), nay là xã Cố Nghĩa – Lạc Thủy – Hòa Bình. Nơi đây, những “tờ bạc tài chính cụ Hồ” đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao đã ra đời. đường 12B, Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình, Việt Nam đường 12B, Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình, Việt Nam | 20.488366, 105.780783
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
3530 https://www.yong.vn/Content/images/travels/so-chi-huy-chien-dich-dien-bien-phu.jpg Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Sở chỉ huy gồm:
- Chòi canh gác số 1.
- Hầm thông tin liên lạc.
- Đài quan sát.
- Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
- Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
- Hầm của ban cố vấn Trung Quốc.
- Nhà hội trường.
- Hầm ban chính trị.
- Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Bảo tàng Điện Biên tọa lạc tại Phố 1, P Mường Thanh, Tp Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Vào cuối năm 2003, bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau:
- Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ.
- Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ.
- Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Điện Biên Phủ ngày nay.
Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía đông. |
3532 https://www.yong.vn/Content/images/travels/suoi-nuoc-nong-hua-pe.jpg Suối nước nóng Hua Pe Suối khoáng nóng Hua Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5km về phía Tây Bắc. Tại đây có nguồn nước khoáng lớn với nhiệt độ thường xuyên khoảng 60°C, bên cạnh là hồ nước nhân tạo Pe Luông quanh năm lộng gió, hình thành nên điểm du lịch Điện Biên sinh thái tắm nước khoáng nóng, là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với các dịch vụ như nghỉ dưỡng, chữa bệnh ngày càng thu hút du khách gần xa. Nậm Nen, Thanh Luông, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam Nậm Nen, Thanh Luông, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 21.400750, 102.942570
3531 https://www.yong.vn/Content/images/travels/suoi-nuoc-nong-u-va.jpg Suối nước nóng U Va Khu du lịch U Va thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía Tây Nam. U Va có địa thế núi non trùng điệp, tổng diện tích trên 73.000m2 với dòng suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ trung bình từ 76- 84 độ C.

Suối khoáng nóng có tên là “UVa” được bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống. Trong đó, Ú được dịch là bà; Vá có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Phong cảnh U Va trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Trước năm 2002, toàn bộ khu vực xã Noọng Luống – nơi có dòng suối khoáng nóng U Va chảy qua là một bãi cỏ. Sau khi khảo sát, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng thiên nhiên, đưa lên khu vực trên đồi cao
AH13, Noong Luống, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam AH13, Noong Luống, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam | 21.283756, 102.996354
3534 https://www.yong.vn/Content/images/travels/thanh-ban-phu-va-den-tho-hoang-cong-chat.jpg Thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km. Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành rộng hơn 80 mẫu. Sau lưng là sông Nậm Rốn. Tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai vây quanh, loại tre được mang từ Thái Bình lên. Ngoài có hào sâu rộng 4-5 thước trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng g...

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
Đi khu di tích Thành Bản Phủ, Noọng Hẹt, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam Đi khu di tích Thành Bản Phủ, Noọng Hẹt, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam | 21.316467, 103.006714
3540 https://www.yong.vn/Content/images/travels/thi-xa-muong-lay.jpg Thị xã Mường Lay Mường Lay là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Điện Biên nối với tỉnh Lai Châu, là mảnh đất đã trải qua bao thăng trầm lịch sử. Mường Lay hôm nay dù vẫn còn đâu đó những đau đớn của một thời quá khứ bởi sự tàn phá vô tình của thiên nhiên nhưng đang thay da đổi thịt từng ngày với công cuộc tái định cư Thủy điện Sơn La.

Trong những năm gần đây, Mường Lay đang vươn mình trong xây dựng, phát triển và đã mang dáng dấp của một đô thị ven sông. Mường Lay nằm hai bên bờ sông Đà được nối liền bởi những cây cầu dài, dưới là lòng hồ thủy điện rộng lớn đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Trong tương lai, Mường Lay xứng đáng trở thành trung tâm du lịch phía Bắc của tỉnh Điện Biên, là điểm dừng chân lý tưởng của hành trình Du lịch vòng cung Tây Bắc đối với mọi bạn.

Từ khi công trình thuỷ điện Sơn La được hoàn thành, mực nước lòng hồ dâng cao khoảng 213m, diện tích rộng chừng 100ha đã tạo ra cho Mường Lay một cảnh quan du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn, trên là núi dưới là hồ được ví như một Hạ Long trên cạn.

Với khí hậu mát mẻ và trong lành của núi rừng Tây Bắc, Mường Lay chính là nơi giao thoa của đất trời và sông núi, của quá khứ và hiện tại. Dòng sông Đà hung dữ năm xưa giờ đây trở nên hiền hòa, phẳng lặng và xanh mênh mông tạo cho người thưởng ngoạn cảm giác thật thoải mái, nhẹ nhàng và tưởng như đang giao hòa với thiên nhiên, đất trời, non nước.

Đến với Mường Lay, không nên bỏ lỡ cơ hội du ngoạn bằng thuyền trên lòng hồ, để được đắm mình với thiên nhiên mênh mông sông nước, trùng điệp núi rừng, được nghe những câu chuyện đậm sắc màu huyền sử kể về dòng Đà giang hung dữ xưa kia. Trên đường đi vãn cảnh lòng hồ, bạn có thể ghé qua đất Lai Châu để thăm và tìm hiểu về dinh thự Đèo Văn Long, thăm mô hình nuôi cá lồng của người dân bản địa. Đặc biệt nơi đây cũng luôn hấp dẫn đối với những bạn thích khám phá và ưa mạo hiểm với các hoạt động như câu cá trên sông Đà, leo núi khám phá Hang bản Bắc hay đi bộ xuyên rừng tới thăm các bản làng xa xa nằm ẩn mình bên vách núi.

Mường Lay không chỉ hấp dẫn bạn bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà còn lôi cuốn lòng người bởi nét văn hóa đa dạng và độc đáo của 9 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây đều mang bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa hết sức phong phú, đa dạng với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc trưng. Mảng văn hóa tiêu biểu nhất ở Mường Lay chính là văn hóa của dân tộc Thái trắng. Mường Lay được xem là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên, là một trong những cái nôi của điệu múa nón, múa chai, múa quạt duyên dáng đã đi vào tiềm thức con người và thơ ca.

Để hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa và cuộc sống của người dân nơi đây, bạn có thể thăm quan các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc ở phường Na Lay, sản xuất và chế biến đồ gỗ ở phường Sông Đà hay nghề đan lát đồ gia dụng ở xã Lay Nưa. Tối đến, dừng chân trong những nếp nhà sàn truyền thống, bạn có thể thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn như măng đắng, nộm hoa ban, gỏi cá, lạp, pa pỉnh tộp, đặc biệt không thể không kể đến món cá lăng, cá chiên và tôm sông Đà nổi tiếng khắp vùng. Hòa trong hương rượu ngô thơm ngọt, men say ngây ngất, bạn và người dân bản địa cùng theo vòng quay của điệu xòe, thả hồn theo giọng hát ngọt ngào của những cô gái Thái. bạn cũng có thể cùng sống, sinh hoạt trong các gia đình để tìm hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây và trải nghiệm cảm giác được một lần là “người dân tộc Thái”.
Thị Xã Mường Lay, Điện Biên, Việt Nam Thị Xã Mường Lay, Điện Biên, Việt Nam | 22.049873, 103.163499
3526 https://www.yong.vn/Content/images/travels/tuong-dai-chien-thang-dien-bien.jpg Tượng đài chiến thắng Điện Biên Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Do nhà điêu khắc Nguyễn Hải – người từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh thiết kế trên cơ sở tượng Điện Biên Phủ của ông trong thập niên 60 (1960 – 1965).

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng việc thực hiện một kế hoạch khảo sát, Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng) đã đề xuất chọn địa điểm đồi D1. Nằm ở vị trí trung tâm khu di tích, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh, đây là địa điểm mà cả khu vực thị xã đều nhìn thấy...

Ngày 23 tháng 2 năm 2004 tượng đài “Chiến thắng Điện Biên” được chia thành 12 phần đã được 11 chiếc xe rơmooc siêu nặng vận chuyển từ Nam Định đưa về thành phố Điện Biên.
Đồi D1, QL279, Tân Thanh, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam Đồi D1, QL279, Tân Thanh, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 21.392204, 103.018810
3536 https://www.yong.vn/Content/images/travels/vuon-anh-dao-muong-phang.jpg Vườn Anh Đào Mường Phăng Nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến Điện Biên, đã biết tới Mường Phăng là Chỉ huy sở của quân đội Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Thế nhưng có mấy người biết được rằng, trên một hòn đảo giữa lòng hồ Pá Khoang, xã Mường Phăng ấy, có một vườn hoa Anh Đào giờ này đang nở rộ, đánh dấu cho tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam- Nhật Bản.

Cây Anh đào xuất hiện tại Điện Biên cũng là một điều khá thú vị. Ông Trần Lệ, 66 tuổi là Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ nông lâm Mường Phăng, ông chủ của “Đảo hoa” này kể lại: Trước đây, ông có quen một người Nhật Bản trong quan hệ kinh tế về chế biến, xuất khẩu nông sản. Do biết ông là một người nghiên cứu sinh học nên bên đối tác đã đưa cho 10 hạt giống cây Anh Đào để ươm tại Việt Nam. Mặc dù có nhiều cơ sở ở một số tỉnh thành trong cả nước, song ông vẫn quyết định đưa lên Mường Phăng để trồng thử vì điều kiện thổ nhưỡng vùng đất này khá phù hợp, hơn nữa vì đây là mảnh đất lịch sử nên có nhiều ý nghĩa. Với 10 hạt giống, từ năm 2006 ông đã ươm được 9 cây, trong đó bên phía bạn xin lại 5 cây. 4 cây còn lại trồng trên “Đảo hoa”, sau 3 năm đã bắt đầu ra hoa và kết quả.

Tuy nhiên do trồng từ hạt, nên giống hoa đã bị phân ly, không còn giữ được màu nguyên thủy. Từ số cây giống này, ông nhân tiếp thêm 500 cây nữa đang trồng tại vườn, trong đó 40 cây của đợt đầu tiên nay đã trổ hoa. Với 5ha đất được giao, ông Trần Lệ dự kiến sẽ “phủ” toàn bộ cả một “đảo hoa Anh Đào” giữa lòng hồ Pá Khoang. Ngoài ra, ông Lệ còn trao cho Sở Nông nghiệp tỉnh Điện Biên gần 600 cây giống để nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh. Không chỉ trồng và nhân giống hoa Anh Đào, Công ty cổ phần Công nghệ nông lâm Mường Phăng hiện đang trồng và nghiên cứu trên 40 loài hoa khác, trong đó đã cho ra đời giống hoa Ly màu đỏ tươi mà chưa nơi nào trên thế giới có được, dự định sẽ đặt tên là Ly Mường Phăng.
Vườn Anh Đào Mường Phăng, Hồ Pa Khoang, Mường Phăng, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam Vườn Anh Đào Mường Phăng, Hồ Pa Khoang, Mường Phăng, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam |
0 20
  Xem thông tin A Pa Chải - Cực Tây của Tổ Quốc
Trong bốn cực của lãnh thổ Việt Nam, cực Tây A Pa Chải nằm trên đỉnh Khoang La San, cách bản Tá Miếu, bản cuối cùng về phía tây của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 6 km đường rừng, Điện Biên được xem là điểm khó chinh phục nhất. Cột mốc biên giới được xây bằng đá hoa cương có ba mặt quay về ba hướng, mỗi mặt có khắc tên nước bằng tiếng quốc ngữ riêng và quốc huy ba quốc gia Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Để đến được vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc từ Hà Nội các bạn có thể bắt xe khách Điện Biên (gửi kèm xe máy) lên tới Tp Điện Biên Phủ rồi đi tiếp vào Trung tâm huyện Mường Nhé. Từ đây vào đến Sín Thầu còn khoảng 70km. Cuối cùng, từ đồn biên phòng Apachai các bạn cần đi bộ khoảng 10km nữa mới đến được nơi.

# Xem thêm bài viết Kinh nghiệm chinh phục cực tây Apachai tại đây
Địa chỉ A Pa Chải - Cực Tây của Tổ Quốc:
  Xem thông tin Cánh đồng Mường Thanh
Từ lâu, câu truyền khẩu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân Tây Bắc với ngụ ý xếp hạng các cánh đồng. So với cánh đồng Mường Lò, Yên Bái; cánh đồng Mường Than, Lai Châu, cánh đồng Mường Tấc, Sơn La, cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên được đánh giá là rộng lớn nhất. Nằm trên độ cao hơn 400 m so với mặt nước biển, cánh đồng Mường Thanh trải dài hơn 20 km với chiều rộng trung bình 6 km.

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một “cái kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa. Từ cuối tháng 9, lúa mùa khu vực lòng chảo Mường Thanh bắt đầu chín rộ, khiến du khách ghé thăm ngỡ như đi giữa mùa vàng. Một cảm giác thân thuộc của cánh đồng quê Bắc Bộ trải dài ngút mắt, nhưng vẻ đẹp kiêu hùng của cánh đồng lúa bốn bề núi bọc cũng chẳng hề xen lẫn.

Không chỉ nổi tiếng về diện tích mênh mông, với điều kiện thâm canh thuận lợi, cánh đồng Mường Thanh còn mang đến cho đời những hạt ngọc thơm ngon đặc biệt với thương hiệu gạo Điện Biên nổi tiếng. Hạt gạo nhỏ, có hương thơm tự nhiên, khi nấu cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà. Hạt gạo từ cánh đồng Mường Thanh đã mang đến vẻ đẹp trù phú cho vùng đất Điện Biên vốn vang danh với những chiến công hiển hách.

Nói đến cánh đồng “Nhất Thanh” không thể không nhắc đến dòng sông Nậm Rốm đầy ắp phù sa, bồi đắp ngày ngày. Từ góc độ nào, sông Nậm Rốm cũng hiện ra như một nét vẽ xanh biếc giữa bức tranh lúa đồng rộng lớn. Hai bên bờ cây cối xanh mướt, điểm tô những chùm hoa chuối sắc đỏ lung linh, nghiêng mình soi bóng. Bắc qua sông Nậm Rốm là cầu Mường Thanh yên bình và thơ mộng. Hiện cầu chỉ dành cho xe đạp, xe máy và người đi bộ, nhiều người đến đây để tìm về quá khứ oanh liệt một thời
Địa chỉ Cánh đồng Mường Thanh:
  Xem thông tin Cầu Hang Tôm
Cầu Hang Tôm cũ trước đây từng nổi tiếng là cầu dây văng đẹp nhất Tây Bắc, nối liền Mường Lay (Điện Biên) và Phong Thổ, Sìn Hồ của Lai Châu. Sở dĩ cầu có tên Hang Tôm là do khúc sông này xưa kia có quá nhiều tôm. Cách cầu chừng 50m có một “mó” nước rất mát, tôm từ sông Đà lũ lượt lên đó đẻ trứng, cả một khúc sông dày đặc tôm là tôm. Ngày ngày bà con thay nhau lên đó bắt về ăn. Nhưng người dân quanh khu vực này có tục lệ bất thành văn, mỗi nhà chỉ được bắt chừng một tiếng đồng hồ rồi nhà khác tiếp tục.

Cuối những năm 1960, cầu Hang Tôm bắt đầu được tiến hành xây dựng. Ngày đó, chuyên gia và công nhân Trung Quốc cũng qua giúp ta làm cầu. Tuy nhiên, đến năm 1968, Trung Quốc xảy ra cách mạng văn hóa, chuyên gia và công nhân của họ rút hết về nước. Rất may khi đó hạng mục được coi là khó nhất là cáp treo đã được kéo xong, chỉ còn lại các công đoạn hoàn thiện.

Nhưng cũng phải mãi đến năm 1973, cầu Hang Tôm mới được khánh thành. Ngày đó thật sự là ngày hội lớn của hàng vạn đồng bào Tây Bắc. Hàng ngàn người từ khắp nơi cơm đùm, cơm nắm, đi bộ vài ngày đường đổ về để tận mắt được nhìn, được một lần đi qua cây cầu mơ ước.

Hang Tôm như một điểm nhấn cho vùng Tây Bắc. Cũng bởi vẻ đẹp hoành tráng và hoang sơ của cầu Hang Tôm nên những năm sau này, dân du lịch,Tây cũng như ta, đã đổ về đây, nhất là từ khi xuất hiện phong trào du lịch bụi.

Tháng 11/2012 thủy điện Sơn La tích nước, toàn bộ Thị xã Mường Lay cũ trong đó bao gồm cả cây cầu Hang Tôm đã chìm sâu dưới lòng hồ Sông Đà, chấm dứt 40 năm hoạt động của cây cầu lịch sử. Ngay gần vị trí cầu Hang Tôm cũ, một cây cầu mới được dựng lên để thay thế nhiệm vụ, cao hơn cây cầu cũ 70m.
Địa chỉ Cầu Hang Tôm:
  Xem thông tin Chùa Tiên
Chùa Tiên – Mẫu Đầm Đa (hay còn được người dân gọi là Chùa Tiên – Đầm Đa) là một ngôi chùa thuộc địa phận xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Chùa được Bộ văn hóa – Thông tin Việt Nam cấp bằng di tích lịch sử văn hóa tháng 9 năm 1989. Khu Du lịch Chùa Tiên – Đầm Đa là một quần thể du lịch bao gồm nhiều hang động, đền chùa tuyệt đẹp, nằm bên kia sườn dãy núi Hương Sơn Chùa Hương. Ngoài ra quần thể danh thắng Chùa Tiên là di chỉ khảo cổ học cấp quốc gia.

Lễ hội chính của chùa Tiên được tổ chức vào 3 ngày: 4 – 6 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng Tư âm lịch. Mỗi năm lễ hội lại được tổ chức quy mô hơn, đông vui hơn, du khách bốn phương tìm về nhiều hơn. Gọi là lễ hội Chùa Tiên, nhưng đây là lễ hội chung cho cả khu di tích mà địa điểm chính được đặt ở Chùa Tiên.

Đến với lễ hội Chùa Tiên, du khách sẽ được thưởng thức một di sản văn hoá vừa vật thể, vừa phi vật thể. Những chiếc kiệu như từ truyền thuyết đi ra, như từ dã sử xuất hiện, vừa lạ vừa quen, vừa cổ xưa, vừa mới mẻ, vừa bình dị vừa thiêng liêng. Những chiếc kiệu Thành hoàng làng là trung tâm của đám rước, được khiêng trên đôi vai của các nam thanh nữ tú dân tộc Mường. Chiếc kiệu được rước trên những đôi vai của niềm tin, của lòng thành kính và của những ước mong. Kiệu Thành hoàng có thể đi, có thể chạy, có thể bay khi có niềm tin và niền tin vào sự linh thiêng được tăng lên.

Cùng với đám rước, là những nghi thức tế lễ: có dâng rượu dâng hương, có đọc sắc phong của triều vua xưa phong cho các vị Thành hoàng trong khu di tích, có dâng chúc văn cầu mong thần linh ban tặng mưa thuận gió hoà, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh vượng… Đó là những nghi thức đã trở thành truyền thống để tôn vinh các vị thần Thành hoàng làng – những người đã vì nước vì dân được tôn thờ.
Địa chỉ Chùa Tiên:
  Xem thông tin Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin hay Dốc Pha Đin là đèo núi có độ dài 32 km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Điểm khởi đầu của đèo cách thị xã Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách thành phố Điện Biên khoảng 84 km. Đây cũng là một trong Tứ đại đỉnh đèo được dân Phượt tôn vinh, 3 đèo còn lại là Mã Pì Lèng, Ô Quý Hồ và Khau Phạ.

Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Người Lai Châu cũ (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.
Địa chỉ Đèo Pha Đin:
  Xem thông tin Đồi A1
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.

Hiện nay, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tương hoa.

Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.
Địa chỉ Đồi A1:
  Xem thông tin Động Xá Nhè
Xá Nhè là xã nằm ở phía Nam của huyện Tủa Chùa, được nhiều người biết đến với chợ phiên Xá Nhè, rượu Mông Pê, đặc biệt còn có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, tiêu biểu là thắng cảnh hang động Xá Nhè. Động Xá Nhè được người dân tộc Mông địa phương gọi là Khó Xo (nghĩa là hang thuốc nổ vì trước đây ở trong hang có nhiều dơi, người dân địa phương thường lấy phân dơi để làm thuốc nổ).

Động Xá Nhè nằm dưới chân một vách nui cao dựng đứng, cách trung tâm xã Sáng Nhè khoảng 1km. Động Xá Nhè nằm trong khung cảnh thiên nhiên hết sức đẹp và hùng vĩ. Màu xám thâm trầm của những khối núi đá hòa vào màu xanh của rừng, màu vàng của lúa nương những ngày vào vụ. Mặc dù động khá gần trung tâm xã Sáng Nhè song quanh động không có nhiều dân cư quần tụ. Núi non, cây cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên, mang lại cho du khách đến thăm động cảm giác như đang tự mình khám phá một nơi nguyên sơ đầy thú vị.

Động dài 700m, gồm 5 khoang lớn nhỏ khác nhau. Mỗi khoang đều có một vẻ đẹp kì bí riêng. Khoang bên ngoài có hình vòm cung, trên trần động là những khối nhũ đá rủ xuống lấp lánh với đường nét khi thì mềm mại, uyển chuyển như thác nước, lúc mang dáng vẻ sắc nhọn như san hô biển. Từng khối thạch nhũ như những dòng thác đang tuôn chảy với vô số hạt kết tinh sáng lấp lánh. Dưới nền động là những rừng măng đá, nhũ đá muôn hình muôn vẻ với nhiều hình thù kỳ lạ. Toàn cảnh khoang bên ngoài trông như một bức tranh sơn dầu khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Càng vào trong, động càng lộng lẫy bởi hằng hà sa số những đường nét, hình dáng do thạch nhũ, măng đá tạo nên. Tuy đều là những tác phẩm điêu khắc tự nhiên làm từ đá nhưng vẻ đẹp của mỗi khoang động không hề giống nhau, tạo cho người xem sự thú vị và kích thích trí tò mò, đam mê khám phá. Khoang thứ 2 êm đềm với những khung cảnh giả tưởng, cách điệu như cảnh làng quê mộc mạc với sông suối, ao hồ, ruộng bậc thang…; khoang 3 nổi bật với 2 cột trụ đá to lớn mọc sừng sững giữa trung tâm động; khoang 4 nằm ở vị trí cao hơn so với các ngăn khác và phải trườn qua một ngách nhỏ mới có thể vào khám phá khoang 5, là khoang cuối cùng đồng thời cũng hấp dẫn nhất động. Quang cảnh trong khoang giống như một mê cung có ngai vàng, núi hoa cương lấp lánh. Dưới nền là những thảm ruộng bậc thang nối tiếp nhau từ gần đến xa, từ cao xuống thấp, xung quanh là các khối nhũ đá rủ xuống giống hình tượng Phật. Cả 5 khoang động với vẻ quyến rũ luôn tạo ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ cho người thưởng ngoạn. Ðứng dưới động, du khách có cảm giác như đang đứng giữa một toà lâu đài cổ kính, có lối kiến trúc đồ sộ, hùng vĩ nhưng không kém phần lãng mạn, thơ mộng.
Địa chỉ Động Xá Nhè:
  Xem thông tin Du lịch cộng đồng Bản Mển
Nằm nép mình giữa bạt ngàn núi đồi và ruộng nương, bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) được biết đến như một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế. Từ TP. Điện Biên Phủ, theo quốc lộ 12 khoảng 6km về phía bắc, du khách sẽ đến bản Mển.

Nhìn từ xa, bản Mển đẹp như một bức tranh với lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng rộng mênh mông. Nổi bật trên nền xanh của cây cối và bầu trời là những nếp nhà sàn truyền thống của người Thái đen. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi khung cảnh tuyệt đẹp, bản Mển còn có không khí trong lành, mát mẻ và môi trường xanh, sạch và đẹp.

Bản có hơn 110 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu, đều là người dân tộc Thái đen. Đồng bào Thái đen ở đây sống bằng nghề trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và dệt, thêu thổ cẩm truyền thống.

Những năm vừa qua, dân bản đã chung tay phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nếp sống văn minh, ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Nhờ đi đúng hướng trong việc phát triển du lịch cộng đồng bền vững nên bản Mển không những đã trở thành điểm du lịch thu hút đông du khách trong và ngoài nước mà còn bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt, thêu thổ cẩm. Nếu như trước đây, phụ nữ trong bản dệt, thêu thổ cẩm chỉ để cho gia đình dùng, thì nay còn phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm thổ cẩm của bản thường là những tấm vải, chiếc khăn piêu hay chiếc túi với dòng chữ thêu “Thổ cẩm bản Mển kỷ niệm” nhằm quảng bá nét văn hóa đặc trưng của bản tới du khách.
Địa chỉ Du lịch cộng đồng Bản Mển:
  Xem thông tin Hầm Đờ Cát
Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.
Địa chỉ Hầm Đờ Cát:
  Xem thông tin Hồ Pá Khoang
Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nằm kề quốc lộ 279, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.

Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc còn giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có... Nếu có dịp đến với Điện Biên, hãy dành chút thời gian ghé thăm hồ Pá Khoang để cùng hòa mình vào thiên nhiên.
Địa chỉ Hồ Pá Khoang:

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
  Xem thông tin Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
Khu di tích chiến trường Ðiện Biên Phủ là một quần thể các di tích lịch sử ghi lại chiến công của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược. Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.
Địa chỉ Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ:
  Xem thông tin Nghĩa trang liệt sỹ Đồi A1
Nghĩa trang liệt sỹ A1, nằm cách điểm di tích lịch sử đồi A1 (thành phố Điện Biên Phủ) vài trăm mét về phía nam, được xây dựng năm 1958.

Nơi đây có 644 ngôi mộ là những cán bộ, chiến sỹ quân đội đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ hầu hết là các ngôi mộ vô danh, chỉ có 4 ngôi mộ có tên là các anh hùng liệt sỹ: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Không gian Nghĩa trang rất yên tĩnh, không khí trong lành, môi trường xanh, sạch, đẹp. Hàng ngày, Nghĩa trang mở cửa từ sáng đến chiều tối để đón du khách từ các tỉnh trong nước và quốc tế viếng thăm.
Địa chỉ Nghĩa trang liệt sỹ Đồi A1:
  Xem thông tin Nhà máy in tiền Chi Nê
Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam nằm ở đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946-1947), nay là xã Cố Nghĩa – Lạc Thủy – Hòa Bình. Nơi đây, những “tờ bạc tài chính cụ Hồ” đầu tiên mang sứ mệnh lịch sử lớn lao đã ra đời.
Địa chỉ Nhà máy in tiền Chi Nê:

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
  Xem thông tin Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía đông. Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái… Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Sở chỉ huy gồm:
- Chòi canh gác số 1.
- Hầm thông tin liên lạc.
- Đài quan sát.
- Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
- Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái.
- Hầm của ban cố vấn Trung Quốc.
- Nhà hội trường.
- Hầm ban chính trị.
- Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Bảo tàng Điện Biên tọa lạc tại Phố 1, P Mường Thanh, Tp Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Vào cuối năm 2003, bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau:
- Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ.
- Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ.
- Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Điện Biên Phủ ngày nay.
Địa chỉ Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ:
  Xem thông tin Suối nước nóng Hua Pe
Suối khoáng nóng Hua Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5km về phía Tây Bắc. Tại đây có nguồn nước khoáng lớn với nhiệt độ thường xuyên khoảng 60°C, bên cạnh là hồ nước nhân tạo Pe Luông quanh năm lộng gió, hình thành nên điểm du lịch Điện Biên sinh thái tắm nước khoáng nóng, là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với các dịch vụ như nghỉ dưỡng, chữa bệnh ngày càng thu hút du khách gần xa.
Địa chỉ Suối nước nóng Hua Pe:
  Xem thông tin Suối nước nóng U Va
Khu du lịch U Va thuộc xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía Tây Nam. U Va có địa thế núi non trùng điệp, tổng diện tích trên 73.000m2 với dòng suối khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ trung bình từ 76- 84 độ C.

Suối khoáng nóng có tên là “UVa” được bắt nguồn từ phiên âm chữ “Ú Vá” của người dân địa phương xã Noọng Luống. Trong đó, Ú được dịch là bà; Vá có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết, suối khoáng nóng này chính là một bà tiên nằm trên một cái nôi đẹp. Phong cảnh U Va trên là đồi núi, dưới là sông, suối, hồ. Trước năm 2002, toàn bộ khu vực xã Noọng Luống – nơi có dòng suối khoáng nóng U Va chảy qua là một bãi cỏ. Sau khi khảo sát, tỉnh Điện Biên đã tận dụng nguồn suối nước khoáng thiên nhiên, đưa lên khu vực trên đồi cao
Địa chỉ Suối nước nóng U Va:

Thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất

Thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất
  Xem thông tin Thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất
Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km. Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành rộng hơn 80 mẫu. Sau lưng là sông Nậm Rốn. Tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai vây quanh, loại tre được mang từ Thái Bình lên. Ngoài có hào sâu rộng 4-5 thước trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng g...

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
Địa chỉ Thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất:
  Xem thông tin Thị xã Mường Lay
Mường Lay là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Điện Biên nối với tỉnh Lai Châu, là mảnh đất đã trải qua bao thăng trầm lịch sử. Mường Lay hôm nay dù vẫn còn đâu đó những đau đớn của một thời quá khứ bởi sự tàn phá vô tình của thiên nhiên nhưng đang thay da đổi thịt từng ngày với công cuộc tái định cư Thủy điện Sơn La.

Trong những năm gần đây, Mường Lay đang vươn mình trong xây dựng, phát triển và đã mang dáng dấp của một đô thị ven sông. Mường Lay nằm hai bên bờ sông Đà được nối liền bởi những cây cầu dài, dưới là lòng hồ thủy điện rộng lớn đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Trong tương lai, Mường Lay xứng đáng trở thành trung tâm du lịch phía Bắc của tỉnh Điện Biên, là điểm dừng chân lý tưởng của hành trình Du lịch vòng cung Tây Bắc đối với mọi bạn.

Từ khi công trình thuỷ điện Sơn La được hoàn thành, mực nước lòng hồ dâng cao khoảng 213m, diện tích rộng chừng 100ha đã tạo ra cho Mường Lay một cảnh quan du lịch sinh thái cực kỳ hấp dẫn, trên là núi dưới là hồ được ví như một Hạ Long trên cạn.

Với khí hậu mát mẻ và trong lành của núi rừng Tây Bắc, Mường Lay chính là nơi giao thoa của đất trời và sông núi, của quá khứ và hiện tại. Dòng sông Đà hung dữ năm xưa giờ đây trở nên hiền hòa, phẳng lặng và xanh mênh mông tạo cho người thưởng ngoạn cảm giác thật thoải mái, nhẹ nhàng và tưởng như đang giao hòa với thiên nhiên, đất trời, non nước.

Đến với Mường Lay, không nên bỏ lỡ cơ hội du ngoạn bằng thuyền trên lòng hồ, để được đắm mình với thiên nhiên mênh mông sông nước, trùng điệp núi rừng, được nghe những câu chuyện đậm sắc màu huyền sử kể về dòng Đà giang hung dữ xưa kia. Trên đường đi vãn cảnh lòng hồ, bạn có thể ghé qua đất Lai Châu để thăm và tìm hiểu về dinh thự Đèo Văn Long, thăm mô hình nuôi cá lồng của người dân bản địa. Đặc biệt nơi đây cũng luôn hấp dẫn đối với những bạn thích khám phá và ưa mạo hiểm với các hoạt động như câu cá trên sông Đà, leo núi khám phá Hang bản Bắc hay đi bộ xuyên rừng tới thăm các bản làng xa xa nằm ẩn mình bên vách núi.

Mường Lay không chỉ hấp dẫn bạn bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà còn lôi cuốn lòng người bởi nét văn hóa đa dạng và độc đáo của 9 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây đều mang bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một bức tranh văn hóa hết sức phong phú, đa dạng với những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc trưng. Mảng văn hóa tiêu biểu nhất ở Mường Lay chính là văn hóa của dân tộc Thái trắng. Mường Lay được xem là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên, là một trong những cái nôi của điệu múa nón, múa chai, múa quạt duyên dáng đã đi vào tiềm thức con người và thơ ca.

Để hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa và cuộc sống của người dân nơi đây, bạn có thể thăm quan các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc ở phường Na Lay, sản xuất và chế biến đồ gỗ ở phường Sông Đà hay nghề đan lát đồ gia dụng ở xã Lay Nưa. Tối đến, dừng chân trong những nếp nhà sàn truyền thống, bạn có thể thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn như măng đắng, nộm hoa ban, gỏi cá, lạp, pa pỉnh tộp, đặc biệt không thể không kể đến món cá lăng, cá chiên và tôm sông Đà nổi tiếng khắp vùng. Hòa trong hương rượu ngô thơm ngọt, men say ngây ngất, bạn và người dân bản địa cùng theo vòng quay của điệu xòe, thả hồn theo giọng hát ngọt ngào của những cô gái Thái. bạn cũng có thể cùng sống, sinh hoạt trong các gia đình để tìm hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây và trải nghiệm cảm giác được một lần là “người dân tộc Thái”.
Địa chỉ Thị xã Mường Lay:

Tượng đài chiến thắng Điện Biên

Tượng đài chiến thắng Điện Biên
  Xem thông tin Tượng đài chiến thắng Điện Biên
Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Do nhà điêu khắc Nguyễn Hải – người từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh thiết kế trên cơ sở tượng Điện Biên Phủ của ông trong thập niên 60 (1960 – 1965).

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng việc thực hiện một kế hoạch khảo sát, Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng) đã đề xuất chọn địa điểm đồi D1. Nằm ở vị trí trung tâm khu di tích, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh, đây là địa điểm mà cả khu vực thị xã đều nhìn thấy...

Ngày 23 tháng 2 năm 2004 tượng đài “Chiến thắng Điện Biên” được chia thành 12 phần đã được 11 chiếc xe rơmooc siêu nặng vận chuyển từ Nam Định đưa về thành phố Điện Biên.
Địa chỉ Tượng đài chiến thắng Điện Biên:
  Xem thông tin Vườn Anh Đào Mường Phăng
Nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đặt chân đến Điện Biên, đã biết tới Mường Phăng là Chỉ huy sở của quân đội Việt Nam trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Thế nhưng có mấy người biết được rằng, trên một hòn đảo giữa lòng hồ Pá Khoang, xã Mường Phăng ấy, có một vườn hoa Anh Đào giờ này đang nở rộ, đánh dấu cho tình hữu nghị giữa 2 dân tộc Việt Nam- Nhật Bản.

Cây Anh đào xuất hiện tại Điện Biên cũng là một điều khá thú vị. Ông Trần Lệ, 66 tuổi là Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ nông lâm Mường Phăng, ông chủ của “Đảo hoa” này kể lại: Trước đây, ông có quen một người Nhật Bản trong quan hệ kinh tế về chế biến, xuất khẩu nông sản. Do biết ông là một người nghiên cứu sinh học nên bên đối tác đã đưa cho 10 hạt giống cây Anh Đào để ươm tại Việt Nam. Mặc dù có nhiều cơ sở ở một số tỉnh thành trong cả nước, song ông vẫn quyết định đưa lên Mường Phăng để trồng thử vì điều kiện thổ nhưỡng vùng đất này khá phù hợp, hơn nữa vì đây là mảnh đất lịch sử nên có nhiều ý nghĩa. Với 10 hạt giống, từ năm 2006 ông đã ươm được 9 cây, trong đó bên phía bạn xin lại 5 cây. 4 cây còn lại trồng trên “Đảo hoa”, sau 3 năm đã bắt đầu ra hoa và kết quả.

Tuy nhiên do trồng từ hạt, nên giống hoa đã bị phân ly, không còn giữ được màu nguyên thủy. Từ số cây giống này, ông nhân tiếp thêm 500 cây nữa đang trồng tại vườn, trong đó 40 cây của đợt đầu tiên nay đã trổ hoa. Với 5ha đất được giao, ông Trần Lệ dự kiến sẽ “phủ” toàn bộ cả một “đảo hoa Anh Đào” giữa lòng hồ Pá Khoang. Ngoài ra, ông Lệ còn trao cho Sở Nông nghiệp tỉnh Điện Biên gần 600 cây giống để nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh. Không chỉ trồng và nhân giống hoa Anh Đào, Công ty cổ phần Công nghệ nông lâm Mường Phăng hiện đang trồng và nghiên cứu trên 40 loài hoa khác, trong đó đã cho ra đời giống hoa Ly màu đỏ tươi mà chưa nơi nào trên thế giới có được, dự định sẽ đặt tên là Ly Mường Phăng.
Địa chỉ Vườn Anh Đào Mường Phăng:
22.400713, 102.143927 | A Pa Chải - Cực Tây của Tổ Quốc | A Pa Chải- Cột mốc Không Số, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3537 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/a-pa-chai-cuc-tay-to-quoc.jpg | 0
22.080278, 103.174304 | Cầu Hang Tôm | Cầu Hang Tôm, Lê Lợi, Thị Xã Mường Lay, Lai Châu, Việt Nam | 20 | 3539 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/cau-hang-tom.jpg | 0
20.563477, 105.747035 | Chùa Tiên | Phú Lão, Lạc Thủy, Hòa Bình, Việt Nam | 20 | 1521 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/chua-tien.jpg | 0
21.566904, 103.527786 | Đèo Pha Đin | Đèo Pha Đin, Điện Biên, Sơn La, Việt Nam | 20 | 3538 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/deo-pha-din.jpg | 0
21.382993, 103.017597 | Đồi A1 | Hoàng Văn Thái, Đồi A1, Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3527 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/doi-a1.jpg | 0
21.432736, 103.006173 | Du lịch cộng đồng Bản Mển | bản Men, Thanh Nưa, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3541 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/du-lich-cong-dong-ban-men.jpg | 0
21.384952, 103.010216 | Hầm Đờ Cát | Nguyễn Hữu Thọ, Thanh Trường, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3529 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/ham-do-cat.jpg | 0
21.433953, 103.115487 | Hồ Pá Khoang | Hồ Pa Khoang, Mường Phăng, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3535 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/ho-ba-khoang.jpg | 0
21.381030, 103.015290 | Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ | 279, Mường Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3525 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/khu-di-tich-chien-thang-dien-bien-phu.jpg | 1
21.381075, 103.017468 | Nghĩa trang liệt sỹ Đồi A1 | QL279, Nam Thanh, Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3528 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/nghia-trang-liet-sy-doi-a1.jpg | 0
20.488366, 105.780783 | Nhà máy in tiền Chi Nê | đường 12B, Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình, Việt Nam | 20 | 1522 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/nha-may-in-tien-chi-ne.jpg | 0
21.400750, 102.942570 | Suối nước nóng Hua Pe | Nậm Nen, Thanh Luông, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3532 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/suoi-nuoc-nong-hua-pe.jpg | 0
21.283756, 102.996354 | Suối nước nóng U Va | AH13, Noong Luống, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3531 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/suoi-nuoc-nong-u-va.jpg | 0
21.316467, 103.006714 | Thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất | Đi khu di tích Thành Bản Phủ, Noọng Hẹt, h. Điện Biên, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3534 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/thanh-ban-phu-va-den-tho-hoang-cong-chat.jpg | 0
22.049873, 103.163499 | Thị xã Mường Lay | Thị Xã Mường Lay, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3540 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/thi-xa-muong-lay.jpg | 0
21.392204, 103.018810 | Tượng đài chiến thắng Điện Biên | Đồi D1, QL279, Tân Thanh, tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên, Việt Nam | 20 | 3526 | https://www.yong.vn/Content/images/travels_grid/tuong-dai-chien-thang-dien-bien.jpg | 0

9. Bản đồ du lịch Điện Biên

Điểm Du Lịch
Quán ăn
Quán Cafe
L
Địa điểm của bạn
Kinh nghiệm du lịch phượt Điện Biên