Đặc sản Điện Biên, ăn gì ở Điện Biên

Bánh dày Điện Biên
Bánh dày - đặc sản Điện Biên là một loại bánh không thể thiếu trong trong ngày tết của người Mông. Món quà thiên nhiên ban tặng, tượng trưng cho trái đất tròn, môi trường sinh thái trong lành. Thưởng thức hương vị thơm ngon, thuần khiết của bánh dày nhưng ít ai nghĩ rằng bánh dày của người Mông làm rất công phu.

Bánh dày làm công phu nhưng để được rất lâu nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Người Mông có thể mang bánh dày nướng trên bếp than hồng, hay chấm với mật ong…hoặc ăn cùng với chả, giò khi bánh còn mềm, ngon mang vị khó quên.
Bánh dày - đặc sản Điện Biên là một loại bánh không thể thiếu trong trong ngày tết của người Mông. Món quà thiên nhiên ban tặng, tượng trưng cho trái đất tròn, môi trường sinh thái trong lành. Thưởng thức hương vị thơm ngon, thuần khiết của bánh dày nhưng ít ai nghĩ rằng bánh dày của người Mông làm rất công phu.

Bánh dày làm công phu nhưng để được rất lâu nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Người Mông có thể mang bánh dày nướng trên bếp than hồng, hay chấm với mật ong…hoặc ăn cùng với chả, giò khi bánh còn mềm, ngon mang vị khó quên.

Các địa điểm ăn món Bánh dày Điện Biên

Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên
Có một món ăn dân dã của Tây Bắc mà ai đã thưởng thức một lần sẽ không thể nào quên được hương vị của nó đó chính là món bắp cải cuốn với nhót xanh, rau mùi chấm chẳm chéo.Món bắp cải cuốn nhót xanh chấm chẳm chéo có sự kết hợp giữa vị chua và vị cay nồng nên tạo nên hương vị rất độc đáo. Đây là món ăn độc đáo của dân tộc thái ở vùng Tây Bắc.

Đây là món ăn chỉ có thể thưởng thức vào khoảng thời gian nhất định trong năm, là khi những chùm nhót xanh vừa kết thúc giai đoạn khai hoa để nhú quả. Để làm bắp cải cuốn nhót xanh, đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng không già quá, lớp phấn chỉ mới trăng trắng. Quả nhót phải xanh mướt, hơi mềm mềm, chưa mọng nước và chua rôn rốt, lại cũng thoảng qua vị chát nữa.

Một miếng bắp cải cuốn nhót đúng kiểu phải có đầy đủ các loại lá, củ, quả như lá bắp cải, cây tỏi tươi, gừng già, rau mùi, ớt đỏ. Quan trọng nhất là bát nước chấm, chắc ngoài Tây Bắc không đâu có: bát “chẳm chéo” là sự hòa quyện của những: tỏi khô, (nhưng phải đúng là tỏi Tây Bắc mới có mùi, vị cay đặc trưng, tỏi tàu – củ to, mọng nước không ra vị của nó), gừng, ớt, rau mùi… tất cả đều giã nhuyễn, trộn vào chút nước mắm hoặc muối, mì chính hoặc một chút đường. Vị chua chua của nhót được hòa tan trong vị cay nhặng nhặng của lá bắp cải, vị cay nồng của gừng, cay dịu của tỏi và cay xé lưỡi của những miếng ớt tươi được dầm đỏ trong bát chấm.
Có một món ăn dân dã của Tây Bắc mà ai đã thưởng thức một lần sẽ không thể nào quên được hương vị của nó đó chính là món bắp cải cuốn với nhót xanh, rau mùi chấm chẳm chéo.Món bắp cải cuốn nhót xanh chấm chẳm chéo có sự kết hợp giữa vị chua và vị cay nồng nên tạo nên hương vị rất độc đáo. Đây là món ăn độc đáo của dân tộc thái ở vùng Tây Bắc.

Đây là món ăn chỉ có thể thưởng thức vào khoảng thời gian nhất định trong năm, là khi những chùm nhót xanh vừa kết thúc giai đoạn khai hoa để nhú quả. Để làm bắp cải cuốn nhót xanh, đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng không già quá, lớp phấn chỉ mới trăng trắng. Quả nhót phải xanh mướt, hơi mềm mềm, chưa mọng nước và chua rôn rốt, lại cũng thoảng qua vị chát nữa.

Một miếng bắp cải cuốn nhót đúng kiểu phải có đầy đủ các loại lá, củ, quả như lá bắp cải, cây tỏi tươi, gừng già, rau mùi, ớt đỏ. Quan trọng nhất là bát nước chấm, chắc ngoài Tây Bắc không đâu có: bát “chẳm chéo” là sự hòa quyện của những: tỏi khô, (nhưng phải đúng là tỏi Tây Bắc mới có mùi, vị cay đặc trưng, tỏi tàu – củ to, mọng nước không ra vị của nó), gừng, ớt, rau mùi… tất cả đều giã nhuyễn, trộn vào chút nước mắm hoặc muối, mì chính hoặc một chút đường. Vị chua chua của nhót được hòa tan trong vị cay nhặng nhặng của lá bắp cải, vị cay nồng của gừng, cay dịu của tỏi và cay xé lưỡi của những miếng ớt tươi được dầm đỏ trong bát chấm.

Các địa điểm ăn món Bắp cải cuốn nhót xanh Điện Biên

Các món từ măng Điện Biên
Đến Điện Biên bạn củng đừng quên thưởng thức các món từ măng rừng rất độc đáo của người Thái. Măng ăn sống có hai loại: măng đắng và măng ngọt, thường là măng củ được đào lên, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, chấm với mắm thối, mắm chua hoặc với ruốc. Gia vị ăn cùng măng có ớt, lá phắc cụt (rau dớn).

Hay các món măng nấu với nhái : Nhái bắt về, mổ bụng, lấy ruột, rửa sạch. Nếu là măng củ thì thái thành từng miếng to bằng ngón tay, nếu là măng ống thì xé nhỏ bỏ vào nồi nấu với nhái. Bà con thường nấu với măng củ chua. Gia vị cũng chỉ là mắm chua, hoặc ruốc, ngoài ra có ớt cay, lá lốt, lá xương xông… Măng nấu với các loại tôm, cá ngạnh nguồn ở sông suối. Khi nấu, cho thêm nhiều gia vị: mì chính, bột canh, ớt…ca dao có câu ca ngợi món măng nấu cá ngạnh nguồn: Măng giang nấu cá ngạnh nguồn; Đến đây ta phải bán buồn mua vui”. Măng nấu canh thịt vịt, thịt gà: Canh măng là món ăn không thể thiếu của người Thái. Thịt gà chặt nhỏ, bỏ nấu canh măng, cho vào một nắm gạo. Nấu chín, bắc ra, bỏ thêm gia vị. Nếu không có măng tươi có thể nấu với măng khô và cũng chế biến như vậy.
Đến Điện Biên bạn củng đừng quên thưởng thức các món từ măng rừng rất độc đáo của người Thái. Măng ăn sống có hai loại: măng đắng và măng ngọt, thường là măng củ được đào lên, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, chấm với mắm thối, mắm chua hoặc với ruốc. Gia vị ăn cùng măng có ớt, lá phắc cụt (rau dớn).

Hay các món măng nấu với nhái : Nhái bắt về, mổ bụng, lấy ruột, rửa sạch. Nếu là măng củ thì thái thành từng miếng to bằng ngón tay, nếu là măng ống thì xé nhỏ bỏ vào nồi nấu với nhái. Bà con thường nấu với măng củ chua. Gia vị cũng chỉ là mắm chua, hoặc ruốc, ngoài ra có ớt cay, lá lốt, lá xương xông… Măng nấu với các loại tôm, cá ngạnh nguồn ở sông suối. Khi nấu, cho thêm nhiều gia vị: mì chính, bột canh, ớt…ca dao có câu ca ngợi món măng nấu cá ngạnh nguồn: Măng giang nấu cá ngạnh nguồn; Đến đây ta phải bán buồn mua vui”. Măng nấu canh thịt vịt, thịt gà: Canh măng là món ăn không thể thiếu của người Thái. Thịt gà chặt nhỏ, bỏ nấu canh măng, cho vào một nắm gạo. Nấu chín, bắc ra, bỏ thêm gia vị. Nếu không có măng tươi có thể nấu với măng khô và cũng chế biến như vậy.

Các địa điểm ăn món Các món từ măng Điện Biên

Chẩm chéo Điện Biên
Một trong những món góp phần tạo nên hương vị riêng của ẩm thực Thái là món chấm đặc trưng mang tên chẳm chéo. Đây là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của đồng bào Thái Điện Biên.

Chẳm chéo được dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống . Chẩm chéo có nhiều loại. Nguyên liệu chính là: ớt, muối, mắc khén (một loại hạt tiêu rừng có mùi thơm và vị cay nồng), tỏi, mỳ chính. Mỗi món ăn khi ăn cùng chẳm chéo đều trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đó là sự tổng hợp hương vị quen thuộc của món ăn khi quện với chẳm chéo thì lại có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị tê tê của mắc khén, vị ngòn ngọt của đường cùng mùi thơm của rau mùi và tỏi.

Đến Điện Biên thưởng thức bát chẳm chéo bao giờ cũng đỏ lựng ớt, nhón một chút xôi hay một miếng măng chấm vào bát chẳm chéo rồi đưa lên miệng thưởng thức, cảm nhận bao mùi vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, xuýt xoa vì cay quá nhưng sao vẫn thấy hấp dẫn vô cùng. Cái vị cay cay, tê tê cứ dần ngấm vào mình, cảm giác đó khiến bạn khó có thể quên được.
Một trong những món góp phần tạo nên hương vị riêng của ẩm thực Thái là món chấm đặc trưng mang tên chẳm chéo. Đây là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của đồng bào Thái Điện Biên.

Chẳm chéo được dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống . Chẩm chéo có nhiều loại. Nguyên liệu chính là: ớt, muối, mắc khén (một loại hạt tiêu rừng có mùi thơm và vị cay nồng), tỏi, mỳ chính. Mỗi món ăn khi ăn cùng chẳm chéo đều trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đó là sự tổng hợp hương vị quen thuộc của món ăn khi quện với chẳm chéo thì lại có vị cay của ớt, vị nồng của tỏi, vị tê tê của mắc khén, vị ngòn ngọt của đường cùng mùi thơm của rau mùi và tỏi.

Đến Điện Biên thưởng thức bát chẳm chéo bao giờ cũng đỏ lựng ớt, nhón một chút xôi hay một miếng măng chấm vào bát chẳm chéo rồi đưa lên miệng thưởng thức, cảm nhận bao mùi vị lan tỏa nơi đầu lưỡi, xuýt xoa vì cay quá nhưng sao vẫn thấy hấp dẫn vô cùng. Cái vị cay cay, tê tê cứ dần ngấm vào mình, cảm giác đó khiến bạn khó có thể quên được.

Các địa điểm ăn món Chẩm chéo Điện Biên

Gạo tám Điện Biên
Gạo tám Điện Biên là đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Gạo được trồng tại cánh đồng Mường Thanh nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp nên gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo ngọt, đậm đà, giàu giá trị dinh dưỡng. Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.

Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm… Gạo tám vừa thơm vừa dẻo nên đồng bào thường dùng nấu cơm lam hay làm khẩu cắm (như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng), khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp).
Gạo tám Điện Biên là đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Gạo được trồng tại cánh đồng Mường Thanh nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp nên gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo ngọt, đậm đà, giàu giá trị dinh dưỡng. Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.

Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm… Gạo tám vừa thơm vừa dẻo nên đồng bào thường dùng nấu cơm lam hay làm khẩu cắm (như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng), khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp).

Các địa điểm ăn món Gạo tám Điện Biên

Lam nhọ Điện Biên
Đến Điện Biên, ai cũng muốn thưởng thức món ăn truyền thống dân tộc Thái thưởng thức các món nướng nơi đây. Đặc trưng nhất là món thức ăn nướng, gọi là “lam nhọ”: lam là nướng, nhọ là nhừ. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nướng.

Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối… Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, hương thơm. Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán.

Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon.
Đến Điện Biên, ai cũng muốn thưởng thức món ăn truyền thống dân tộc Thái thưởng thức các món nướng nơi đây. Đặc trưng nhất là món thức ăn nướng, gọi là “lam nhọ”: lam là nướng, nhọ là nhừ. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nướng.

Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối… Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, hương thơm. Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán.

Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon.

Các địa điểm ăn món Lam nhọ Điện Biên

Măng đắng Điện Biên
Măng rừng được người Điện Biên hái về sau khi đi làm nương rẫy rồi chế biến thành các món luộc, hấp, xào, hầm xương, nướng chứ không ngâm muối nên vẫn còn giữ được vị đắng đặc trưng của loại măng này. Măng đắng là đặc sản truyền thống ở Điện Biên mà người dân thường sử dụng trong mỗi bữa cơm thường ngày.
Măng rừng được người Điện Biên hái về sau khi đi làm nương rẫy rồi chế biến thành các món luộc, hấp, xào, hầm xương, nướng chứ không ngâm muối nên vẫn còn giữ được vị đắng đặc trưng của loại măng này. Măng đắng là đặc sản truyền thống ở Điện Biên mà người dân thường sử dụng trong mỗi bữa cơm thường ngày.

Các địa điểm ăn món Măng đắng Điện Biên

Món ăn từ hoa ban Điện Biên
Đến với Điện Biên đặc biệt là khi mùa xuân đến, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một màu trắng tinh khôi của hoa ban nở trắng, phủ kín khắp đỉnh đèo, lưng núi mà còn được thưởng thức các món ăn từ hoa ban – loài hoa không chỉ mang vẻ đẹp trinh bạch của núi rừng mà còn đi vào đời sống ẩm thực của người Thái, đặc biệt sự độc đáo, tinh xảo cùng những kinh nghiệm dân gian chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người qua ẩm thực.

Người Thái có nhiều món ăn ngon được chế biến từ cây ban. Hoa ban, lá ban non, quả ban già, người ta chế biến thành những món ăn vừa ngon, vừa bổ như: hoa ban hầm móng giò, hoa ban xào thịt lợn rừng, hoa ban đồ, hoa ban nộm củ riềng… Những món ăn này vừa tốt cho sức khoẻ vừa có thể chữa trị một số bệnh như: bệnh đường ruột, bệnh gan, giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra, lá ban đun nước đặc bỏ một chút muối vào dùng để rửa vết thương. Để giữ vị ngọt và hương thơm, đồng bào Thái thường đồ hoa ban như kiểu đồ xôi trong vòng 15 – 20 phút. Nước chấm làm bằng quả nhót chín, nướng sém vỏ, bỏ hạt, cùng với ớt nướng, tỏi, rau mùi, giã nhỏ, trộn cùng bột canh, mì chính, cho thêm nước đun sôi để nguội. Bát nước chấm có vị chua, màu đỏ của quả nhót, mùi gia vị đặc trưng quyến rũ, càng tăng thêm sức hấp dẫn nơi vị giác cho người thưởng thức.
Đến với Điện Biên đặc biệt là khi mùa xuân đến, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một màu trắng tinh khôi của hoa ban nở trắng, phủ kín khắp đỉnh đèo, lưng núi mà còn được thưởng thức các món ăn từ hoa ban – loài hoa không chỉ mang vẻ đẹp trinh bạch của núi rừng mà còn đi vào đời sống ẩm thực của người Thái, đặc biệt sự độc đáo, tinh xảo cùng những kinh nghiệm dân gian chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người qua ẩm thực.

Người Thái có nhiều món ăn ngon được chế biến từ cây ban. Hoa ban, lá ban non, quả ban già, người ta chế biến thành những món ăn vừa ngon, vừa bổ như: hoa ban hầm móng giò, hoa ban xào thịt lợn rừng, hoa ban đồ, hoa ban nộm củ riềng… Những món ăn này vừa tốt cho sức khoẻ vừa có thể chữa trị một số bệnh như: bệnh đường ruột, bệnh gan, giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra, lá ban đun nước đặc bỏ một chút muối vào dùng để rửa vết thương. Để giữ vị ngọt và hương thơm, đồng bào Thái thường đồ hoa ban như kiểu đồ xôi trong vòng 15 – 20 phút. Nước chấm làm bằng quả nhót chín, nướng sém vỏ, bỏ hạt, cùng với ớt nướng, tỏi, rau mùi, giã nhỏ, trộn cùng bột canh, mì chính, cho thêm nước đun sôi để nguội. Bát nước chấm có vị chua, màu đỏ của quả nhót, mùi gia vị đặc trưng quyến rũ, càng tăng thêm sức hấp dẫn nơi vị giác cho người thưởng thức.

Các địa điểm ăn món Món ăn từ hoa ban Điện Biên

Pa pính tộp Điện Biên
Cá nướng hay gọi là “pỉnh tộp” là một món ăn truyền thống, độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng lại rất lạ miệng với thực khách. Đối với món cá nướng này, người ta dùng các loại cá bản to như chép , mè , trôi , chắm …, con độ một cân , cân rưỡi, có như vậy cá mới nhiều thịt. Cá mang về nhà rửa sạch, mổ từ sống lưng trở xuống để lấy sạch ruột, rồi xoa một lượng muối rang nổ vào cả bên trong và bên ngoài cá.

Cách ướp cá cũng là bí quyết riêng của người dân Tây Bắc để cá có mùi vị đặc biệt hơn. Món cá nướng này không dùng riềng mẻ hay nghệ nhiều vì chính những gia vị đó sẽ làm át đi vị tươi ngon của cá. Với một chút Mắc khén ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất ca trộn đều nhồi vào bụng cá , sau đó banh ra gập ngang thân dùng que xiên, nướng trên than hồng. Kiểu nướng cá độc đáo này giúp cá nướng chín đều, bản thân nước bên trong được giữ lâu hơn và khiến thịt cá không bị cháy. Vị dịu của mắc khén, vị cay nồng nàn của ớt, vị đậm đà của muối, vị thơm ngậy của cá nướng hòa với mùi thơm của rau mùi…tất cả tạo nên một hương vị rất riêng, rất hấp dẫn. Từng thớ thịt cá trắng ngà quện với gia vị dậy mùi thơm phức, nếm thử một miếng cũng cảm nhận được độ ngon, ngọt và đậm đà.

Ngoài ra từ cá, người Thái còn chế biến nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ. Món “pa giảng” là cá hun khói. Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao.
Cá nướng hay gọi là “pỉnh tộp” là một món ăn truyền thống, độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng lại rất lạ miệng với thực khách. Đối với món cá nướng này, người ta dùng các loại cá bản to như chép , mè , trôi , chắm …, con độ một cân , cân rưỡi, có như vậy cá mới nhiều thịt. Cá mang về nhà rửa sạch, mổ từ sống lưng trở xuống để lấy sạch ruột, rồi xoa một lượng muối rang nổ vào cả bên trong và bên ngoài cá.

Cách ướp cá cũng là bí quyết riêng của người dân Tây Bắc để cá có mùi vị đặc biệt hơn. Món cá nướng này không dùng riềng mẻ hay nghệ nhiều vì chính những gia vị đó sẽ làm át đi vị tươi ngon của cá. Với một chút Mắc khén ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau mùi thái nhỏ, tất ca trộn đều nhồi vào bụng cá , sau đó banh ra gập ngang thân dùng que xiên, nướng trên than hồng. Kiểu nướng cá độc đáo này giúp cá nướng chín đều, bản thân nước bên trong được giữ lâu hơn và khiến thịt cá không bị cháy. Vị dịu của mắc khén, vị cay nồng nàn của ớt, vị đậm đà của muối, vị thơm ngậy của cá nướng hòa với mùi thơm của rau mùi…tất cả tạo nên một hương vị rất riêng, rất hấp dẫn. Từng thớ thịt cá trắng ngà quện với gia vị dậy mùi thơm phức, nếm thử một miếng cũng cảm nhận được độ ngon, ngọt và đậm đà.

Ngoài ra từ cá, người Thái còn chế biến nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ. Món “pa giảng” là cá hun khói. Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao.

Các địa điểm ăn món Pa pính tộp Điện Biên

Rau Hoa ban Điện Biên
Rau ban là món “đưa cơm” truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Điện Biên. Ấy là những búp ban mới chỉ có đôi lá, người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi. Búp ban muối, ăn với cá sông Nậm Rốm kho thì ngon không gì sánh được. Chỉ qua đèo Pha Đin, mùa này hai bên đường đều có những người phụ nữ tần tảo đứng bên gùi búp ban xanh. Nhưng, muốn gì thì muốn, phải lên đến thành phố Điện Biên Phủ, bước chân vào chợ Mường Thanh, hòa vào những cánh khăn piêu, thấp thoáng trong dáng điệu áo váy của phụ nữ Thái mới cảm nhận được một “mùa xuân của búp ban” ở nơi này.

Những quẩy búp ban còn xanh mơn mởn, nguyên mùi ngai ngái đặc trưng. Rau của loài hoa đẹp, lại được người con gái Thái nhẹ nhàng gói lại, rồi đưa cho khách thì cái cảm giác mới nghĩ đến đã thấy là món ngon.

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Cũng giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Hơn thế, hình ảnh cánh ban trắng đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con đồng bào Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. “Trăm năm ngắm ban nở còn ngắm mãi. Mỗi mùa ban lộc nảy thêm trẻ ra”. Câu ca của đồng bào Thái không chỉ lắng đọng về sức sống của loài cây ấy, mà còn như mời gọi bạn ngược đường đến với Tây Bắc, dù chỉ một lần cũng đủ để nhận ra.
Rau ban là món “đưa cơm” truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Điện Biên. Ấy là những búp ban mới chỉ có đôi lá, người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi. Búp ban muối, ăn với cá sông Nậm Rốm kho thì ngon không gì sánh được. Chỉ qua đèo Pha Đin, mùa này hai bên đường đều có những người phụ nữ tần tảo đứng bên gùi búp ban xanh. Nhưng, muốn gì thì muốn, phải lên đến thành phố Điện Biên Phủ, bước chân vào chợ Mường Thanh, hòa vào những cánh khăn piêu, thấp thoáng trong dáng điệu áo váy của phụ nữ Thái mới cảm nhận được một “mùa xuân của búp ban” ở nơi này.

Những quẩy búp ban còn xanh mơn mởn, nguyên mùi ngai ngái đặc trưng. Rau của loài hoa đẹp, lại được người con gái Thái nhẹ nhàng gói lại, rồi đưa cho khách thì cái cảm giác mới nghĩ đến đã thấy là món ngon.

Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc. Cũng giống như búp ban, hoa ban cũng là thức ăn của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Hơn thế, hình ảnh cánh ban trắng đã đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con đồng bào Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. “Trăm năm ngắm ban nở còn ngắm mãi. Mỗi mùa ban lộc nảy thêm trẻ ra”. Câu ca của đồng bào Thái không chỉ lắng đọng về sức sống của loài cây ấy, mà còn như mời gọi bạn ngược đường đến với Tây Bắc, dù chỉ một lần cũng đủ để nhận ra.

Các địa điểm ăn món Rau Hoa ban Điện Biên

Rêu đá Điện Biên
Rêu đá có màu xanh lục, mọc bám vào những tảng đá chìm trong khe suối. Vào ngày Hội Hái rêu, đàn bà con gái Thái tấp nập đua nhau ra suối. Rêu dài miên man, dập dờn trong bụng nước, lúc vớt lên, còn lưu luyến lóng lánh bám nhiểu giọt nước. Các cô gái Thái vắt rêu thành từng nắm, rêu mịn mát, nắm tròn như bột lọc. Đối với người Thái ở Mường Lò, rêu là món ăn chỉ dành cho khách quý. Nào là rêu nướng, rêu rán, nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

Rêu chế biến được nhiều món ăn ngon: Canh rêu tươi “kinh tau” nấu với xương hầm hoặc nước luộc gà, nấu vừa chín tới, cho mắm muối và các gia vị, ăn nóng. Rêu nộm “tau nửng chụp”, thường lấy rêu non, cho vào chõ đồ xôi, đồ vừa chín tới, trộn cùng súp, mì chính và các gia vị, gừng, mùi, “mắc khén” (hạt tiêu rừng), thích ăn cay cho thêm quả ớt nướng giã nhỏ. Rêu nướng “tau pho”, món ăn hấp dẫn và hợp khẩu vị với hầu hết mọi người. Rêu rửa sạch, lấy lá chuối hoặc lá dong trên rừng, chọn lá to bản, hơ trên than hồng cho lá mềm, khi gói không bị rách, cho cùng các gia vị, muối, mì chính, gừng, rau mùi, “mắc khén”, sả, hành, buộc túm lại, nướng trên tro nóng hoặc than hồng, thỉnh thoảng xoay đều cho tới khi lớp lá bên ngoài cháy xém là được. Rêu nướng còn dùng ống nứa non “tau lam” để nướng, cách này giữ lại các chất ngọt trong ống. Món rêu nướng có mùi vị đặc trưng, đặc biệt khoái khẩu đối với người biết uống rượu.
Rêu đá có màu xanh lục, mọc bám vào những tảng đá chìm trong khe suối. Vào ngày Hội Hái rêu, đàn bà con gái Thái tấp nập đua nhau ra suối. Rêu dài miên man, dập dờn trong bụng nước, lúc vớt lên, còn lưu luyến lóng lánh bám nhiểu giọt nước. Các cô gái Thái vắt rêu thành từng nắm, rêu mịn mát, nắm tròn như bột lọc. Đối với người Thái ở Mường Lò, rêu là món ăn chỉ dành cho khách quý. Nào là rêu nướng, rêu rán, nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

Rêu chế biến được nhiều món ăn ngon: Canh rêu tươi “kinh tau” nấu với xương hầm hoặc nước luộc gà, nấu vừa chín tới, cho mắm muối và các gia vị, ăn nóng. Rêu nộm “tau nửng chụp”, thường lấy rêu non, cho vào chõ đồ xôi, đồ vừa chín tới, trộn cùng súp, mì chính và các gia vị, gừng, mùi, “mắc khén” (hạt tiêu rừng), thích ăn cay cho thêm quả ớt nướng giã nhỏ. Rêu nướng “tau pho”, món ăn hấp dẫn và hợp khẩu vị với hầu hết mọi người. Rêu rửa sạch, lấy lá chuối hoặc lá dong trên rừng, chọn lá to bản, hơ trên than hồng cho lá mềm, khi gói không bị rách, cho cùng các gia vị, muối, mì chính, gừng, rau mùi, “mắc khén”, sả, hành, buộc túm lại, nướng trên tro nóng hoặc than hồng, thỉnh thoảng xoay đều cho tới khi lớp lá bên ngoài cháy xém là được. Rêu nướng còn dùng ống nứa non “tau lam” để nướng, cách này giữ lại các chất ngọt trong ống. Món rêu nướng có mùi vị đặc trưng, đặc biệt khoái khẩu đối với người biết uống rượu.

Các địa điểm ăn món Rêu đá Điện Biên

Rượu Mông Pê Điện Biên
“Mông pê”, dịch ra tiếng phổ thông là “người Mông ta”. Rượu Mông Pê là rượu của người Mông ta. Tuy mang cái tên như vậy song rượu Mông Pê chỉ do đồng bào Mông Tủa Chùa, Điện Biên sản xuất và chỉ có ở Tủa Chùa mới nấu được thứ rượu này.

Người Mông Tủa Chùa thật thà, giản dị, hiếu khách. Mỗi khi có khách đến nhà, dù lạ hay quen, chủ nhà đều mang rượu ra mời. Mới chỉ nhấp giọt rượu đầu tiên, ta đã cảm nhận thấy hương vị hoang dã của núi rừng, sự nồng hậu của chủ nhân làm ra nó.Rượu Mông Pê có màu vàng như mật ong, có hương vị đặc trưng của ngô được trồng trên đá hòa trộn với mùi hương của cây lá, núi rừng, là loại rượu có nồng độ cao, uống bốc, nhanh say, nhưng ta vẫn có cảm giác dịu êm. Để có được thứ rượu thơm ngon này là cả một quy trình công phu, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, ngô, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền.
“Mông pê”, dịch ra tiếng phổ thông là “người Mông ta”. Rượu Mông Pê là rượu của người Mông ta. Tuy mang cái tên như vậy song rượu Mông Pê chỉ do đồng bào Mông Tủa Chùa, Điện Biên sản xuất và chỉ có ở Tủa Chùa mới nấu được thứ rượu này.

Người Mông Tủa Chùa thật thà, giản dị, hiếu khách. Mỗi khi có khách đến nhà, dù lạ hay quen, chủ nhà đều mang rượu ra mời. Mới chỉ nhấp giọt rượu đầu tiên, ta đã cảm nhận thấy hương vị hoang dã của núi rừng, sự nồng hậu của chủ nhân làm ra nó.Rượu Mông Pê có màu vàng như mật ong, có hương vị đặc trưng của ngô được trồng trên đá hòa trộn với mùi hương của cây lá, núi rừng, là loại rượu có nồng độ cao, uống bốc, nhanh say, nhưng ta vẫn có cảm giác dịu êm. Để có được thứ rượu thơm ngon này là cả một quy trình công phu, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, ngô, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền.

Các địa điểm ăn món Rượu Mông Pê Điện Biên

Rượu sâu chít Điện Biên
Sâu chít không chỉ là món ăn “đặc sản” của người H’mông, Thái, Dao đỏ ở Tây Bắc mà nó còn là một loại rượu quý để giúp đàn ông tăng sinh lực, cải thiện da và sức khỏe cho phụ nữ, cho những người có thế trạng yếu.

Sâu chít là một loại côn trùng sống trong thân cây chít. Theo kinh nghiệm, để biết cây có sâu, người thu hái sẽ lựa những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là những cây đã bị ấu trùng ký sinh. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 – 40 cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy giữ cho sâu không bị biến chất.
Sâu chít không chỉ là món ăn “đặc sản” của người H’mông, Thái, Dao đỏ ở Tây Bắc mà nó còn là một loại rượu quý để giúp đàn ông tăng sinh lực, cải thiện da và sức khỏe cho phụ nữ, cho những người có thế trạng yếu.

Sâu chít là một loại côn trùng sống trong thân cây chít. Theo kinh nghiệm, để biết cây có sâu, người thu hái sẽ lựa những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là những cây đã bị ấu trùng ký sinh. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 – 40 cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy giữ cho sâu không bị biến chất.

Các địa điểm ăn món Rượu sâu chít Điện Biên

Thịt gà đen Tủa Chùa Điện Biên
Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong, tiếng Hmong gọi là Ka Đu. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư, song Ka Đu vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quí, luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.

Ka Đu có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen. Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp. Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.
Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong, tiếng Hmong gọi là Ka Đu. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư, song Ka Đu vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quí, luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.

Ka Đu có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen. Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp. Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.

Các địa điểm ăn món Thịt gà đen Tủa Chùa Điện Biên

Thịt xông khói Điện Biên
Thịt xông khói là món ăn phổ biến của người dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi Tây bắc. Nếu ai được một lần có dịp thưởng thức món ăn này sẽ không thể nào quên cái hương vị thơm ngon là lạ của từng miếng thịt.

Để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của những con trâu, bò, lợn. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt mới được giết mổ ra bỏ hết mỡ, gân rồi cắt thành từng miếng dài. Đặc biệt khi làm thịt không được rửa sạch bằng nước lạnh để khỏi bị ôi thối mà dùng khăn sạch thấm khô máu. Gia vị để ướp thịt gồm ít lá mắc khén giã nhỏ, muối hột, ớt và hạt chối rừng giã nhuyễn. Rồi xâu thịt lại bằng dây rừng treo lủng lẳng trên dàn bếp, nơi luôn có bếp lửa đỏ hồng và hằng ngày hơi nóng của khói âm ỉ từ bếp củi làm cho thịt rút nước khô lại, mỡ cũng tiết ra bớt, miếng thịt sẽ dần săn lại và khói than tạo thành một lớp bì bọc ngoài bảo vệ vững chắc khiến cho vi khuẩn khó thâm nhập và làm hỏng phần bên trong của thịt. Vì thế khi ăn hương vị của miếng thịt luôn giữ được mùi thơm, ăn dai dai và ngọt đượm. Món này có thể ăn được sau khi treo được một tuần, nhưng muốn ngon hơn phải để thật lâu.

Thịt xông khói không phải ăn liền ngay mà phải qua chế biến mới ngon. Khi nào muốn ăn người dân đem miếng thịt xuống rửa hoặc cạo sạch lớp tro than bên ngoài rồi sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Từ miếng thịt này có thể chế biến ra nhiều món: luộc, rán, xào,…Khi ăn có vị ngọt lại vừa dai vừa dòn ăn chẳng thấy ngán.
Thịt xông khói là món ăn phổ biến của người dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi Tây bắc. Nếu ai được một lần có dịp thưởng thức món ăn này sẽ không thể nào quên cái hương vị thơm ngon là lạ của từng miếng thịt.

Để làm món thịt này người ta thường lấy thịt bắp hoặc thịt vai của những con trâu, bò, lợn. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt mới được giết mổ ra bỏ hết mỡ, gân rồi cắt thành từng miếng dài. Đặc biệt khi làm thịt không được rửa sạch bằng nước lạnh để khỏi bị ôi thối mà dùng khăn sạch thấm khô máu. Gia vị để ướp thịt gồm ít lá mắc khén giã nhỏ, muối hột, ớt và hạt chối rừng giã nhuyễn. Rồi xâu thịt lại bằng dây rừng treo lủng lẳng trên dàn bếp, nơi luôn có bếp lửa đỏ hồng và hằng ngày hơi nóng của khói âm ỉ từ bếp củi làm cho thịt rút nước khô lại, mỡ cũng tiết ra bớt, miếng thịt sẽ dần săn lại và khói than tạo thành một lớp bì bọc ngoài bảo vệ vững chắc khiến cho vi khuẩn khó thâm nhập và làm hỏng phần bên trong của thịt. Vì thế khi ăn hương vị của miếng thịt luôn giữ được mùi thơm, ăn dai dai và ngọt đượm. Món này có thể ăn được sau khi treo được một tuần, nhưng muốn ngon hơn phải để thật lâu.

Thịt xông khói không phải ăn liền ngay mà phải qua chế biến mới ngon. Khi nào muốn ăn người dân đem miếng thịt xuống rửa hoặc cạo sạch lớp tro than bên ngoài rồi sau đó thái lát mỏng để xào nấu. Từ miếng thịt này có thể chế biến ra nhiều món: luộc, rán, xào,…Khi ăn có vị ngọt lại vừa dai vừa dòn ăn chẳng thấy ngán.

Các địa điểm ăn món Thịt xông khói Điện Biên

Vịt om hoa chuối Điện Biên
Vịt được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, bột gà, mắc khén rồi đồ trong khoảng 3 tiếng, om thật nhỏ lửa. Món ăn này tuy màu sắc không được đẹp nhưng nếm thử sẽ thấy ngay cái vị đặc trưng không đâu có. Mới chỉ ngửi mùi thôi đã thấy đặc biệt, mùi hơi cay nồng nhưng khi đưa vào miệng vị ngọt, cay, bùi lan tỏa khiến ai cũng phải tấm tắc khen.
Vịt được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, bột gà, mắc khén rồi đồ trong khoảng 3 tiếng, om thật nhỏ lửa. Món ăn này tuy màu sắc không được đẹp nhưng nếm thử sẽ thấy ngay cái vị đặc trưng không đâu có. Mới chỉ ngửi mùi thôi đã thấy đặc biệt, mùi hơi cay nồng nhưng khi đưa vào miệng vị ngọt, cay, bùi lan tỏa khiến ai cũng phải tấm tắc khen.

Các địa điểm ăn món Vịt om hoa chuối Điện Biên

Xôi nếp nương Điện Biên
Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Cây lúa nếp Điện Biên “uống nước” của núi rừng, cộng với khí hậu đặc trưng của Tây Bắc nên lúa nếp nương ở đây săn, chắc, thơm vô cùng.

Nếp nương mà được những người phụ nữ Thái đồ xôi thì quả thật tuyệt vời xôi mềm, dẻo nhưng không dính tay. Người dân tộc Thái thường dùng xôi nếp nương chung với cá nướng, thịt lợn nướng… Cá nướng được tẩm ướp cùng với hạt mắc khén (một loại gia vị đặc trưng có vị cay và rất thơm) cùng với ớt, sả, gừng, rồi nướng bằng hơi nóng lửa than hồng cho đến khi chín vàng mới đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.Khách du lịch khi ghé Điện Biên thường mua những cái ếp xôi nóng hổi của người dân tộc Thái để mang đi đường ăn cho ấm bụng.
Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Cây lúa nếp Điện Biên “uống nước” của núi rừng, cộng với khí hậu đặc trưng của Tây Bắc nên lúa nếp nương ở đây săn, chắc, thơm vô cùng.

Nếp nương mà được những người phụ nữ Thái đồ xôi thì quả thật tuyệt vời xôi mềm, dẻo nhưng không dính tay. Người dân tộc Thái thường dùng xôi nếp nương chung với cá nướng, thịt lợn nướng… Cá nướng được tẩm ướp cùng với hạt mắc khén (một loại gia vị đặc trưng có vị cay và rất thơm) cùng với ớt, sả, gừng, rồi nướng bằng hơi nóng lửa than hồng cho đến khi chín vàng mới đúng hương vị của núi rừng Tây Bắc.Khách du lịch khi ghé Điện Biên thường mua những cái ếp xôi nóng hổi của người dân tộc Thái để mang đi đường ăn cho ấm bụng.

Các địa điểm ăn món Xôi nếp nương Điện Biên

Kinh nghiệm du lịch phượt Điện Biên
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Điện Biên

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.