Đặc sản Quảng Nam, ăn gì ở Quảng Nam

Bánh Canh Hội An Quảng Nam
Người Hội An có thể nấu bánh canh với giò heo, cá tràu đồng (cá lóc) hay với tôm cua, chả cá… nhưng tất cả đều bắt đầu từ sợi bánh. Những sợi bánh trong veo, chế biến từ hạt gạo dẻo thơm, châu ngọc của đời. Phải là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống của người miền Trung, dù là Huế, Tam Kỳ, Hội An hay Quảng Ngãi.

Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.

Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.
Người Hội An có thể nấu bánh canh với giò heo, cá tràu đồng (cá lóc) hay với tôm cua, chả cá… nhưng tất cả đều bắt đầu từ sợi bánh. Những sợi bánh trong veo, chế biến từ hạt gạo dẻo thơm, châu ngọc của đời. Phải là gạo mới đúng là bánh canh truyền thống của người miền Trung, dù là Huế, Tam Kỳ, Hội An hay Quảng Ngãi.

Bánh canh là món ăn đậm chất nhà quê. Là bánh nên khi thưởng thức phải cảm nhận được cái béo bùi của sợi bánh. Là canh nên nếu thiếu cái đậm đà của nước canh thì không gọi là vừa miệng người sành điệu.

Bánh canh Hội An như một tấu khúc đa thanh ru đầu lưỡi với nhiều biến tấu dựa vào sự thay đổi, gia giảm các nguyên liệu, thêm bớt các loại gia vị cho phù hợp với từng mùa và khẩu vị của từng người ăn.

Các địa điểm ăn món Bánh Canh Hội An Quảng Nam

Bánh Đậu Xanh Hội An Quảng Nam
Bánh đậu xanh nhân thịt là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn.

Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
Bánh đậu xanh nhân thịt là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn.

Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.

Các địa điểm ăn món Bánh Đậu Xanh Hội An Quảng Nam

Bánh Mỳ Hội An Quảng Nam
Được mệnh danh là “bánh mì ngon nhất thế giới” – bánh mì Hội An là món ăn đường phố được hầu hết bạn “muốn ăn” nhất. Người ta tìm đến bánh mì Hội An với tâm thái của tìm đến món ăn “tuy quen mà lạ”. Cũng có thể khẳng định, sự lên ngôi của bánh mì Hội An chính là sự lên ngôi của khẩu vị ăn uống vừa đạm bạc nhưng cũng đòi hỏi sự kỳ công, đậm đà của người Hội An.

Địa chỉ ngon ở Hội An: Bánh mì Phượng (2b Phan Châu Trinh, Hội An) và Madam Khánh (115 Trần Cao Vân, Hội An).
Được mệnh danh là “bánh mì ngon nhất thế giới” – bánh mì Hội An là món ăn đường phố được hầu hết bạn “muốn ăn” nhất. Người ta tìm đến bánh mì Hội An với tâm thái của tìm đến món ăn “tuy quen mà lạ”. Cũng có thể khẳng định, sự lên ngôi của bánh mì Hội An chính là sự lên ngôi của khẩu vị ăn uống vừa đạm bạc nhưng cũng đòi hỏi sự kỳ công, đậm đà của người Hội An.

Địa chỉ ngon ở Hội An: Bánh mì Phượng (2b Phan Châu Trinh, Hội An) và Madam Khánh (115 Trần Cao Vân, Hội An).

Các địa điểm ăn món Bánh Mỳ Hội An Quảng Nam

Bánh Tổ Quảng Nam
Bánh tổ là một món bánh ngày Tết truyền thống của người dân Hội An – xứ Quảng. Vào dịp đầu năm, trên bàn thờ gia tiên của người dân ở đây không thể thiếu loại bánh này.

Bánh tổ được làm từ hai nguyên liệu chính là nếp và đường. Tuy nhiên không phải ai cũng làm ra được chiếc bánh vừa dai vừa dẻo lại có độ ngọt rất thanh chứ không phải ngọt lịm. Nguyên liệu ban đầu phải là loại hảo hạng nhất.

Ở Quảng Nam có nhiều nơi chuyên làm bánh tổ để bán trong ngày Tết nhưng bánh ngon, có giá trị xưa nay vẫn là bánh làm ở Hội An. Chính vì vậy mà các hàng bánh ở phố Hội vào những ngày sắp Tết luôn luôn thu hút người đi mua sắm. Trước đây, loại bánh này chỉ được làm vào dịp Tết nhưng hiện nay do nhu cầu thưởng thức của thực khách ngày càng nhiều, vì vậy, khi đến thăm phố cổ Hội An bạn vẫn có thể tìm thấy loại bánh tổ Hội An, món ngon Hội An đậm đà lạ miệng.
Bánh tổ là một món bánh ngày Tết truyền thống của người dân Hội An – xứ Quảng. Vào dịp đầu năm, trên bàn thờ gia tiên của người dân ở đây không thể thiếu loại bánh này.

Bánh tổ được làm từ hai nguyên liệu chính là nếp và đường. Tuy nhiên không phải ai cũng làm ra được chiếc bánh vừa dai vừa dẻo lại có độ ngọt rất thanh chứ không phải ngọt lịm. Nguyên liệu ban đầu phải là loại hảo hạng nhất.

Ở Quảng Nam có nhiều nơi chuyên làm bánh tổ để bán trong ngày Tết nhưng bánh ngon, có giá trị xưa nay vẫn là bánh làm ở Hội An. Chính vì vậy mà các hàng bánh ở phố Hội vào những ngày sắp Tết luôn luôn thu hút người đi mua sắm. Trước đây, loại bánh này chỉ được làm vào dịp Tết nhưng hiện nay do nhu cầu thưởng thức của thực khách ngày càng nhiều, vì vậy, khi đến thăm phố cổ Hội An bạn vẫn có thể tìm thấy loại bánh tổ Hội An, món ngon Hội An đậm đà lạ miệng.

Các địa điểm ăn món Bánh Tổ Quảng Nam

Bánh Tráng Thịt Heo Quảng Nam
Đến Quảng Nam, bạn không nên bỏ lỡ món ăn nổi tiếng của vùng quê Đại Lộc – bánh tráng thịt heo. Thịt heo được luộc chín vừa phải, thái mỏng. Để cuốn thịt, bạn phải sử dụng bánh tráng có nguồn gốc từ Đại Lộc thì cuốn bánh mới dẻo ngon.

Thơm ngon của món ăn này phải nói đến sự góp phần của các loại rau sống. Nếu rau sống được ăn là của làng rau Trà Quế ở Hội An thì có lẽ ngon không gì bằng. Rau sống được chọn là cải xanh, xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, dưa leo, chuối chát… thuộc loại tươi non và không thể thiếu bắp chuối sắc mỏng, rau muống chẻ.

Bánh dùng để cuốn thịt gồm hai loại bánh khô và bánh ướt. Bánh khô còn gọi bánh tráng lề có độ dai vừa đủ để cuốn, không mỏng như bánh đa nem của người Bắc nhưng cũng không dày như ở một số địa phương khác. Bánh ướt là loại mỳ được tráng ra nhưng ăn liền trong ngày, không phơi nắng. Và một bí quyết cuối cùng là bát mắm đậm đà của xứ Quảng. Đĩa bánh dù ngon đến mấy mà không có nước chấm hợp khẩu vị thì nhạt nhẽo vô cùng. Cũng như một số loại bánh khác, nước mắm bánh tráng cuốn thịt heo phải hội tụ ba vị chua, cay, ngọt đậm đà. Đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải là ớt xanh thì nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh.

Bánh tráng cuốn thịt heo với mùi vị và cách ăn độc đáo, đặc trưng đã làm nên sự hấp dẫn riêng cho nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân xứ Quảng.
Đến Quảng Nam, bạn không nên bỏ lỡ món ăn nổi tiếng của vùng quê Đại Lộc – bánh tráng thịt heo. Thịt heo được luộc chín vừa phải, thái mỏng. Để cuốn thịt, bạn phải sử dụng bánh tráng có nguồn gốc từ Đại Lộc thì cuốn bánh mới dẻo ngon.

Thơm ngon của món ăn này phải nói đến sự góp phần của các loại rau sống. Nếu rau sống được ăn là của làng rau Trà Quế ở Hội An thì có lẽ ngon không gì bằng. Rau sống được chọn là cải xanh, xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, dưa leo, chuối chát… thuộc loại tươi non và không thể thiếu bắp chuối sắc mỏng, rau muống chẻ.

Bánh dùng để cuốn thịt gồm hai loại bánh khô và bánh ướt. Bánh khô còn gọi bánh tráng lề có độ dai vừa đủ để cuốn, không mỏng như bánh đa nem của người Bắc nhưng cũng không dày như ở một số địa phương khác. Bánh ướt là loại mỳ được tráng ra nhưng ăn liền trong ngày, không phơi nắng. Và một bí quyết cuối cùng là bát mắm đậm đà của xứ Quảng. Đĩa bánh dù ngon đến mấy mà không có nước chấm hợp khẩu vị thì nhạt nhẽo vô cùng. Cũng như một số loại bánh khác, nước mắm bánh tráng cuốn thịt heo phải hội tụ ba vị chua, cay, ngọt đậm đà. Đặc biệt ớt dầm vào chén nước mắm phải là ớt xanh thì nước mắm mới thơm nồng và còn nguyên màu vàng sóng sánh.

Bánh tráng cuốn thịt heo với mùi vị và cách ăn độc đáo, đặc trưng đã làm nên sự hấp dẫn riêng cho nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân xứ Quảng.

Các địa điểm ăn món Bánh Tráng Thịt Heo Quảng Nam

Bê thui Cầu Mống Quảng Nam
Cầu Mống là tên một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu bắt qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ IA thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nổi tiếng khắp nơi nhờ món... bê thui trứ danh. Bê thui Cầu Mống là món ăn đặc sản của xứ Quảng đã nửa thế kỷ nay.

Vì sao món bê Thui ở đây lại ngon hơn hẵn những bê thui ở vùng khác? Bởi vì bê đem thui ở Cầu Mống được thui từ bê 5 tháng và thui bởi loại cỏ dâu ở hai bên bờ sông Thu Bồn, nên miếng thịt càng thơm ngọt. Thịt bê thui ngon có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai và không bị ám khói. Đây là điều đặc biệt của món Bê Thui Cầu Mống.

Một điểm nữa là cho món đặc sản Bê Thui Cầu Móng tại Quảng Nam càng trở nên ngon, đậm đà và thu hút hơn đó là những thứ ăn kèm với thịt bê: Nước chấm, bánh tráng lề và rau sống. Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh... vào cho vừa miệng. Rau sống là tổng hợp của các loại: tía tô, ngò thơm, xà lách, cải con, khế chua, chuối chát xắt mỏng, rau húng, rau quế, giá, và cả xoài xanh…Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.

Cầm một miếng bánh tráng lề mỏng, gói ít rau sống, nhón thêm lát chuối chát, đu đủ, bỏ một miếng bê thui, sau đó bẻ một ít bánh tráng nướng… cuộn tất cả lại, chấm vào chén mắm cá, vị ngon lan tỏa từ đầu lưỡi xuống đến cuống cổ, ngon không tưởng nổi...
Cầu Mống là tên một ngôi làng nhỏ nằm ở phía Bắc đầu cầu Câu Lâu, cây cầu bắt qua sông Thu Bồn, trên tuyến quốc lộ IA thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nổi tiếng khắp nơi nhờ món... bê thui trứ danh. Bê thui Cầu Mống là món ăn đặc sản của xứ Quảng đã nửa thế kỷ nay.

Vì sao món bê Thui ở đây lại ngon hơn hẵn những bê thui ở vùng khác? Bởi vì bê đem thui ở Cầu Mống được thui từ bê 5 tháng và thui bởi loại cỏ dâu ở hai bên bờ sông Thu Bồn, nên miếng thịt càng thơm ngọt. Thịt bê thui ngon có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng rộm mà không khô, không dai và không bị ám khói. Đây là điều đặc biệt của món Bê Thui Cầu Mống.

Một điểm nữa là cho món đặc sản Bê Thui Cầu Móng tại Quảng Nam càng trở nên ngon, đậm đà và thu hút hơn đó là những thứ ăn kèm với thịt bê: Nước chấm, bánh tráng lề và rau sống. Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung. Mắm cái sau khi gạn ép xác, lọc lấy nước mới cho thêm tỏi ớt, gừng xay, mè rang, chanh... vào cho vừa miệng. Rau sống là tổng hợp của các loại: tía tô, ngò thơm, xà lách, cải con, khế chua, chuối chát xắt mỏng, rau húng, rau quế, giá, và cả xoài xanh…Bánh tráng để cuốn bê thui phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất từ trong các lò bánh danh tiếng ở Điện Bàn. Ngoài ra, một vài miếng bánh tráng nướng giòn điểm xuyến vào bữa ăn vốn là thói quen từ bao đời nay của người xứ Quảng.

Cầm một miếng bánh tráng lề mỏng, gói ít rau sống, nhón thêm lát chuối chát, đu đủ, bỏ một miếng bê thui, sau đó bẻ một ít bánh tráng nướng… cuộn tất cả lại, chấm vào chén mắm cá, vị ngon lan tỏa từ đầu lưỡi xuống đến cuống cổ, ngon không tưởng nổi...

Các địa điểm ăn món Bê thui Cầu Mống Quảng Nam

Cá chồn nướng núi Thành Quảng Nam
Cá chồn xuất hiện nhiều ở một vài nơi vùng duyên hải. Cá chồn nướng là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Quảng Nôm. Những con cá chồn xanh được làm sạch, nướng qua rồi nhúng xuống nước biển, nướng lại lần nữa. Trong khi nướng, ta quyết lên mình cá củ nén đã được phi thơm, để cá không cò mùi tanh và cá không bị khô. Khi ăn, người ta ăn với rau sống chấm cùng với tương ớt. Cá bùi, béo ngậy, vị mặn của nước biển, chát chát, cay cay của các loại rau, thật tuyệt vời.
Cá chồn xuất hiện nhiều ở một vài nơi vùng duyên hải. Cá chồn nướng là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Quảng Nôm. Những con cá chồn xanh được làm sạch, nướng qua rồi nhúng xuống nước biển, nướng lại lần nữa. Trong khi nướng, ta quyết lên mình cá củ nén đã được phi thơm, để cá không cò mùi tanh và cá không bị khô. Khi ăn, người ta ăn với rau sống chấm cùng với tương ớt. Cá bùi, béo ngậy, vị mặn của nước biển, chát chát, cay cay của các loại rau, thật tuyệt vời.

Các địa điểm ăn món Cá chồn nướng núi Thành Quảng Nam

Cá Cơm Phết Bột Quảng Nam
Vùng biển Quảng Nam vào mùa cá cơm, từ những thuyền chài cập bến đến những hàng cá nhộn nhịp trong các khu chợ, đâu đâu cũng thấy những con cá thon dài với lằn đen lấp lánh ánh bạc dọc hai bên thân mình chộn rộn trên các sạp hải sản.

Cá cơm có nhiều đạm, vitamin, khoáng chất… là thực phẩm bổ dưỡng có thể chế biến thành những món ăn ngon như: gỏi, nấu canh thơm cà, nấu cháo, kho tiêu, làm khô, làm mắm dành ăn vào những ngày biển động... Cá cơm có nhiều loại: cá cơm than, cá cơm đỏ, cá cơm trỏng, cá cơm sọc tiêu, cá cơm lép, cá cơm sữa, cá cơm sọc phấn… Ngoài những cách chế biến như đã nói ở trên, để đổi vị, người dân xóm chài thỉnh thoảng rủ nhau làm món cá cơm phết bột ăn kèm với cơm.

Để món ăn thêm phần bắt mắt, khi ăn xếp một lớp rau xà lách, một vài lát cà chua xuống đãi, rồi đặt những miếng cá cơm phết bột lên trên. Món ăn sẽ tròn vị hơn khi đi kèm chén nước mắm chua ngọt.

Cắn một miếng cá cơm phết bột còn nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt của cá, vị thơm giòn của bột, vị cay cay của tiêu, vị béo của dầu… tất cả các hương vị đó hòa quyện vào nhau khiến món ăn trở nên ngon một cách khó tả.
Vùng biển Quảng Nam vào mùa cá cơm, từ những thuyền chài cập bến đến những hàng cá nhộn nhịp trong các khu chợ, đâu đâu cũng thấy những con cá thon dài với lằn đen lấp lánh ánh bạc dọc hai bên thân mình chộn rộn trên các sạp hải sản.

Cá cơm có nhiều đạm, vitamin, khoáng chất… là thực phẩm bổ dưỡng có thể chế biến thành những món ăn ngon như: gỏi, nấu canh thơm cà, nấu cháo, kho tiêu, làm khô, làm mắm dành ăn vào những ngày biển động... Cá cơm có nhiều loại: cá cơm than, cá cơm đỏ, cá cơm trỏng, cá cơm sọc tiêu, cá cơm lép, cá cơm sữa, cá cơm sọc phấn… Ngoài những cách chế biến như đã nói ở trên, để đổi vị, người dân xóm chài thỉnh thoảng rủ nhau làm món cá cơm phết bột ăn kèm với cơm.

Để món ăn thêm phần bắt mắt, khi ăn xếp một lớp rau xà lách, một vài lát cà chua xuống đãi, rồi đặt những miếng cá cơm phết bột lên trên. Món ăn sẽ tròn vị hơn khi đi kèm chén nước mắm chua ngọt.

Cắn một miếng cá cơm phết bột còn nóng hổi, bạn sẽ cảm nhận được ngay vị ngọt của cá, vị thơm giòn của bột, vị cay cay của tiêu, vị béo của dầu… tất cả các hương vị đó hòa quyện vào nhau khiến món ăn trở nên ngon một cách khó tả.

Các địa điểm ăn món Cá Cơm Phết Bột Quảng Nam

Cao Lầu Hội An Quảng Nam
Món cao lầu là gì? Thực chất đây là món mì nổi tiếng tại Hội An, Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế.

Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
Món cao lầu là gì? Thực chất đây là món mì nổi tiếng tại Hội An, Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế.

Dù có một vài nét tương đồng với mì quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.

Các địa điểm ăn món Cao Lầu Hội An Quảng Nam

Cơm gà phố Hội Quảng Nam
Món ăn cơm gà là món ăn quen thuộc của vùng quê nào cũng có nhưng “cơm gà Hội An ” được chế biến rất độc đáo, rất riêng. Cơm gà ngon thì gạo và gà cũng phải được lựa chọn rất tỉ mỉ. Gạo là loại gạo dẻo, hạt đều nhau. Khi nấu, dưới thêm một chút mỡ gà. Gà làm sạch, được luộc chín tới, gà tơ thịt rất ngọt, mềm không bị dại. Bày ên đĩa một môi cơm nóng hổi, thịt gà xé, hành tây, rau răm, đu đủ bào ngâm giấm đường và cuối cùng rưới lên nước tương nấu lòng mề gà. Khi ăn, ăn cùng với tương đậu, tương ớt Hội An, một chút chanh mới đúng điệu.
Món ăn cơm gà là món ăn quen thuộc của vùng quê nào cũng có nhưng “cơm gà Hội An ” được chế biến rất độc đáo, rất riêng. Cơm gà ngon thì gạo và gà cũng phải được lựa chọn rất tỉ mỉ. Gạo là loại gạo dẻo, hạt đều nhau. Khi nấu, dưới thêm một chút mỡ gà. Gà làm sạch, được luộc chín tới, gà tơ thịt rất ngọt, mềm không bị dại. Bày ên đĩa một môi cơm nóng hổi, thịt gà xé, hành tây, rau răm, đu đủ bào ngâm giấm đường và cuối cùng rưới lên nước tương nấu lòng mề gà. Khi ăn, ăn cùng với tương đậu, tương ớt Hội An, một chút chanh mới đúng điệu.

Các địa điểm ăn món Cơm gà phố Hội Quảng Nam

Gà Đèo Le Quảng Nam
Trong các loại gà được xếp vào bậc ngon có tiếng của Việt Nam, người sành ăn không thể không nhắc tới gà đèo Le. Muốn ăn gà đèo Le đúng chuẩn, chắc chắn bạn phải đến đèo Le (gần suối Nước Mát – huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) để thưởng thức, bởi như người bản địa nói, gà đèo Le ngon và có tiếng như vậy là do được chế biến cùng mạch nước ngọt mát của suối Nước Mát (một địa danh du lịch nổi tiếng của Quế Sơn).

Gà đèo Le là giống gà tre, nuôi thả bộ tự nhiên hoàn toàn, mỗi con chỉ nặng khoảng 0,6 – 0,8 kg. Các món ăn từ gà khá đa dạng như nướng, hấp hành và rô ti… nhưng phổ biến nhất vẫn là luộc bởi món này nấu nhanh và đơn giản. Nhưng dù gọi món nào, gà ở đây cũng được phục vụ dưới dạng nguyên con với tạo hình cánh tiên rất hút mắt. Gà đeo Le được luộc cùng hành tím đập dập, khi đưa ra cho khách không thể thiếu rau răm, chút lá chanh xắt nhỏ cùng… kéo và bao tay nilon để khách tự cắt gà. Tuy không phục vụ đến tận... răng nhưng việc tự mình cắt hoặc xé gà thành miếng, trộn cùng rau răm rồi chấm muối tiêu và thưởng thức chắc chắn sẽ khiến món gà trở nên ngon hơn.
Trong các loại gà được xếp vào bậc ngon có tiếng của Việt Nam, người sành ăn không thể không nhắc tới gà đèo Le. Muốn ăn gà đèo Le đúng chuẩn, chắc chắn bạn phải đến đèo Le (gần suối Nước Mát – huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) để thưởng thức, bởi như người bản địa nói, gà đèo Le ngon và có tiếng như vậy là do được chế biến cùng mạch nước ngọt mát của suối Nước Mát (một địa danh du lịch nổi tiếng của Quế Sơn).

Gà đèo Le là giống gà tre, nuôi thả bộ tự nhiên hoàn toàn, mỗi con chỉ nặng khoảng 0,6 – 0,8 kg. Các món ăn từ gà khá đa dạng như nướng, hấp hành và rô ti… nhưng phổ biến nhất vẫn là luộc bởi món này nấu nhanh và đơn giản. Nhưng dù gọi món nào, gà ở đây cũng được phục vụ dưới dạng nguyên con với tạo hình cánh tiên rất hút mắt. Gà đeo Le được luộc cùng hành tím đập dập, khi đưa ra cho khách không thể thiếu rau răm, chút lá chanh xắt nhỏ cùng… kéo và bao tay nilon để khách tự cắt gà. Tuy không phục vụ đến tận... răng nhưng việc tự mình cắt hoặc xé gà thành miếng, trộn cùng rau răm rồi chấm muối tiêu và thưởng thức chắc chắn sẽ khiến món gà trở nên ngon hơn.

Các địa điểm ăn món Gà Đèo Le Quảng Nam

Gỏi Bòn Bon Tiên Phước Quảng Nam
Từ thành phố phố Tam Kỳ đi về hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến được trung tâm huyện Tiên Phước. Vào những ngày mùa đông này, trên khắp các con đường lành quanh co hay trong các chợ ở Tiên Phước đâu đâu cũng bán trái bòn bon.

Để làm gỏi bòn bon, người dân phải chọn loại quả to đều, chín mềm có màu vàng tươi, đó là lúc bòn bon chín cây thơm nức, cùi dày và giòn để làm gỏi.

Một số nguyên liệu đi kèm để làm nên món gỏi bòn bon là: thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, hành phi và một bắt nước mắm ngon.

Gỏi bòn bon đúng điệu Quảng Nam phải có vị chua chua, ngọt ngọt và vị cay ấm nồng. Làm bạn với món gỏi bòn bon này sẽ là bánh phồng tôm giòn tan hoặc bánh tráng nướng.
Từ thành phố phố Tam Kỳ đi về hướng Tây khoảng 25 km sẽ đến được trung tâm huyện Tiên Phước. Vào những ngày mùa đông này, trên khắp các con đường lành quanh co hay trong các chợ ở Tiên Phước đâu đâu cũng bán trái bòn bon.

Để làm gỏi bòn bon, người dân phải chọn loại quả to đều, chín mềm có màu vàng tươi, đó là lúc bòn bon chín cây thơm nức, cùi dày và giòn để làm gỏi.

Một số nguyên liệu đi kèm để làm nên món gỏi bòn bon là: thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, hành phi và một bắt nước mắm ngon.

Gỏi bòn bon đúng điệu Quảng Nam phải có vị chua chua, ngọt ngọt và vị cay ấm nồng. Làm bạn với món gỏi bòn bon này sẽ là bánh phồng tôm giòn tan hoặc bánh tráng nướng.

Các địa điểm ăn món Gỏi Bòn Bon Tiên Phước Quảng Nam

Măng núi trộn Quảng Nam
Khắp cánh rừng thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), có nhiều loại họ tre cho măng như: lồ ô (pa’oo), nứa (cr’đêê), tre (ơm), dang (ch’tang)… Mùa hái măng từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch), các phụ nữ, cô gái Cơ tu ở đây vào rừng từ sáng sớm để hái măng. Nguyên liệu làm món ăn này đương nhiên là những búp măng to bằng cổ chân được hái ở những vùng đồi núi, sau đó bóc vỏ, chỉ còn lại lớp thân trắng ngần. Đặc điểm của măng núi là mùi rất thơm, không đắng và luộc qua nước sôi vẫn không ngả sang màu vàng.

Điều đặc biệt ở món măng núi trộn này là không cần nước xốt, nước tương, tôm, thịt hay bất cứ thứ gì khác. Chỉ cần làm một bát nước mắm tỏi, ớt xiêm (loại ớt trái nhỏ, hạt nhiều, thường có ở vùng đồi núi Quảng Nam) thật cay nồng là đã đủ sức hấp dẫn. Để món ăn thêm mùi thơm và vị béo, lấy ít dầu phộng phi thơm với củ nén giã dập, đến khi nén ngả sang màu vàng là được.

Măng trộn là thực phẩm ưa thích của người dân Đông Giang. Bữa cơm dân dã cùng với đĩa măng trộn mang đầy hương vị quê nhà mà ai đã được thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên.
Khắp cánh rừng thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), có nhiều loại họ tre cho măng như: lồ ô (pa’oo), nứa (cr’đêê), tre (ơm), dang (ch’tang)… Mùa hái măng từ tháng 5 đến tháng 9 (âm lịch), các phụ nữ, cô gái Cơ tu ở đây vào rừng từ sáng sớm để hái măng. Nguyên liệu làm món ăn này đương nhiên là những búp măng to bằng cổ chân được hái ở những vùng đồi núi, sau đó bóc vỏ, chỉ còn lại lớp thân trắng ngần. Đặc điểm của măng núi là mùi rất thơm, không đắng và luộc qua nước sôi vẫn không ngả sang màu vàng.

Điều đặc biệt ở món măng núi trộn này là không cần nước xốt, nước tương, tôm, thịt hay bất cứ thứ gì khác. Chỉ cần làm một bát nước mắm tỏi, ớt xiêm (loại ớt trái nhỏ, hạt nhiều, thường có ở vùng đồi núi Quảng Nam) thật cay nồng là đã đủ sức hấp dẫn. Để món ăn thêm mùi thơm và vị béo, lấy ít dầu phộng phi thơm với củ nén giã dập, đến khi nén ngả sang màu vàng là được.

Măng trộn là thực phẩm ưa thích của người dân Đông Giang. Bữa cơm dân dã cùng với đĩa măng trộn mang đầy hương vị quê nhà mà ai đã được thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên.

Các địa điểm ăn món Măng núi trộn Quảng Nam

Món Ăn Xương Rồng Quảng Nam
Là loại cây sống ở những vùng đất khô cằn, xương rồng đang được tôn vinh là siêu thực phẩm mới. Bất ngờ món ăn từ loại cây gai góc này là đặc sản của người dân Quảng Nam.

Không chỉ làm gỏi hay xào, cây xương rồng còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, là món ăn buộc phải thử khi đặt chân đến Quảng Nam.

Ở những vùng đất có khí hậu khô hạn xuất hiện khá nhiều xương rồng, đặc biệt là tại miền Trung Việt Nam, cụ thể là đất Quảng Nam. Tại đây, cây xương rồng còn là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của vùng. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm, hấp dẫn bởi hương vị độc đáo và cách chế biến không quá cầu kỳ.

Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.

Nào là salad xương rồng, xương rồng xào tỏi, gỏi xương rồng, nước ép xương rồng … Hiện nay, có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ cây xương rồng.

Phổ biến nhất khi bạn có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Sau khi vắt ráo nước, xương rồng được đem xào với mỡ, gia giảm thêm chút nước mắm cho vừa miệng là có ngay món ngon đãi khách. Tùy vào từng gia đình hay từng nơi mà món ăn này được bổ sung thêm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như ớt, tôm hay thịt heo...

Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh những miếng xương rồng đã qua sơ chế là cá lóc hay cá trê cắt khúc được nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Ngoài canh chua xương rồng và xương rồng xào, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng. Vẫn là những miếng xương rồng đã luộc qua nhưng nay được thêm đậu phộng rang giòn, giã nhỏ rồi trộn đều là có ngay món gỏi thanh mát mà chẳng tốn thời gian.
Là loại cây sống ở những vùng đất khô cằn, xương rồng đang được tôn vinh là siêu thực phẩm mới. Bất ngờ món ăn từ loại cây gai góc này là đặc sản của người dân Quảng Nam.

Không chỉ làm gỏi hay xào, cây xương rồng còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, là món ăn buộc phải thử khi đặt chân đến Quảng Nam.

Ở những vùng đất có khí hậu khô hạn xuất hiện khá nhiều xương rồng, đặc biệt là tại miền Trung Việt Nam, cụ thể là đất Quảng Nam. Tại đây, cây xương rồng còn là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của vùng. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm, hấp dẫn bởi hương vị độc đáo và cách chế biến không quá cầu kỳ.

Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.

Nào là salad xương rồng, xương rồng xào tỏi, gỏi xương rồng, nước ép xương rồng … Hiện nay, có khoảng hơn 350 món ăn chế biến từ cây xương rồng.

Phổ biến nhất khi bạn có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Sau khi vắt ráo nước, xương rồng được đem xào với mỡ, gia giảm thêm chút nước mắm cho vừa miệng là có ngay món ngon đãi khách. Tùy vào từng gia đình hay từng nơi mà món ăn này được bổ sung thêm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như ớt, tôm hay thịt heo...

Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh những miếng xương rồng đã qua sơ chế là cá lóc hay cá trê cắt khúc được nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Ngoài canh chua xương rồng và xương rồng xào, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng. Vẫn là những miếng xương rồng đã luộc qua nhưng nay được thêm đậu phộng rang giòn, giã nhỏ rồi trộn đều là có ngay món gỏi thanh mát mà chẳng tốn thời gian.

Các địa điểm ăn món Món Ăn Xương Rồng Quảng Nam

Mực Cơm Biển Bãi Ngang Quảng Nam
Mùa mực cơm vùng biển bãi ngang Quảng Nam bắt đầu từ cuối tháng Ba đến hết tháng Tám, rộ nhất là vào tháng Năm. Mực cơm vào mùa thịt dày, vị ngọt, thơm ngon, là món hải sản rất được ưa chuộng mỗi khi mùa hè đến.

Mực cơm bãi ngang xứ Quảng tuy chỉ lớn hơn ngón tay cái người lớn một chút nhưng độ dai, ngon, ngọt và đậm đà hương vị biển thì không thể chê vào đâu được.

Sau khi mực được hấp chín sẽ được để nguyên trong rổ, chở đi bán tại các phiên chợ khắp trong tỉnh. Dù đường đi có xa xôi nhưng mực vẫn rất thơm ngon.

Mùa mực cơm vùng biển bãi ngang Quảng Nam bắt đầu từ cuối tháng Ba đến hết tháng Tám, rộ nhất là vào tháng Năm. Mực cơm vào mùa thịt dày, vị ngọt, thơm ngon, là món hải sản rất được ưa chuộng mỗi khi mùa hè đến.

Mực cơm bãi ngang xứ Quảng tuy chỉ lớn hơn ngón tay cái người lớn một chút nhưng độ dai, ngon, ngọt và đậm đà hương vị biển thì không thể chê vào đâu được.

Sau khi mực được hấp chín sẽ được để nguyên trong rổ, chở đi bán tại các phiên chợ khắp trong tỉnh. Dù đường đi có xa xôi nhưng mực vẫn rất thơm ngon.

Các địa điểm ăn món Mực Cơm Biển Bãi Ngang Quảng Nam

Mỳ Quảng Quảng Nam
Ở miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì lại định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Món dân dã ấy đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn Mì Quảng rất dân dã và bình dị nhưng nay trở thành đặc sản Quảng Nam. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì quảng. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi.

Mì Quảng Quảng Nam được chế biến từ gạo tuy nhiên hương vị và sắc thái lại có nét riêng biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi. Nhân mì thì khá đa dạng thường được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, cá...

Ăn mì Quảng không thể thiếu rau sống. Mà rau sống để ăn cùng mì Quảng cũng phải được chuẩn bị cầu kì không kém. Nếu như với những món ăn bình thường khác chỉ cần một dĩa rau với ít cọng bạc hà, xà lách để ăn kèm thì rau sống cho món ăn này cần tới 9 loại: bắp chuối, rau muống chẻ, giá, cải cay…Cũng có lẽ vì thế mà mì Quảng ăn không bị ngán hay cảm giác khô dù ít nước dùng. Một dĩa rau sống đủ loại, tươi non góp phần không nhỏ làm nên vị ngon cho bát mì.
Ở miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì lại định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Món dân dã ấy đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn Mì Quảng rất dân dã và bình dị nhưng nay trở thành đặc sản Quảng Nam. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì quảng. Tuy vậy, mì Quảng ở đâu cũng giữ được những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi.

Mì Quảng Quảng Nam được chế biến từ gạo tuy nhiên hương vị và sắc thái lại có nét riêng biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi. Nhân mì thì khá đa dạng thường được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, cá...

Ăn mì Quảng không thể thiếu rau sống. Mà rau sống để ăn cùng mì Quảng cũng phải được chuẩn bị cầu kì không kém. Nếu như với những món ăn bình thường khác chỉ cần một dĩa rau với ít cọng bạc hà, xà lách để ăn kèm thì rau sống cho món ăn này cần tới 9 loại: bắp chuối, rau muống chẻ, giá, cải cay…Cũng có lẽ vì thế mà mì Quảng ăn không bị ngán hay cảm giác khô dù ít nước dùng. Một dĩa rau sống đủ loại, tươi non góp phần không nhỏ làm nên vị ngon cho bát mì.

Các địa điểm ăn món Mỳ Quảng Quảng Nam

Nem nướng Quảng Nam
Có một món ăn được biết đến như đặc sản của người Quảng Nam mà bất cứ ai có dịp thử qua một lần thì đều nhớ mãi đó là nem nướng. Có lẽ bạn không biết nhưng nem nướng là một món ăn vặt khá được ưa chuộng ở nhiều nơi, nhưng ở mỗi nơi thì cách chế biến lại khác nhau.

Nguyên liệu làm món ăn này chỉ đơn giản là thịt heo quê tươi ngon, đa phần là nạc chỉ cho bám thêm một chút mỡ.

Từ lâu, món nem của người Quảng luôn níu chân thực khách phương xa bởi vị thơm ngon và đượm tình mến khách. Khách đến thăm nhà và chúc tết năm mới, gia chủ thường dọn món nem nướng, bên ly rượu nồng họ cùng nhau tâm tình và thưởng thức vị thơm ngon của món nem truyền thống này.
Có một món ăn được biết đến như đặc sản của người Quảng Nam mà bất cứ ai có dịp thử qua một lần thì đều nhớ mãi đó là nem nướng. Có lẽ bạn không biết nhưng nem nướng là một món ăn vặt khá được ưa chuộng ở nhiều nơi, nhưng ở mỗi nơi thì cách chế biến lại khác nhau.

Nguyên liệu làm món ăn này chỉ đơn giản là thịt heo quê tươi ngon, đa phần là nạc chỉ cho bám thêm một chút mỡ.

Từ lâu, món nem của người Quảng luôn níu chân thực khách phương xa bởi vị thơm ngon và đượm tình mến khách. Khách đến thăm nhà và chúc tết năm mới, gia chủ thường dọn món nem nướng, bên ly rượu nồng họ cùng nhau tâm tình và thưởng thức vị thơm ngon của món nem truyền thống này.

Các địa điểm ăn món Nem nướng Quảng Nam

Phở Sắn Quảng Nam
Nhiều bạn du lịch đến xứ Quảng thường tìm đường đến Quế Sơn, thăm làng phở sắn lừng danh ở các xã Quế Thuận, Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, thị trấn Đông Phú... Sắn sau khi thu hoạch được bỏ vỏ, thái thành lát mỏng đem phơi khô sử dụng quanh năm.

Phở sắn Quế Sơn thơm ngon, rất khó lẫn với bất cứ thứ quà quê nào bởi nguyên liệu được chắt lọc từ sự tinh túy nhất của cây sắn và quá trình chế biến được tích tụ tất cả cái khéo léo, đức tính chịu thương chịu khó của con người ở nơi không nhận được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên.

Từ sợi phở sắn, người Quế Sơn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó độc chiêu là phở trộn. Món phở sắn trộn có nhiều cách chế biến khác nhau, khi thì phở sắn trộn cùng vài lát thịt nạc, tôm tươi và ít rau thơm; khi chỉ cần ngâm phở vừa mềm, chan cùng nước mắm ớt chanh thêm ít bắp chuối là đủ ngon.

Nhưng ngon nhất vẫn là món phở nước. Cái vị dai dai, bùi bùi của sợi phở; vị ngọt của cá lóc đồng; giòn giòn của rau chuối cây non; mùi thơm của rau húng, quế, tía tô; vị cay cay của ớt xanh và béo béo của đậu phụng… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khá đặc trưng.
Nhiều bạn du lịch đến xứ Quảng thường tìm đường đến Quế Sơn, thăm làng phở sắn lừng danh ở các xã Quế Thuận, Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, thị trấn Đông Phú... Sắn sau khi thu hoạch được bỏ vỏ, thái thành lát mỏng đem phơi khô sử dụng quanh năm.

Phở sắn Quế Sơn thơm ngon, rất khó lẫn với bất cứ thứ quà quê nào bởi nguyên liệu được chắt lọc từ sự tinh túy nhất của cây sắn và quá trình chế biến được tích tụ tất cả cái khéo léo, đức tính chịu thương chịu khó của con người ở nơi không nhận được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên.

Từ sợi phở sắn, người Quế Sơn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó độc chiêu là phở trộn. Món phở sắn trộn có nhiều cách chế biến khác nhau, khi thì phở sắn trộn cùng vài lát thịt nạc, tôm tươi và ít rau thơm; khi chỉ cần ngâm phở vừa mềm, chan cùng nước mắm ớt chanh thêm ít bắp chuối là đủ ngon.

Nhưng ngon nhất vẫn là món phở nước. Cái vị dai dai, bùi bùi của sợi phở; vị ngọt của cá lóc đồng; giòn giòn của rau chuối cây non; mùi thơm của rau húng, quế, tía tô; vị cay cay của ớt xanh và béo béo của đậu phụng… Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị khá đặc trưng.

Các địa điểm ăn món Phở Sắn Quảng Nam

Rượu Hồng Đào Quảng Nam
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...”
Đó là câu ca dao về một vùng đất và một loại rượu nổi tiếng ấy đã đi vào tâm khảm biết bao người dân Quảng Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Rượu Hồng Đào đã có mặt trên thị trường từ những năm cuối thế kỷ 20. Ở đây có 4 loại rượu mang nhãn hiệu “Rượu Hồng Đào” gồm có Hồng Đào Tằm Công Tử, Hồng Đào Tứ Quý, Hồng Đào Linh Chi...

Rượu trong veo, màu hồng nhạt và có một mùi thơm rất đặc trưng. Khi đưa ly rượu lên kề môi, mùi thơm tỏa ra làm người uống không cưỡng lại được, phải uống ngay ly rượu như sợ mùi thơm quyến rũ kia bay đi mất. Khi rượu vừa chạm lưỡi, vị cay cay nồng lan tỏa khắp nơi, khi rượu vừa qua khỏi cổ thì lại có một vị ngọt thanh vương vấn thôi thúc người ta uống thêm ngụm nữa rồi ngụm nữa...

Hồng Đào không chỉ là rượu mà còn gói gắm trong đó ý tình sâu nặng của người xưa. Đó là lời nhắc nhớ tình quê hương, lời thề sắc son hẹn ước thêm đậm đà, sâu lắng. Dù bất cứ nơi đâu,bất cứ lúc nào Hồng Đào cũng sóng sánh ý tình, dạt dào cảm xúc.Rượu Hồng Đào là rượu lễ được dùng trong đám cưới ngày xưa ở vùng đất Quảng. là rượu Hồng Đào- rượu của tình yêu, của lứa đôi nồng thắm,.
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...”
Đó là câu ca dao về một vùng đất và một loại rượu nổi tiếng ấy đã đi vào tâm khảm biết bao người dân Quảng Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Rượu Hồng Đào đã có mặt trên thị trường từ những năm cuối thế kỷ 20. Ở đây có 4 loại rượu mang nhãn hiệu “Rượu Hồng Đào” gồm có Hồng Đào Tằm Công Tử, Hồng Đào Tứ Quý, Hồng Đào Linh Chi...

Rượu trong veo, màu hồng nhạt và có một mùi thơm rất đặc trưng. Khi đưa ly rượu lên kề môi, mùi thơm tỏa ra làm người uống không cưỡng lại được, phải uống ngay ly rượu như sợ mùi thơm quyến rũ kia bay đi mất. Khi rượu vừa chạm lưỡi, vị cay cay nồng lan tỏa khắp nơi, khi rượu vừa qua khỏi cổ thì lại có một vị ngọt thanh vương vấn thôi thúc người ta uống thêm ngụm nữa rồi ngụm nữa...

Hồng Đào không chỉ là rượu mà còn gói gắm trong đó ý tình sâu nặng của người xưa. Đó là lời nhắc nhớ tình quê hương, lời thề sắc son hẹn ước thêm đậm đà, sâu lắng. Dù bất cứ nơi đâu,bất cứ lúc nào Hồng Đào cũng sóng sánh ý tình, dạt dào cảm xúc.Rượu Hồng Đào là rượu lễ được dùng trong đám cưới ngày xưa ở vùng đất Quảng. là rượu Hồng Đào- rượu của tình yêu, của lứa đôi nồng thắm,.

Các địa điểm ăn món Rượu Hồng Đào Quảng Nam

Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Nam
Xem thêm bài viết
Kinh nghiệm du lịch phượt Quảng Nam

- Hướng dẫn du lịch.
- Đặc sản.
- Địa điểm du lịch.
- Bản đồ du lịch.