Gỏi sầu đâu An Giang

Sầu đâu hay còn được gọi là "sầu đông" hoặc "cây xoan", mọc rất nhiều ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang. Cần phân biệt cây sầu đâu mọc ở miền Tây và sầu đâu (sầu đông) mọc ở miền Trung. Cây mọc ở miền Trung lá màu xanh, hoa màu tím, đặc biệt lá độc không ăn được. Còn cây sầu đâu mọc ở miền Tây có hoa màu trắng xanh, lá màu xanh vị đắng nhưng chứa nhiều vị thuốc tốt.

Gỏi sầu đâu là món ăn của người Campuchia, được dùng như một món rau trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên món này thường được dùng nhiều vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch vì đây là khoảng thời gian cây sầu đâu ra hoa và lá mới. Món ăn này du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ-me sống ven biên giới Việt Nam ở các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu. Gỏi sầu đâu có vị đắng đặc trưng của lá sầu đâu kết hợp với vị mặn của khô cá sặc cùng với một số loại khác như thơm, dưa leo, xoài sống tạo nên một món ăn tuy dân dã nhưng rất tinh tế. Vị đắng của rau sẽ bị thay thế bởi vị ngọt thanh khi bạn nhai thật kỹ và chậm.

Các địa điểm ăn món Gỏi sầu đâu An Giang

- Chợ đêm Châu Đốc, Bạch Đằng,Châu Phú A,Châu Đốc,An Giang.
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt An Giang

- Hướng dẫn du lịch An Giang.
- Đặc sản An Giang.
- Địa điểm du lịch An Giang.
- Bản đồ du lịch An Giang.